Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Chủ đề 3. Điện trường SBT Vật lí 11 Cánh diều

Vật A được treo lơ lửng gần một bức tường trung hoà thì bị hút vào tường. Nếu đưa vật A lại gần vật B mang điện dương thì vật A bị vật B hút. Phát biểu nào sau đây là đúng về vật A?

Cuộn nhanh đến câu

LỰC TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC ĐIỆN TÍCH - 3.1

Vật A được treo lơ lửng gần một bức tường trung hoà thì bị hút vào tường. Nếu đưa vật A lại gần vật B mang điện dương thì vật A bị vật B hút. Phát biểu nào sau đây là đúng về vật A?

A. Vật A không mang điện.

B. Vật A mang điện âm.

C. Vật A mang điện dương.

D. Vật A có thể mang điện hoặc trung hoà.


LỰC TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC ĐIỆN TÍCH - 3.2

Một nhóm học sinh làm thí nghiệm về sự nhiễm điện của ba vật A, B, C. Khi các vật A và B được đưa lại gần nhau, chúng hút nhau. Khi các vật B và C được đưa lại gần nhau, chúng đẩy nhau. Phát biểu của học sinh nào sau đây là đúng?

A. Học sinh 1: Vật A và C mang điện cùng dấu.

B. Học sinh 2: Vật A và C mang điện trái dấu.

C. Học sinh 3: Cả ba vật đều mang điện cùng dấu.

D. Học sinh 4: Vật A có thể mang điện hoặc trung hoà.


LỰC TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC ĐIỆN TÍCH - 3.3

Vật mang điện với điện tích 2 µC, vật mang điện với điện tích 6 µC. Lực điện do vật tác dụng lên vật FAB. Lực điện do vật tác dụng lên vật FBA. Biểu thức nào sau đây đúng?

A. FAB=3FBA.

B. FAB=FBA.

C. 3FAB=FBA.

D. FAB=3FBA.


LỰC TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC ĐIỆN TÍCH - 3.4

Một điện tích đặt tại điểm chính giữa đoạn thẳng nối hai điện tích bằng nhau. Hệ ba điện tích sẽ cân bằng nếu có giá trị là:

A. -Q/2.

B. -Q/4.

C. Q/2.

D. Q/4.


LỰC TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC ĐIỆN TÍCH - 3.5

Hai quả cầu kim loại nhỏ, giống hệt nhau, mang điện tích 2và –được đặt cách nhau một khoảng r, lực điện tác dụng lên nhau có độ lớn là F. Nối chúng lại với nhau bằng một dây dẫn điện, sau đó bỏ dây dẫn đi. Sau khi bỏ dây nối, hai quả cầu tác dụng lên nhau một lực điện có độ lớn là

A. F.

B. F/2.

C. F/4.

D. F/8.


LỰC TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC ĐIỆN TÍCH - 3.6

Tính độ lớn lực tương tác điện giữa điện tích –2,4 μC và điện tích 5,3 μC đặt cách nhau 58 cm trong chân không.


LỰC TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC ĐIỆN TÍCH - 3.7

Lực tương tác điện giữa điện tích 4,0 μC và điện tích –3,0 μC là 1,7.10–1 N. Tính khoảng cách giữa hai điện tích.


LỰC TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC ĐIỆN TÍCH - 3.8

Hai vật tích điện giống hệt nhau tác dụng lên nhau một lực 2,0.10–2 N khi được đặt cách nhau 34 cm. Tính độ lớn điện tích của mỗi vật.


LỰC TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC ĐIỆN TÍCH - 3.9

Hai điện tích trái dấu tác dụng lên nhau một lực hút có độ lớn 8,0 N. Độ lớn lực sẽ là bao nhiêu nếu dịch chuyển để khoảng cách giữa chúng bằng 4 lần khoảng cách ban đầu?


LỰC TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC ĐIỆN TÍCH - 3.10

Hai vật giống nhau có điện tích lần lượt là 6,0 μC và –2,0 μC. Khi đặt cách nhau một khoảng r thì chúng hút nhau với lực có độ lớn 2 N. Nếu cho hai vật chạm vào nhau rồi dịch chuyển ra xa nhau 2r thì chúng hút hay đẩy nhau và với lực có độ lớn bằng bao nhiêu?


