Trò chuyện
Tắt thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Ngựa Xanh
Đại Sảnh Kết Giao
Chat Tiếng Anh
Trao đổi học tập
Trò chuyện linh tinh
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Đề thi học kì 1 Toán 6 - Đề số 13 - Kết nối tri thức

Phần trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1: Cho tập hợp A = {1; 3; 9; 0; 4; 2}, số phần tử trong tập hợp A là:

I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

Cho tập hợp A  = {1; 3; 9; 0; 4; 2}, số phần tử trong tập hợp A là:

  • A
    1.
  • B
    4.
  • C
    6.
  • D
    0.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đếm số phần tử trong tập hợp A.

Lời giải chi tiết :

Tập hợp A có 6 phần tử.

Câu 2 :

Trong các số sau, số nào là số nguyên tố?

  • A
    8.
  • B
    5.
  • C
    15.
  • D
    33.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về số nguyên tố: Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có 2 ước là 1 và chính nó.

Lời giải chi tiết :

Ta có:

Ư(8) = {1; 2; 4; 8}

Ư(5) = {1; 5}

Ư(15) = {1; 3; 5; 15}

Ư(33) = {1; 3; 11; 33}

=> 5 là số nguyên tố.

Câu 3 :

Số đối của – 3 là:

  • A
    3.
  • B
    - 3.
  • C
    0.
  • D
    4.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Số đối của a là –a.

Lời giải chi tiết :

Số đối của – 3 là – (- 3) = 3.

Câu 4 :

Kết quả của phép tính (- 30) : 2 là:

  • A
    15.
  • B
    -15.
  • C
    -60.
  • D
    60.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Để chia hai số nguyên khác dấu ta làm như sau:

Bước 1: Bỏ dấu “-” trước số nguyên âm, giữ nguyên số còn lại

Bước 2: Tính thương của hai số nguyên dương nhận được ở Bước 1

Bước 3: Thêm dấu “-” trước kết quả nhận được ở Bước 2, ta có thương cần tìm.

Lời giải chi tiết :

Ta có (- 30) : 2 = - (30 : 2) = - 15.

Câu 5 :

Trong các hình sau, hình nào là tam giác đều?

  • A
    Hình a).
  • B
    Hình b).
  • C
    Hình c).
  • D
    Hình d).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tam giác đều có 3 cạnh bằng nhau.

Lời giải chi tiết :

Hình a là tam giác đều vì có 3 cạnh bằng nhau.

Câu 6 :

Trong hình chữ nhật, có:

  • A
    Hai đường chéo vuông góc với nhau.
  • B
    Hai đường chéo không bằng nhau.
  • C
    Hai đường chéo song song với nhau.  
  • D
    Hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Hình chữ nhật có:

- Hai cặp cạnh đối diện bằng nhau

- Hai cặp cạnh đối diện song song

- Bốn góc ở đỉnh bằng nhau và bằng góc vuông.

- Hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Lời giải chi tiết :

Hình chữ nhật có hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Câu 7 :

Hình nào dưới vẽ đúng trục đối xứng của hình vuông

  • A
    Hình 1.
  • B
    Hình 2.
  • C
    Hình 3.
  • D
    Hình 4.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về trục đối xứng của hình vuông.

Lời giải chi tiết :

Hình vuông có 4 trục đối xứng gồm 2 đường chéo của hình vuông và 2 đường thẳng đi qua trung điểm từng của cặp cạnh đối diện của hình vuông được vẽ ở hình 4.

Câu 8 :

Số lượng hình có tâm đối xứng là

  • A
    2.
  • B
    3.
  • C
    4.
  • D
    1.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về tâm đối xứng: Những hình có một điểm O sao cho khi quay nửa vòng quanh điểm O ta được vị trí mới của hình chồng khít với vị trí ban đầu (trước khi quay) thì được gọi là hình có tâm đối xứng và điểm O được gọi là tâm đối xứng của hình.

Lời giải chi tiết :

Trong các hình trên, các hình có tâm đối xứng là hai hình bông hoa.

Câu 9 :

Cho a = 3. 2 . 5 và b = 2. 3 . 7. Tìm ƯCLN của a và b.

  • A
     ƯCLN(a, b) = 3 . 2.
  • B
     ƯCLN(a, b) = 3. 24.
  • C
     ƯCLN(a, b) = 7. 5.
  • D
     ƯCLN(a, b) = 3. 24 . 5 . 7.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Muốn tìm ƯCLN của của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện ba bước sau :

Bước 1 : Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.

