Bài 3. Các tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm Toán 11 Cùng khám phá
Lý thuyết Các tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm - SGK Toán 11 Cùng khám phá
Giải mục 1 trang 135, 136 SGK Toán 11 tập 1 - Cùng khám phá Giải mục 2 trang 136, 137, 138 SGK Toán 11 tập 1 - Cùng khám phá Giải mục 3 trang 139 SGK Toán 11 tập 1 - Cùng khám phá Bài 5.7 trang 141 SGK Toán 11 tập 1 - Cùng khám phá Bài 5.8 trang 141 SGK Toán 11 tập 1 - Cùng khám phá Bài 5.9 trang 141 SGK Toán 11 tập 1 - Cùng khám phá Bài 5.10 trang 141 SGK Toán 11 tập 1 - Cùng khám pháLý thuyết Các tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm - SGK Toán 11 Cùng khám phá
I. Nhóm chứa trung vị
I. Nhóm chứa trung vị
Nhóm chứa trung vị của mẫu số liệu ghép nhóm là nhóm đầu tiên có tần số tích lũy lớn hơn hoặc bằng N2, trong đó N là cỡ mẫu.
II. công thức tính trung vị của mẫu số liệu ghép nhóm
Me=Lm+N2−Tnm.h
Trong đó:
* Ý nghĩa: Trung vị của mẫu số liệu ghép nhóm là giá trị xấp xỉ cho trung vị của mẫu số liệu và có thể sử dụng làm giá trị đại diện cho mẫu số liệu.
III. Công thức tính các tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm
Công thức tính các tứ phân vị Q1,Q2,Q3 của mẫu số liệu ghép nhóm:
Nhóm chứa Qi(i=1,2,3) là nhóm đầu tiên có tần số tích lũy lớn hơn hoặc bằng iN4 và
Qi=Li+i.N4−Tini.h
Trong đó:
* Lưu ý: Trong trường hợp các nhóm có độ dài bằng nhau thì h giống nhau với mọi nhóm.
* Ý nghĩa:
- Tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm là giá trị xấp xỉ của tứ phân vị của mẫu số liệu.
- Các tứ phân vị Q1,Q2,Q3 chia mẫu số liệu ghép nhóm thành 4 phần có số liệu bằng nhau. Các tứ phân vị cho ta một hình ảnh về sự phân bố của mẫu số liệu. Dựa vào các tứ phân vị, ta có thể biết số liệu tập trung ít hay nhiều quanh trung vị.
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365