LỰC TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC ĐIỆN TÍCH - 3.11

Một proton cô lập được đặt cố định trên một bề mặt nằm ngang. Một proton khác phải được đặt ở đâu so với proton đầu tiên để lực điện cân bằng trọng lượng của nó?


LỰC TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC ĐIỆN TÍCH - 3.12

Ba điện tích được đặt tại ba điểm cố định trong mặt phẳng tạo thành một tam giác vuông ABC (Hình 3.3). Chiều dài hai cạnh góc vuông là AB = 4 m và BC = 5 m. Điện tích tại A là qA = 5,0 μC, tại B là là qB  = –5,0 μC, tại C là qC  =  4,0 μC. Tìm lực điện tổng hợp tác dụng lên mỗi điện tích.


LỰC TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC ĐIỆN TÍCH - 3.13

Ba điện tích nằm trong một mặt phẳng, q1 = 3,0 μC, q2 = –5,0 μC, q3 = 6,0 μC (Hình 3.4). Khoảng cách giữa q1 và q2 là 0,20 m, giữa q1 và q3 là 0,16 m. Tìm lực điện tổng hợp do q2 và q3 tác dụng lên q1.


LỰC TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC ĐIỆN TÍCH - 3.14

Hai quả cầu nhỏ được tích điện như nhau, mỗi quả có khối lượng 1,5 g. Một quả được treo bằng một sợi chỉ, quả kia được đưa lại gần. Ở trạng thái cân bằng, hai quả cầu cách nhau 2,6 cm và sợi chỉ tạo với phương thẳng đứng góc 20o (Hình 3.5). Tính điện tích của mỗi quả cầu.


LỰC TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC ĐIỆN TÍCH - 3.15

Hai quả cầu, mỗi quả có khối lượng 2,0 g được gắn vào mỗi đầu một sợi dây mềm, cách điện, dài 1,2 m. Các quả cầu được tích điện tích giống hệt nhau và sau đó, điểm giữa của sợi dây được treo vào một điểm trên giá. Các quả cầu nằm yên ở trạng thái cân bằng, tâm của chúng cách nhau 15 cm. Tìm độ lớn điện tích ở mỗi quả cầu.


LỰC TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC ĐIỆN TÍCH - 3.16

Khoảng cách trung bình giữa electron và proton trong nguyên tử hydro là 5,3.10–11 m.
a) Tìm độ lớn của lực điện Fe giữa electron và proton.
b) Lực hấp dẫn giữa electron và proton được xác định bằng biểu thức

Fg=Gmempr2

Trong đó G=6,67.1011N.m2kg2;me=9,11.1031kg;mp=1,67.1027kg

Tìm độ lớn của lực hấp dẫn Fg giữa electron và proton.
c) Tìm tỉ số của lực điện Fe và lực hấp dẫn Fg.

d) Tính gia tốc gây ra bởi lực điện của proton lên electron và gia tốc gây bởi lực hấp dẫn của proton lên electron.


ĐIỆN TRƯỜNG - 3.17

Một điện tích thử 1 µC được đặt tại điểm mà điện trường do các điện tích khác gây ra theo hướng nằm ngang từ trái sang phải và có độ lớn 4.106 N/C. Nếu thay điện tích thử bằng điện tích – 1 µC thì cường độ điện trường tại P

A. giữ nguyên độ lớn, nhưng thay đổi hướng.

B. tăng độ lớn và thay đổi hướng.

C. giữ nguyên.

D. giảm độ lớn và đổi hướng.


ĐIỆN TRƯỜNG - 3.18

Giả sử đặt mỗi electron và proton riêng biệt trong một điện trường và hai điện trường này giống hệt nhau.

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Electron và proton chịu tác dụng của cùng một lực điện.

B. Lực điện tác dụng lên proton có độ lớn lớn hơn lực điện tác dụng lên electron nhưng ngược hướng.

C. Lực điện tác dụng lên proton có độ lớn bằng lực điện tác dụng lên electron nhưng ngược hướng.

D. Electron và proton có cùng gia tốc.


ĐIỆN TRƯỜNG - 3.19

Sắp xếp độ lớn cường độ điện trường tại các điểm Avà trong Hình 3.6, theo thứ tự giảm dần từ lớn nhất đến nhỏ nhất.

A. A, B, C.

B. A, C, B.

C. C, A, B.

D. B, A, C.


ĐIỆN TRƯỜNG - 3.20

Đơn vị cường độ điện trường có thể được tính bằng N/C hoặc vôn trên mét, V/m. Hãy chứng tỏ rằng các đơn vị này là tương đương.