Bước 2 : Chọn ra các thừa số nguyên tố chung.

Bước 3 : Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất của nó. Tích đó là ƯCLN phải tìm.

Lời giải chi tiết :

Ta có: a = 3. 2 . 5 và b = 2. 3 . 7

Thừa số nguyên chung là 2 và 3.

=> ƯCLN(a, b) = 3 . 2.

Câu 10 :

Hãy sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần: -3; 4; 7; -7; 0; -1.

  • A
    – 7; - 3 ; - 1; 0 ;  4 ; 7.
  • B
    7; 4; 0; -1; -3; -7.
  • C
    7; -7; 4; -3; -1; 0.
  • D
    0; -1; -3; 4; - 7; 7.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng quy tắc cộng hai số nguyên.

Lời giải chi tiết :

Các số nguyên âm là: -3; -7; -1.

Các số nguyên dương là 4; 7.

Vì 7 > 3 > 1 nên -7 < -3 < -1.

4 < 7

=> Các số sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: – 7; - 3 ; - 1; 0 ;  4 ; 7.

Câu 11 :

Kết quả của phép tính (-80) + (-20) là:

  • A
    -60.
  • B
    100.
  • C
    60.
  • D
    -100.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng quy tắc cộng hai số nguyên.

Lời giải chi tiết :

Ta có: (-80) + (-20) = - (80 + 20) = - 100

Câu 12 :

Một chiếc tàu ngầm đang ở độ sâu 20 m, tàu tiếp tục lặn xuống thêm 15m nữa. Hỏi khi đó, tàu ngầm ở độ sâu bao nhiêu mét?

  • A
    5 m.
  • B
    35 m.
  • C
    -5 m.
  • D
    30 m.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Độ sâu của tàu ngầm được biểu diễn là số nguyên âm.

Lặn xuống được biểu diễn là số nguyên âm.

Lời giải chi tiết :

Tàu ngầm ở độ sâu 20m được biểu diễn là (−20).

Tàu ngầm lặn xuống thêm 15m được biểu diễn là (−15).

Độ sâu của tàu là: (−20) + (−15) = − (20 + 15) = − 35.

Vậy tàu ngầm ở độ sâu 35 mét.

II. Tự luận
Câu 1 :

a) Liệt kê các số nguyên tố nhỏ hơn 9.

b) Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự giảm dần: –11; 0; 8; –4; 12.

c) Viết tập hợp A gồm các số tự nhiên là ước của 8.

d) Liệt kê các số tự nhiên là bội của 5 nhỏ hơn 22.

e) Tìm số đối của –4; 0.

f) Cho tập hợp B={xZ|3<x<2}. Viết tập hợp B dưới dạng liệt kê các phần tử?

Phương pháp giải :

a) Sử dụng kiến thức về số nguyên tố.

b) - So sánh các số với 0.

- So sánh các số nguyên âm với nhau, các số nguyên dương với nhau.

c) Liệt kê các ước là số tự nhiên của 8.

d) Tìm bội của 5, chọn các số nhỏ hơn 22.

e) Số đối của a là – a.

f) Sử dụng cách viết tập hợp.

Lời giải chi tiết :

a) Các sô nguyên tố nhỏ hơn 9 là: 2; 3; 5; 7.

b) Các số nguyên âm là: - 11; -4. Vì 4 < 11 nên -4 > -11.

Các số nguyên dương là: 8; 12. Ta có 12 > 8.

Vậy các số nguyên sắp xếp theo thứ tự giảm dần là 12; 8; 0; -4; -11.

c) A = Ư(8) = {1 ; 2; 4; 8}.

d) Các số tự nhiên là bội của 5 nhỏ hơn 22: {0; 5 ; 10; 15; 20 }.

e) Số đối của –4 là – (- 4) = 4; số đối của 0 là 0.

f) B={xZ|3<x<2}={2;1;0;1}

Câu 2 :

a) Thực hiện phép tính: 60:[15(74)2]

b) Tìm x, biết: x – 7 = -39

c) Mẹ bạn An mang 300 000 đồng vào siêu thị mua 2 kg táo, 5 kg gạo. Giá mỗi ki-lô-gam táo là 60 000 đồng, mỗi ki-lô-gam gạo là 20 000 đồng. Hỏi mẹ bạn An còn lại bao nhiêu tiền?

Phương pháp giải :

a) Sử dụng các quy tắc tính với số nguyên theo thứ tự thực hiện phép tính.

b) Sử dụng phép cộng với hai số nguyên khác dấu để tìm x.

c) Tính số tiền mẹ bạn An mua.

