Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Châu Chấu Đỏ
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Đề thi giữa kì 1 Sinh 10 Kết nối tri thức - Đề số 10

Câu 1: Học thuyết tế bào không có nội dung nào sau đây?

Cuộn nhanh đến câu

Đề bài

Phần trắc nghiệm (7 điểm):

Câu 1: Học thuyết tế bào không có nội dung nào sau đây?

A. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
B. Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có trước.
C. Tế bào chứa DNA, thông tin di truyền được truyền từ tế bào này sang tế bào khác trong quá trình phân chia.
D. Sự chuyển hóa vật chất diễn ra ở bên ngoài tế bào nhưng sự chuyển hóa năng lượng lại diễn ra ở trong tế bào.

Câu 2: Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ

A. một hoặc nhiều tế bào.
B. một hoặc nhiều mô.
C. một hoặc nhiều cơ quan.
D. một hoặc nhiều hệ cơ quan.

Câu 3: Mọi hoạt động sống của cơ thể là tổng hợp các hoạt động sống của tế bào. Điều này chứng minh nhận định nào sau đây?

A. Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể.
B. Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
C. Tế bào là đơn vị bảo vệ của cơ thể.
D. Tế bào là đơn vị điều tiết của cơ thể.

Câu 4: Ở người, tế bào da sinh ra các tế bào da mới có đặc điểm

A. khác hoàn toàn tế bào ban đầu.
B. có kích thước lớn hơn nhiều so với tế bào ban đầu.
C. giống với tế bào ban đầu.
D. có chức năng khác tế bào ban đầu.

Câu 5: Trong số các nguyên tố hóa học, cơ thể người cần khoảng bao nhiêu nguyên tố?

A. 65 nguyên tố.
B. 45 nguyên tố.
C. 35 nguyên tố.
D. 25 nguyên tố.

Câu 6: Vai trò nào sau đây không phải là vai trò của nước đối với tế bào và cơ thể?

A. Là dung môi hòa tan nhiều hợp chất.
B. Tham gia trực tiếp vào nhiều phản ứng hóa học.
C. Cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoạt động sống của tế bào.
D. Điều hòa nhiệt độ tế bào và cơ thể.

Câu 7: Nguyên tố nào trong số các nguyên tố sau đây đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể con người?

A. Sắt (Fe).
B. Nickel (Ni).
C. Aluminium (Al).
D. Lithium (Li).

Câu 8: Nước là dung môi hòa tan nhiều chất khác vì

A. các phân tử nước liên kết chặt với nhau.
B. các phân tử nước hình thành liên kết hydrogen với các chất.
C. các phân tử nước hình thành liên kết cộng hóa trị với các chất.
D. các phân tử nước bay hơi ở nhiệt độ cao.

Câu 9: Các phân tử sinh học chính của cơ thể người bao gồm

A. carbohydrate, glucose, acid béo.
B. carbohydrate, lipid, glycogen, acid béo.
C. carbohydrate, lipid, protein và các nucleic acid.
D. carbohydrate, lipid, chitin.

Câu 10: Phospholipid có chức năng chủ yếu là

A. cấu tạo nên diệp lục ở lá cây.
B. cấu trúc của màng sinh chất.
C. cấu tạo nên nhân tế bào.
D. cấu tạo nên bộ xương ngoài của nhiều loài.

Câu 11: Đơn phân của protein là

A. glucose.
B. acid béo.
C. amino acid.
D. nucleotide.

Câu 12: Protein không thực hiện các chức năng nào trong các chức năng sau đây?

A. Là chất dự trữ năng lượng chủ yếu trong tế bào.
B. Xúc tác cho các phản ứng hóa học trong tế bào.
C. Liên kết với phân tử tín hiệu trong quá trình truyền thông tin giữa các tế bào.
D. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất.

Câu 13: Loại thực phẩm nào sau đây có chứa nhiều sucrose?

A. Cà chua, bông cải xanh.
B. Thịt, cá, trứng.
C. Sữa, sữa chua.
D. Mía, củ cải đường.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây đúng khi mô tả về một phân tử DNA?

A. Phân tử DNA chứa uracil.
B. Phân tử DNA thường có cấu trúc xoắn kép.
C. Mỗi nucleotide của phân tử DNA chứa ba nhóm phosphate.
D. Phân tử DNA được cấu tạo từ hai mươi loại nucleotide khác nhau.

Phần tự luận (3 điểm)

Câu 1 (1 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Khả năng tự điều chỉnh quyết định khả năng sống sót của cơ thể sinh vật”. Theo em, ý kiến đó là đúng hay sai? Giải thích.