ĐIỆN TRƯỜNG - 3.21

Một điện tích q1= 4 nC chịu một lực có độ lớn 3.10–5 N và hướng về phía đông khi đặt tại một vị trí xác định trong một điện trường. Nếu thay điện tích này bằng điện tích q2 = –12 nC thì lực do điện trường tác dụng lên điện tích tại vị trí đó có độ lớn và hướng như thế nào?


ĐIỆN TRƯỜNG - 3.22

Một điện tích dương 3,2.10–5 C chịu một lực 4,8 N và hướng nằm ngang sang phải khi đặt trong một điện trường. Tìm cường độ điện trường tại vị trí đặt điện tích.


ĐIỆN TRƯỜNG - 3.23

Tại vị trí có một cường độ điện trường hướng đông với độ lớn 3,8.103 N/C. Tìm lực điện do điện trường tác dụng lên điện tích –5,0 μC đặt A.


ĐIỆN TRƯỜNG - 3.24

Một điện tích –2,8.10–6 C chịu một lực điện có độ lớn 0,070 N và hướng nằm ngang sang phải. Tìm cường độ điện trường tại vị trí đặt điện tích.


ĐIỆN TRƯỜNG - 3.25

Một điện tích được đặt tại một điểm có cường độ điện trường hướng về phía tây với độ lớn 1,60.104 N/C. Lực do điện trường tác dụng lên điện tích là 6,4 N và hướng về phía đông. Tìm độ lớn và dấu của điện tích.


ĐIỆN TRƯỜNG - 3.26

Tìm cường độ điện trường tại điểm cách điện tích điểm -2,8 μC một đoạn 18,0 cm.


ĐIỆN TRƯỜNG - 3.27

Cường độ điện trường tại điểm cách một điện tích điểm 0,20 m có độ lớn 2,8.106 N/C, hướng về phía điện tích. Tìm độ lớn và dấu của điện tích.


ĐIỆN TRƯỜNG - 3.28

Hai điện tích điểm –40,0 μC và 50,0 μC đặt cách nhau 12,0 cm. Tìm cường độ điện trường tại điểm ở chính giữa đoạn thẳng nối hai điện tích này.


ĐIỆN TRƯỜNG - 3.29

Hai điểm và cách nhau 5,0 cm. Điện tích tại là 46 μC, tại là 82 μC. Tìm cường độ điện trường tại điểm C cách một đoạn 4,0 cm biết AB vuông góc với BC. (Hình 3.7).


ĐIỆN TRƯỜNG - 3.30

Hai điện tích được đặt tại hai điểm và (Hình 3.8). Điện tích tại là 14 nC, tại là 12 nC. AN = NB = 6,0 cm; MN = 8,0 cm. MN vuông góc với AB. Tìm cường độ điện trường tại điểm M.


ĐIỆN TRƯỜNG - 3.31

Người ta làm thí nghiệm, cho những giọt dầu nhỏ mang điện tích âm với độ lớn điện tích khác nhau rơi trong điện trường (đặt trong chân không). Biết cường độ điện trường có độ lớn 5,92.104 N/C và có hướng thẳng đứng xuống dưới.

a) Xét một giọt dầu lơ lửng trong vùng có điện trường (lực điện tác dụng lên giọt dầu cân bằng với lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên nó). Biết khối lượng của giọt dầu là 2,93.10–15 kg, tìm điện tích của giọt dầu.
b) Một giọt dầu khác có cùng khối lượng nhưng rơi với tốc độ ban đầu bằng không và trong 0,250 s rơi được 10,3 cm. Tìm điện tích của giọt dầu này. Lấy = 9,80 m/s2.


