Đề thi học kì 2 Văn 10- Chân trời sáng tạo
Đề thi học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo - Đề số 6
Đề thi học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo - Đề số 7 Đề thi học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo - Đề số 8 Đề thi học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo - Đề số 9 Đề thi học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo - Đề số 10 Đề thi học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo - Đề số 11 Đề thi học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo - Đề số 12 Đề thi học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo - Đề số 13 Đề thi học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo - Đề số 14 Đề thi học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo - Đề số 15 Đề cương ôn tập học kì 2 Văn 10 - Chân trời sáng tạo Đề thi học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo - Đề số 5 Đề thi học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo - Đề số 4 Đề thi học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo - Đề số 3 Đề thi học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo - Đề số 2 Đề thi học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo - Đề số 1Đề thi học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo - Đề số 6
Đề thi học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo đề số 6 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề thi
I. ĐỌC HIỂU (6đ)
Học sinh đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi phía dưới
Thuật hứng 24
Công danh đã được hợp (1) về nhàn,
Lành dữ âu chi (2) thế nghị (3) khen.
Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Đìa thanh (4) phát cỏ ương sen.
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc (5),
Thuyền chở yên hà (6) nặng vạy (7) then.
Bui có một lòng trung lẫn (9) hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen. (10)
(Thuật hứng 24 – Nguyễn Trãi, Trích Luận đề về Nguyễn Trãi, NXB Thanh niên, 2003, tr.87)
(1) Hợp: Tiếng cổ có nghĩa là đáng, nên
(2) Âu chi: Lo chi
(3) Nghị: dị nghị ở đây hiểu là chê
(4) Đìa thanh: đìa là vũng nước ngoài đồng. Thanh là trong
(5) Đầy qua nóc: đầy quá nóc nhà, nóc kho
(6) Yên hà: khói, ráng
(7) Vạy: oằn, cong. Nặng vạy then: chở nặng làm thang thuyền oằn xuống
(8) Bui: tiếng cổ, nghĩa là chỉ có
(9) Lẫn: (hoặc lễn, miễn): tiếng cổ nghĩa là với hoặc và
(10) Mài chăng khuyết… mài cũng không mòn, nhuộm cũng không đen: Ý nói lòng trung hiếu bền vững
Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ tự do
B. Thơ thất ngôn xen lục ngôn
C. Thơ thất ngôn
D. Thơ thất ngôn bát cú
Câu 2: Cặp từ trái nghĩa trong câu thơ thứ hai Lành dữ âu chi thế nghị khen là cặp từ nào?
A. Khen - chê
B. Lành - khen
C. Lành – dữ
D. Lành – dữ và khen - chê
Câu 3: Trong 2 câu thực: Ao cạn vớt bèo cấy muống – Đìa thanh phát cỏ ương sen, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A. Đối
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. Liệt kê
Câu 4: Trong hai câu luận: Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc – Thuyền chở yên hà nặng vạy then, tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật gì?
A. Nhân hóa và so sánh
B. So sánh và ẩn dụ
C. Đối và phóng đại
D. Nhân hóa và đối
Câu 5: Hai câu thơ kết cho ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn gì ở nhà thơ Nguyễn Trãi?
A. Tấm lòng trung hiếu (lòng yêu nước, thương dân), kiên trì với lí tưởng yêu nước thương dân…
B. Tâm hồn thanh cao, lối sống thanh nhàn, hòa hợp với tự nhiên
C. Bất mãn với cuộc sống nghèo khổ ở chốn nông thôn, chán ghét thực tại
D. Tâm hồn yêu thiên nhiên, muốn sống cuộc đời ẩn dật, thanh cao chốn làng quê
Câu 6: Trong bài thơ có mấy câu thơ lục ngôn?
A. 1 câu
B. 2 câu
C. 3 câu
D. 4 câu
Câu 7: Từ “phong nguyệt” trong câu thơ Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc được hiểu là gì?
A. Có nghĩa là gió trăng
B. Có nghĩa là mây gió
C. Có nghĩa là gió lớn
D. Có nghĩa là trăng sáng
Câu 8: Hình ảnh hai câu thơ: Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc – Thuyền chở yên hà nặng vạy then cho thấy điều gì trong con người Nguyễn Trãi?
A. Một con người gần gũi, gắn bó với thiên nhiên, yêu quê hương tha thiết
B. Một con người nghệ sĩ có tâm hồn lãng mạn, phóng khoáng
C. Một người nông dân gắn bó với cuộc sống giản dị nơi làng quê
D. Vừa là một con người gần gũi, gắn bó với thiên nhiên, yêu quê hương tha thiết, vừa là một người nghệ sĩ có tâm hồn lãng mạn, phóng khoáng
Câu 9: Nêu suy nghĩ của em về 2 câu thơ đầu của bài thơ:(1đ)
Công danh đã được hợp về nhàn,
Lành dữ âu chi thế nghị khen.
Câu 10: Em có đồng tình với quan niệm của Nguyễn Trãi: Công danh đã được hợp về nhàn không? Vì sao?(1đ)
II. VIẾT (4đ)
Bài thơ Thuật hứng 24 của Nguyễn Trãi gợi anh/chị nghĩ đến phẩm chất quan trọng nào của con người? Hãy viết bài văn bàn về ý nghĩa của phẩm chất đó
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đáp án
Phần I. ĐỌC HIỂU
Câu 1(0.5đ) |
Câu 2 (0.5đ) |
Câu 3(0.5đ) |
Câu 4(0.5đ) |
Câu 5(0.5đ) |
Câu 6(0.5đ) |
Câu 7(0.5đ) |
Câu 8 (0.5đ) |
C |
C |
D |
C |
A |
C |
A |
D |
Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? A. Thơ tự do B. Thơ thất ngôn xen lục ngôn C. Thơ thất ngôn D. Thơ thất ngôn bát cú |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Nhớ lại kiến thức về thể thơ
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365