Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Đề thi học kì 2 KHTN 7 Kết nối tri thức - Đề số 4

Ở thực vật trên cạn, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra qua

Cuộn nhanh đến câu

Đề bài

A. Phần trắc nghiệm (7 điểm):

Câu 1. Ở thực vật trên cạn, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra qua

A. lục lạp của lá.                                                     B. khí khổng của lá.

C. mạch gỗ của thân.                                              D. mạch gỗ của lá.

Câu 2. Ở thực vật, hormone kích thích sự nở hoa là

A. hormone auxin.                                                   B. hormone cytokinin.

C. hormone etylen.                                                  D. hormone florigen.

Câu 3. Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể vì

A. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.

B. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất trong cơ thể.

C. tế bào có khả năng sinh sản để tạo ra các tế bào mới.

D. phần lớn hoạt động sống đều được diễn ra trong tế bào.

Câu 4. Chọn đáp án sai.

A. Từ phổ cho ta hình ảnh trực quan về từ trường.

B. Đường sức từ chính là hình ảnh cụ thể của từ trường.

C. Vùng nào các đường mạt sắt sắp xếp mau thì từ trường ở đó yếu.

D. Cả A và B đúng.

Câu 5. Phát biểu nào không đúng khi nói về cơ quan sinh sản ở thực vật có hoa?

A. Nhị là cơ quan sinh ra yếu tố đực của hoa.

B. Nhụy là cơ quan sinh ra yếu tố cái của hoa.

C. Dựa vào số cánh hoa, hoa được phân loại thành hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.

D. Hoa lưỡng tính là hoa có cả nhị lẫn nhụy trên cùng một hoa.

Câu 6. Khi đặt chậu cây cạnh cửa sổ, ngọn cây sẽ mọc hướng ra bên ngoài cửa sổ. Tác nhân gây ra hiện tượng cảm ứng này là

A. cửa sổ.                                                                B. ánh sáng.                   

C. độ ẩm không khí.                                                 D. nồng độ oxygen.

Câu 7. Trong cơ thể người, nước và chất dinh dưỡng được vận chuyển đến các tế bào và các cơ quan trong cơ thể thông qua hoạt động của

A. hệ tuần hoàn.              B. hệ hô hấp.                   C. hệ bài tiết.                  D. hệ thần kinh.

Câu 8. Chọn đáp án sai.

A. Từ phổ cho ta hình ảnh trực quan về từ trường.

B. Đường sức từ chính là hình ảnh cụ thể của từ trường.

C. Vùng nào các đường mạt sắt sắp xếp mau thì từ trường ở đó yếu.

D. Cả A và B đúng.

Câu 9. Ở các vườn trồng cây như nhãn, vải, xoài người ta thường kết hợp nuôi ong vì

A. ong giúp ngăn chặn tình trạng rụng quả sớm.

B. quá trình ong hút mật giúp thụ phấn cho cây ăn quả.

C. quá trình ong hút mật giúp quả của cây tăng độ ngọt.

D. ong giúp xua đuổi những loài côn trùng có hại cho cây.

Câu 10. Trẻ em không được tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng dễ mắc phải bệnh nào sau đây?

A. Bệnh quáng gà.                                                  B. Bệnh bướu cổ.

C. Bệnh suy tim.                                                     D. Bệnh còi xương.

Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tập tính của động vật?

A. Tập tính của động vật rất đa dạng và phức tạp.

B. Tập tính chỉ xuất hiện ở những động vật bậc cao của lớp Thú.

C. Tập tính đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống.

D. Tập tính liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống của động vật.

Câu 12. Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây?

A. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ.

B. Khi bị nung nóng thì có thể hút các vụn sắt.

C. Có thể hút các vật bằng sắt.

D. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt.

Câu 13. Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được hình thành

A. từ rễ của cây.

B. từ một phần của thân cây.

C. từ lá của cây.

D. từ một phần cơ quan sinh dưỡng của cây.

Câu 14. Trong thực tiễn, cây ăn quả lâu năm thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành vì

A. dễ trồng và tốn ít công chăm sóc.

B. giúp nhân giống nhanh và nhiều, tránh được sâu bệnh gây hại.

C. giúp tăng thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.

D. giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.

Câu 15. Hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra chủ yếu ở những cấp độ nào sau đây?

A. Tế bào và mô.                                                    B. Tế bào và cơ thể.

C. Mô và cơ quan.                                                   D. Mô và cơ thể.

Câu 16. Trong học tập, người ta có thể vận dụng tập tính để

A. tìm ra thời điểm học tập trong ngày phù hợp nhất đối với mỗi cá nhân để nâng cao kết quả học tập.

B. tạo ra không gian học tập thoải mái và phù hợp nhất đối với mỗi cá nhân để nâng cao kết quả học tập.

C. nâng cao kết quả học tập, hình thành một số thói quen tốt và xóa bỏ những thói quen không tốt.

D. tìm ra phương pháp kéo dài thời gian tập trung học tập của mỗi cá nhân để nâng cao kết quả học tập.

Câu 17. Hiện tượng hướng ánh sáng có thể được ứng dụng trong thực tiễn như thế nào?

A. Cây nho leo giàn.                                              B. Uốn cây bonsai

C. Kích thích hạt mẩy ở lúa                                    D. Kích thích nảy mầm ở đậu tương

Câu 18. Chúng ta cần phải bảo vệ những loài côn trùng có lợi không phải vì lí do nào sau đây?