ĐIỆN THẾ, HIỆU ĐIỆN THẾ, TỤ ĐIỆN - 3.32

Một electron được thả cho chuyển động trong một điện trường đều từ trạng thái nghỉ. Sau khi đi được một đoạn xác định trong điện trường thì

A. thế năng điện của điện trường tăng.

B. thế năng điện của điện trường giảm.

C. thế năng điện của điện trường giữ nguyên.

D. thế năng điện của electron tăng.


ĐIỆN THẾ, HIỆU ĐIỆN THẾ, TỤ ĐIỆN - 3.33

Hình 3.9 là đồ thị biểu diễn điện thế theo vị trí. Nếu một hạt mang điện dương được đặt tại điểm thì nó sẽ

A. chuyển động sang phải.

B. chuyển động sang trái.

C. đứng yên nguyên tại điểm A.

D. dao động quanh điểm B.


ĐIỆN THẾ, HIỆU ĐIỆN THẾ, TỤ ĐIỆN - 3.34

Nếu một hạt mang điện âm được đặt tại điểm trong Hình 3.9 và được đẩy nhẹ về phía bên phải, thì sau đó nó sẽ

A. đi sang phải và không quay lại.

B. đi sang trái và không quay lại.

C. dừng lại ở điểm B.

D. dao động quanh điểm B.


ĐIỆN THẾ, HIỆU ĐIỆN THẾ, TỤ ĐIỆN - 3.35

Một electron ban đầu ở trạng thái nghỉ tăng tốc qua hiệu điện thế 1 V, thu được động năng Wđe , trong khi một proton, ban đầu cũng ở trạng thái nghỉ, tăng tốc qua hiệu điện thế –1 V, thu được động năng Wđp . Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Động năng của electron bằng động năng của proton, Wđe = Wđp.

B. Động năng của electron nhỏ hơn động năng của proton, Wđe < Wđp.

C. Động năng của electron lớn hơn động năng của proton, Wđe > Wđp.

D. Không thể xác định được câu trả lời từ thông tin đã cho.


ĐIỆN THẾ, HIỆU ĐIỆN THẾ, TỤ ĐIỆN - 3.36

Một tụ điện gồm hai bản mỏng song song với nhau, một bản có diện tích bằng hai lần bản kia. Nối hai bản tụ với hai cực của một bộ pin. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Bản lớn có điện tích lớn hơn bản nhỏ.

B. Bản lớn có ít điện tích hơn bản nhỏ.

C. Các bản có điện tích bằng nhau nhưng ngược dấu.

D. Bản lớn có điện tích bằng hai lần bản nhỏ.


ĐIỆN THẾ, HIỆU ĐIỆN THẾ, TỤ ĐIỆN - 3.37

Một proton được thả cho chuyển động từ trạng thái nghỉ, ở vị trí = – 2,00 cm trong một điện trường đều có cường độ điện trường với độ lớn 1,50.103 N/C và hướng theo chiều dương.

a) Tìm độ biến thiên thế năng điện trường và tốc độ của proton khi nó đi đến vị trí = 5,00 cm.

b) Một electron được bắn theo theo chiều dương từ cùng một vị trí thả proton. Tìm độ biến thiên thế năng điện trường và tốc độ ban đầu của electron khi electron đi đến vị trí = 12,0 cm. Biết rằng khi đến vị trí đó, tốc độ của electron đã giảm một nửa.

c) Nếu đổi chiều của điện trường và electron được thả cho chuyển động (không vận tốc ban đầu) ở = 3,00 cm thì thế năng điện trường đã thay đổi bao nhiêu khi electron đi đến vị trí = 7,00 cm?


ĐIỆN THẾ, HIỆU ĐIỆN THẾ, TỤ ĐIỆN - 3.38

Một máy kích thích tim được sạc đầy chứa 1,20 kJ năng lượng trong tụ điện của máy. Biết điện dung của tụ điện là 1,10.10-4 F.

a) Tìm hiệu điện thế cần thiết giữa hai bản tụ điện để lưu trữ 1,20 kJ.
b) Khi máy phóng điện qua một bệnh nhân, năng lượng điện 6,00.102 J được truyền đi trong 2,50 ms. Tính công suất trung bình được cung cấp cho bệnh nhân.


ĐIỆN THẾ, HIỆU ĐIỆN THẾ, TỤ ĐIỆN - 3.39

Trong các máy gia tốc hạt (cyclotron), các hạt tích điện được gia tốc giống như cách chúng được gia tốc trong các ống phóng điện tử, tức là thông qua một hiệu điện thế. Giả sử một proton được bơm với tốc độ ban đầu 1,00.106 m/s vào giữa hai bản phẳng cách nhau 5,00 cm (Hình 3.10). Sau đó, proton tăng tốc và thoát ra ngoài qua lỗ ở bản đối diện. Coi điện trường giữa hai bản là đều. Hướng dương là hướng sang phải.
a) Tìm hiệu điện thế giữa hai bản, nếu tốc độ thoát của proton là 3,00.106 m/s.
b) Tính độ lớn cường độ điện trường giữa hai bản

 


ĐIỆN THẾ, HIỆU ĐIỆN THẾ, TỤ ĐIỆN - 3.40

Một tụ điện gồm hai bản song song, khoảng cách giữa hai bản là = 1,00.10-3 m. Điện dung của tụ điện là = 1,77 pF và hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện là 3,00 V.

a) Tính độ lớn điện tích của tụ điện.
b) Tính độ lớn của cường độ điện trường giữa các bản.