Câu 2 (1 điểm): Vì sao carbon là nguyên tố quan trọng trong cấu tạo các phân tử sinh học của tế bào?

Câu 3 (1 điểm): Khi chế biến salad, việc trộn dầu thực vật vào rau sống có tác dụng gì đối với sự hấp thu chất dinh dưỡng? Giải thích?

-------- Hết --------


Đáp án

Phần trắc nghiệm (7 điểm):

1. D

2. A

3. B

4. C

5. D

6. C

7. A

8. B

9. C

10. B

11. C

12. A

13. D

14. B

Câu 1: Học thuyết tế bào không có nội dung nào sau đây?

A. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
B. Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có trước.
C. Tế bào chứa DNA, thông tin di truyền được truyền từ tế bào này sang tế bào khác trong quá trình phân chia.
D. Sự chuyển hóa vật chất diễn ra ở bên ngoài tế bào nhưng sự chuyển hóa năng lượng lại diễn ra ở trong tế bào.

Phương pháp:

D – Sai. Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng đều diễn ra ở bên trong tế bào.

Lời giải chi tiết:

Chọn D

Câu 2: Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ

A. một hoặc nhiều tế bào.
B. một hoặc nhiều mô.
C. một hoặc nhiều cơ quan.
D. một hoặc nhiều hệ cơ quan.

Phương pháp:

Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào, tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể sống.

Lời giải chi tiết:

Chọn A

Câu 3: Mọi hoạt động sống của cơ thể là tổng hợp các hoạt động sống của tế bào. Điều này chứng minh nhận định nào sau đây?

A. Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể.
B. Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
C. Tế bào là đơn vị bảo vệ của cơ thể.
D. Tế bào là đơn vị điều tiết của cơ thể.

Phương pháp:

Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì mọi hoạt động sống của cơ thể là tổng hợp các hoạt động sống của tế bào.

Lời giải chi tiết:

Chọn B

Câu 4: Ở người, tế bào da sinh ra các tế bào da mới có đặc điểm

A. khác hoàn toàn tế bào ban đầu.
B. có kích thước lớn hơn nhiều so với tế bào ban đầu.
C. giống với tế bào ban đầu.
D. có chức năng khác tế bào ban đầu.

Phương pháp:

Ở người, tế bào da sinh ra các tế bào da mới có đặc điểm giống với tế bào ban đầu. Vì tế bào được sinh ra từ tế bào có trước nhờ quá trình phân chia của tế bào.

Lời giải chi tiết:

Chọn C

Câu 5: Trong số các nguyên tố hóa học, cơ thể người cần khoảng bao nhiêu nguyên tố?

A. 65 nguyên tố.
B. 45 nguyên tố.
C. 35 nguyên tố.
D. 25 nguyên tố.

Phương pháp:

Trong số các nguyên tố hóa học trong tự nhiên, có khoảng 20 – 25% các nguyên tố cần thiết cho sinh vật → Cơ thể người cần khoảng 25 nguyên tố.

Lời giải chi tiết:

Chọn D

Câu 6: Vai trò nào sau đây không phải là vai trò của nước đối với tế bào và cơ thể?

A. Là dung môi hòa tan nhiều hợp chất.
B. Tham gia trực tiếp vào nhiều phản ứng hóa học.
C. Cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoạt động sống của tế bào.
D. Điều hòa nhiệt độ tế bào và cơ thể.

Phương pháp:

C – Sai. Nước không có vai trò cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.

Nước có vai trò quan trọng như: là dung môi hòa tan nhiều hợp chất, làm môi trường phản ứng và môi trường vận chuyển, tham gia trực tiếp vào nhiều phản ứng hóa học, đóng vai trò điều hòa nhiệt độ tế bào và cơ thể.

Lời giải chi tiết:

Chọn C

Câu 7: Nguyên tố nào trong số các nguyên tố sau đây đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể con người?

A. Sắt (Fe).
B. Nickel (Ni).
C. Aluminium (Al).
D. Lithium (Li).

Phương pháp:

Trong các nguyên tố trên, Sắt (Fe) là nguyên tố đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể người. Sắt có tác dụng trong tổng hợp hemoglobin (chất vận chuyển oxygen cho các tế bào trong cơ thể) và myoglobin (chất dự trữ oxygen cho cơ thể). Ngoài ra sắt còn tham gia vào thành phần một số enzyme oxi hoá khử, đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai, sắt giúp tạo nên một thai kì khỏe mạnh và an toàn.