Số tiền mẹ bạn An còn lại bằng 300 000 – số tiền mẹ bạn An mua.

Lời giải chi tiết :

a) 60:[15(74)2]=60:[1532]=60:6=10

b) x – 7 = -39

x = -39 + 7

x = -32

Vậy x = -32.

c) Số tiền mẹ bạn An đã mua là: 2 . 60 000 + 5 . 20 000 = 220 000 (đồng).

Số tiền mẹ bạn An còn lại là: 300 000 – 220 000 = 80 000 (đồng).

Câu 3 :

Dùng số nguyên thích hợp để mô tả mỗi tình huống sau:

a) Mực nước hồ chứa giảm xuống 3 m.

b) Có 15 000 000 đồng trong ngân hàng.

Phương pháp giải :

Dựa vào ứng dụng của số nguyên trong thực tiễn.

Lời giải chi tiết :

a) -3

b) +15 000 000

Câu 4 :

Hình thoi ABCD cạnh 5cm có tâm đối xứng O . Biết OA = 4cm, OB = 3cm.

a) Tính diện tích hình thoi.

b) So sánh chu vi và diện tích tam giác OAB và tam giác OCD.

Phương pháp giải :

a) Dựa vào kiến thức về tâm đối xứng để tính diện tích hình thoi.

b) Tính chu vi tam giác OAB và chu vi tam giác OCD để so sánh.

Tính diện tích tam giác OAB và diện tích tam giác OCD để so sánh.

Lời giải chi tiết :

a) O là tâm đối xứng của hình thoi ABCD nên: O là trung điểm của đoạn AC và đoạn BD .

AC = 2.4 = 8cm; BD = 2.3 = 6cm.

Vì O là trung điểm của AC và BD nên OA = OC = 4cm; OB = OD = 3cm.

Diện tích của hình thoi ABCD là: 12.AC.BD=12.8.6=24(cm2)

b) + Chu vi tam giác OAB là: OA + OB + AB = 4 + 3 + 5 = 12 (cm).

Chu vi tam giác OCD là: OC + OD + CD = 4 + 3 + 5 = 12 (cm)

Suy ra chu vi của hai tam giác OAB và tam giác OCD bằng nhau.

+ Diện tích tam giác OAB là: 12OA.OB=124.3=6(cm2).

Diện tích tam giác OCD là: 12OC.OD=12.4.3=6(cm2).

Suy ra diện tích của hai tam giác OAB và tam giác OCD bằng nhau.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về oxit của cacbon - Các đặc điểm chung và tác động của các oxit của cacbon, bao gồm CO và CO2. Tính chất và ứng dụng của oxit cacbon đơn giản nhất là CO, nhưng cần phải cẩn thận khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người. CO2 là oxit cacbon phức tạp hơn, được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau nhưng cần phải kiểm soát để giảm thiểu tác hại đến môi trường. Ngoài ra, các oxit cacbon khác như C3O2, C2O3, C3O4 và C2O cũng có các ứng dụng khác nhau trong đời sống và công nghiệp.

Metan - Giới thiệu về khái niệm, cấu trúc và các tính năng của shell dòng lệnh trên Unix và Linux

Khái quát về etilen - tính chất, cấu trúc và ứng dụng của etilen và tác hại của etilen đến sức khỏe con người và môi trường.

Khái quát về axetilen - tính chất vật lý và hóa học, phương pháp tổng hợp, các tính chất hóa học và ứng dụng trong đời sống và công nghiệp của axetilen.

Khái quát về axetilen - Cấu trúc, tính chất vật lý hóa học, phương pháp tổng hợp, phản ứng và ứng dụng của axetilen.

Khái niệm và tính chất của Benzen trong ngành công nghiệp | Cấu trúc hình học và điện tử của Benzen | Điểm sôi, điểm đông và tính chất oxy hóa của Benzen | Ứng dụng rộng rãi của Benzen trong sản xuất nhựa, dược phẩm và hóa chất.

Giới thiệu về Benzen - Cấu trúc, tính chất và ứng dụng của hợp chất hữu cơ này

Dầu mỏ và khí thiên nhiên: nguồn gốc, ứng dụng và tầm quan trọng trong kinh tế và đời sống con người

Tổng quan về hidrocacbon - Giới thiệu khái niệm và cấu trúc của hidrocacbon

Khái niệm về rượu etylic: loại, sản xuất, tác động đến sức khỏe và quy định

Xem thêm...
×