ĐIỆN THẾ, HIỆU ĐIỆN THẾ, TỤ ĐIỆN - 3.41

Bộ tụ điện ghép song song (Hình 3.11) gồm: C1 = 3,00 μF; C2 = 6,00 μF; C3 = 12,0 μF; C4 = 24,0 μF. Hiệu điện thế = 18,0 V.


a) Xác định điện dung của tương đương của bộ tụ điện.
b) Tìm điện tích trên tụ điện có điện dung C3.
c) Tìm tổng điện tích của bộ tụ điện.


ĐIỆN THẾ, HIỆU ĐIỆN THẾ, TỤ ĐIỆN - 3.42

Bốn tụ điện được mắc nối tiếp (Hình 3.12). C1 = 3,0 μF; C2 = 6,0 μF; C3 = 12 μF; C4 = 24 μF; = 18 V.


a) Tính điện dung tương đương của bộ tụ điện.
b) Tính điện tích của tụ điện có điện dung C3.
c) Tìm hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện có điện dung C3.


ĐIỆN THẾ, HIỆU ĐIỆN THẾ, TỤ ĐIỆN - 3.43

Bộ tụ điện ghép như Hình 3.13. Điện dung của các tụ điện có giá trị: C1 = 4,0 μF; C2 = 1,0 μF; C3 = 3,0 μF; C4 = 84,0 μF; C5 = 6,0 μF; C6 = 2,0 μF;
a) Tính điện dung tương đương của bộ tụ điện.
b) Hiệu điện thế giữa và là 12 V. Tìm điện tích của tụ điện C1 và hiệu điện thế giữa hai bản tụ.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về ô nhiễm đất đai và các loại hình ô nhiễm, hiệu ứng và phương pháp phòng và xử lý ô nhiễm đất đai

Khái niệm về hệ thống sinh thái và cấu trúc của nó: mô tả các thành phần chính như sinh vật, môi trường sống và mối quan hệ giữa chúng, cùng với các mô hình hệ thống sinh thái và tác động của các yếu tố bên ngoài và cơ chế cân bằng tự nhiên trong hệ thống sinh thái.

Giới thiệu về động vật sống - Khái quát và vai trò trong hệ sinh thái. Phân loại động vật - Hệ thống phân loại và vai trò trong bảo tồn. Cấu tạo cơ bản của động vật - Hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn và thần kinh. Quá trình sinh sản của động vật - Phân biệt giới tính, giao phối và phát triển phôi. Thích nghi và sự đa dạng của động vật - Thích ứng với môi trường sống và đa dạng hình dạng, kích thước và chức năng.

Ô nhiễm môi trường và tác động của nó

Khái niệm về chính sách bảo vệ môi trường

Khái niệm về an toàn và bảo vệ môi trường

Khái niệm về tai nạn cháy nổ

Khái niệm sự cố môi trường và tác động tiêu cực của nó đến môi trường và con người. Nguyên nhân gây ra sự cố môi trường bao gồm lỗi con người, thiên tai, hỏa hoạn, v.v. Hậu quả của sự cố môi trường là ô nhiễm môi trường, thiệt hại về đời sống và kinh tế. Các biện pháp phòng ngừa và xử lý sự cố môi trường bao gồm quy trình ứng phó và công nghệ xử lý ô nhiễm.

Khái niệm về thải khí, nguồn phát thải khí và tác động của thải khí đến môi trường. Các loại thải khí phổ biến từ công nghiệp, giao thông và sinh hoạt. Quản lý và xử lý thải khí bằng công nghệ xử lý, quy định và chính sách liên quan.

Khái niệm về tai nạn lao động và nguyên nhân gây ra tai nạn, hậu quả và biện pháp phòng ngừa - 150 ký tự

Xem thêm...
×