Lời giải chi tiết:

Chọn A

Câu 8: Nước là dung môi hòa tan nhiều chất khác vì

A. các phân tử nước liên kết chặt với nhau.
B. các phân tử nước hình thành liên kết hydrogen với các chất.
C. các phân tử nước hình thành liên kết cộng hóa trị với các chất.
D. các phân tử nước bay hơi ở nhiệt độ cao.

Phương pháp:

Nước là dung môi hoà tan hầu hết các chất cần thiết cho sự sống vì các phân tử nước có tính phân cực. Do tính phân cực, các phân tử nước có sự hấp dẫn tĩnh điện với nhau. Sự hấp dẫn tĩnh điện của các phân tử nước được tạo nên bởi mối liên kết hydrogen. Liên kết hydrogen là các liên kết yếu do vậy chúng có thể dễ dàng hình thành và phá vỡ. Vì vậy, các phân tử nước có thể liên kết với các phân tử phân cực khác, dẫn đến sự hòa tan các chất.

Lời giải chi tiết:

Chọn B

Câu 9: Các phân tử sinh học chính của cơ thể người bao gồm

A. carbohydrate, glucose, acid béo.
B. carbohydrate, lipid, glycogen, acid béo.
C. carbohydrate, lipid, protein và các nucleic acid.
D. carbohydrate, lipid, chitin.

Phương pháp:

Các phân tử sinh học chính của cơ thể người bao gồm: carbohydrate, protein, nucleic acid, lipid.

Lời giải chi tiết:

Chọn C

Câu 10: Phospholipid có chức năng chủ yếu là

A. cấu tạo nên diệp lục ở lá cây.
B. cấu trúc của màng sinh chất.
C. cấu tạo nên nhân tế bào.
D. cấu tạo nên bộ xương ngoài của nhiều loài.

Phương pháp:

Chức năng chủ yếu của phospholipid là tham gia cấu trúc màng sinh chất.

Lời giải chi tiết:

Chọn B

Câu 11: Đơn phân của protein là

A. glucose.
B. acid béo.
C. amino acid.
D. nucleotide.

Phương pháp:

Đơn phân của protein là amino acid, có khoảng 20 loại amino acid tham gia cấu tạo protein.

Lời giải chi tiết:

Chọn C

Câu 12: Protein không thực hiện các chức năng nào trong các chức năng sau đây?

A. Là chất dự trữ năng lượng chủ yếu trong tế bào.
B. Xúc tác cho các phản ứng hóa học trong tế bào.
C. Liên kết với phân tử tín hiệu trong quá trình truyền thông tin giữa các tế bào.
D. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất.

Phương pháp:

Trong tế bào, carbohydrate mới là chất dự trữ năng lượng chủ yếu. Còn protein không phải là chất dự trữ năng lượng chủ yếu mà chỉ tham gia cung cấp năng lượng cho tế bào trong trường hợp thiếu hụt carbohydrate.

Lời giải chi tiết:

Chọn A

Câu 13: Loại thực phẩm nào sau đây có chứa nhiều sucrose?

A. Cà chua, bông cải xanh.
B. Thịt, cá, trứng.
C. Sữa, sữa chua.
D. Mía, củ cải đường.

Phương pháp:

Các loại quả, mía, củ cải đường là các loại thực phẩm chứa nhiều sucrose.

Lời giải chi tiết:

Chọn D

Câu 14: Phát biểu nào sau đây đúng khi mô tả về một phân tử DNA?

A. Phân tử DNA chứa uracil.
B. Phân tử DNA thường có cấu trúc xoắn kép.
C. Mỗi nucleotide của phân tử DNA chứa ba nhóm phosphate.
D. Phân tử DNA được cấu tạo từ hai mươi loại nucleotide khác nhau.

Phương pháp:

A - Sai. Phân tử DNA chứa 4 loại đơn phân là A, T, G, C không chứa U.

B - Đúng. Phân tử DNA ở sinh vật có cấu trúc xoắn kép.

C - Sai. Mỗi nucleotide của phân tử DNA chỉ chứa 1 nhóm phosphate.

D - Sai. Phân tử DNA được cấu tạo từ 4 loại nucleotide khác nhau.

Lời giải chi tiết:

Chọn B

Phần tự luận (3 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Khả năng tự điều chỉnh quyết định khả năng sống sót của cơ thể sinh vật”. Theo em, ý kiến đó là đúng hay sai? Giải thích.