A. Vì một số loài côn trùng giúp tăng tỉ lệ đậu hoa.

B. Vì một số loài côn trùng hỗ trợ thụ phấn tự nhiên cho hoa.

C. Vì một số loài côn trùng là thiên địch bảo vệ mùa màng trong nông nghiệp.

D. Vì một số loài côn trùng đem lại nguồn lợi ích kinh tế cho con người.

Câu 19. Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính:

A. Học được                                                             B. Bẩm sinh
C. Hỗn hợp                                                              D.Vừa bẩm sinh, vừa hỗn hợp

Câu 20. Biến thái là sự thay đổi:

A. Đột ngột về hình thái, cấu tạo và từ từ về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng
B.Từ từ về hình thái, cấu tạo và đột ngột về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng
C. Đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng

D. Từ từ về hình thái, cấu tạo và về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng

Câu 21. Hiện tượng bú mẹ là một tập tính đặc trưng của con non ở người và các loài động vật có vú. Theo em hiện tượng này được xếp vào loại:

A. tập tính bẩm sinh                 

B. tập tính học được

C. Cảm ứng ở sinh vật

D. Vừa là tập tính bẩm sinh, vừa là tập tính học được

Câu 22. Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của:

A. các hệ cơ quan trong cơ thể
B. cơ thể do tăng kích thước và số lượng tế bào
C. các mô trong cơ thể
D. các cơ quan trong cơ thể

Câu 23. Mô phân sinh bên có vai trò

A. làm tăng chiều dài của lá.
B. làm tăng chiều dài của lóng.
C. giúp thân, cành và rễ tăng lên về chiều ngang.
D. giúp thân, cành và rễ tăng lên về chiều dài.

Câu 24. Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật?

A. Sự tăng kích thước của cành.                                B. Hạt nảy mầm.
C. Cây mầm ra lá.                                                    D. Cây ra hoa.

Câu 25. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của ếch diễn ra theo trình tự nào sau đây?

A. Trứng đã thụ tinh → Ấu trùng → Ếch trưởng thành.
B. Ấu trùng → Trứng đã thụ tinh → Ếch trưởng thành.
C. Ếch đã trưởng thành → Nhộng → Ấu trùng → Trứng nở.
D. Trứng nở → Nhộng → Ấu trùng → Ếch trưởng thành.

Câu 26. Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ vị thành niên nên bổ sung nước theo tỉ lệ 40 mL/kg cân nặng. Dựa vào khuyến nghị trên, em hãy tính lượng nước mà một học sinh lớp 8 có cân nặng 50 kg cần uống trong một ngày.

A. 2 000 mL.                   B. 1 500 mL.                   C. 1000 mL.                    D. 3 000 mL.

Câu 27. Các chất kích thích nhân tạo được sử dụng để

A. kích thích cây tăng cường hô hấp.
B. kích thích cây ra rễ, ra hoa, thúc hạt và củ nảy mầm.
C. duy trì hình dáng của cây.
D. thúc đẩy quá trình quang hợp và thoát hơi nước của cây.

Câu 28. Phát biểu nào đúng khi nói về loại mô phân sinh ở thân của thực vật?

A. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm.
B. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm.
C. Mô phân sinh bên có ở thân cây Một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm.
D. Mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm.

B. Phần tự luận (3 điểm)

Câu 1 (2 điểm) Tập tính là gì? Nêu vai trò của tập tính ở động vật.

Câu 2 (1 điểm) Vì sao khi nuôi cá trong bể kính, mỗi khi thay nước mới thì người ta thường chỉ thay khoảng 2/3 lượng nước, giữ lại 1/3 lượng nước cũ trong bể?


Đáp án

1. B

2. D

3. A

4. A

5. C

6. B

7. A

8. C

9. B

10. D

11. B

12. C

13. D

14. D

15. B

16. C

17. B

18. D

19. B

20. C

21. A

22. B

23. C

24. A

25. A

26. A

27. B

28. D

Câu 1. 

Ở thực vật trên cạn, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra qua

A. lục lạp của lá.                                                     B. khí khổng của lá.

C. mạch gỗ của thân.                                              D. mạch gỗ của lá.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về động vật thân mềm

Khái niệm về phân bố hạt trứng

Khái niệm về sinh sản bằng phân đốt | Các loại sinh sản bằng phân đốt | Tính chất của sinh sản bằng phân đốt | Ví dụ về sinh sản bằng phân đốt

Phương thức sinh sản hỗn hợp và loại sinh sản trong tự nhiên Nội dung này không chứa đủ thông tin để tạo thành meta title.

Đặc điểm chung của các loài động vật thân mềm

Tác động từ môi trường bên ngoài - Quản lý và hiểu tác động từ môi trường để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của tổ chức và cá nhân. Tác động của khí thải - Ô nhiễm không khí và sức khỏe con người do khí thải từ xe cộ và nhà máy công nghiệp. Tác động của rác thải - Ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người do rác thải. Tác động của biến đổi khí hậu - Tác động lên môi trường, động vật, thực vật và sức khỏe con người. Giải pháp quản lý tác động từ môi trường - Giảm thiểu khí thải và rác thải, bảo vệ đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Khái niệm về tăng tốc độ sinh sản

Khái niệm về giảm chi phí sinh sản

Giới thiệu về đảm bảo sự giống nhau của con cái và tầm quan trọng trong sinh sản. Cơ chế và quá trình đảm bảo sự giống nhau của con cái trong quá trình phân tử. Các yếu tố ảnh hưởng đến đảm bảo sự giống nhau của con cái như đột biến gen, sự khác biệt giữa tế bào trứng và tinh trùng, và ảnh hưởng của môi trường. Các phương pháp xác định sự giống nhau của con cái như kiểm tra ADN và phép thử gen học.

Khái niệm về đối tác sinh sản

Xem thêm...
×