Phương pháp:

HS tự đưa ra ý kiến

Lời giải chi tiết:

Ý kiến đó là đúng. Vì khả năng tự điều chỉnh nhằm đảm bảo duy trì và điều hòa các hoạt động sống trong hệ thống để tồn tại và phát triển, nếu khả năng tự điều chỉnh bị trục trặc thì có thể gây bệnh cho cơ thể, thậm chí khiến cơ thể bị tử vong nhanh chóng.

Câu 2 (1,0 điểm): Vì sao carbon là nguyên tố quan trọng trong cấu tạo các phân tử sinh học của tế bào?

Phương pháp:

Vai trò của các thành phần cấu tạo tế bào

Lời giải chi tiết:

Carbon là nguyên tố quan trọng trong cấu tạo các phân tử sinh học của tế bào vì:

- Carbon tạo mạch xương sống của các phân tử sinh học.

- Carbon có thể tạo các loại liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử carbon khác và các nguyên tử khác như liên kết đơn, liên kết đôi và các mạch carbon như mạch thẳng, mạch nhánh, mạch vòng từ đó tạo nên sự đa dạng về cấu trúc của các phân tử sinh học.

Câu 3 (1,0 điểm): Khi chế biến salad, việc trộn dầu thực vật vào rau sống có tác dụng gì đối với sự hấp thu chất dinh dưỡng? Giải thích?

Phương pháp:

Dầu thực vật là một loại triglyceride. 

Lời giải chi tiết:

Dầu thực vật là một loại triglyceride. Triglyceride là dung môi hòa tan nhiều vitamin A, D, E, K → Khi chế biến salad, việc trộn dầu thực vật vào rau sống giúp cho quá trình hấp thụ các vitamin này trong rau sống được tối đa.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về dầm cầu và vai trò trong kết cấu công trình. Các loại dầm cầu phổ biến và cấu trúc của chúng. Quy trình tính toán và thiết kế dầm cầu. Vật liệu và kỹ thuật sản xuất dầm cầu.

Khái niệm về mối nối trong kỹ thuật cơ khí và vai trò của nó. Các loại mối nối thông dụng như mối nối bánh răng, vít, ốc vít, bích, hàn, lắp ghép. Phân tích và thực hành mối nối, đánh giá độ bền và lựa chọn vật liệu phù hợp.

Khái niệm về Mối hàn - Định nghĩa và vai trò trong kỹ thuật hàn. Các loại mối hàn - Hàn điểm, hàn nối, hàn đường, hàn xuyên. Công nghệ hàn - Chuẩn bị bề mặt, lựa chọn vật liệu, thiết bị hàn. Tính chất của mối hàn - Độ bền, độ dẻo, độ bền mòn. Kiểm tra và sửa chữa mối hàn - Kiểm tra bằng siêu âm, tia X, sửa chữa bằng hàn lại.

Khái niệm về Chi tiết khác và vai trò trong thiết kế sản phẩm cơ khí - Liệt kê các loại chi tiết khác thường sử dụng và mô tả chức năng của từng loại - Các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn kích thước và chất liệu cho chi tiết khác - Hướng dẫn cách lắp ráp chi tiết khác vào sản phẩm và kiểm tra độ chính xác.

Khái niệm về tuổi thọ cầu đường

Sản xuất dụng cụ nông nghiệp: vai trò, quy trình sản xuất, các loại dụng cụ và công dụng của máy cày, máy gặt, máy bón phân và máy tưới.

Khái niệm về bền và các loại bền

Khái niệm chịu sức ép và vai trò của nó trong vật lý. Các dạng sức ép như sức ép nén, sức ép kéo, sức ép uốn, sức ép xoắn và sức ép cắt. Đơn vị đo sức ép như Pascal, Bar và Psi. Yếu tố ảnh hưởng đến chịu sức ép bao gồm độ dẻo dai, độ cứng, nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ tác động và hình dạng của vật liệu. Ứng dụng chịu sức ép trong thiết kế cầu đường, tàu thủy, máy bay và thiết bị y tế.

Khái niệm về chịu va đập - Định nghĩa và vai trò trong vật lý cơ bản. Đặc tính và phương pháp đo đạc chịu va đập của vật liệu. Các phương pháp đo đạc chịu va đập như Izod, Charpy và drop weight test. Ứng dụng của chịu va đập trong sản xuất ô tô, máy bay, thiết bị điện tử và sản phẩm tiêu dùng.

Khái niệm về ổ đỡ - định nghĩa và vai trò trong máy móc. Cấu tạo, chức năng và loại ổ đỡ. Vận hành và bảo trì để kéo dài tuổi thọ và hiệu suất máy móc.

Xem thêm...
×