Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Tổng hợp 50 bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học lớp 7


Viết bài văn phân tích nhân vật cậu ấm trong đoạn trích Một cuộc đua của nhà văn Quế Hương lớp 7

Viết bài văn phân tích nhân vật ông Một trong truyện Ông Một lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật Quải trong đoạn trích Giận Ông Giời lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật Mạnh trong văn bản Củ khoai nướng lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật Cecilia Paim trong tác phẩm Cây cam ngọt của tôi lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật cậu bé Tùng trong tác phẩm Chiếc đèn ông sao lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật Sọ Dừa trong truyện Sọ Dừa lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật em bé bán diêm trong truyện Cô bé bán diêm lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật Thạch Sanh trong truyện Thạch Sanh lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật cậu bé thợ nề trong tác phẩm Những tấm lòng cao cả lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật cậu bé Côn trong Dọc đường xứ Nghệ lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật cụ Phó bảng trong Dọc đường xứ Nghệ lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật chú bé Phrăng trong Buổi học cuối cùng lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật thầy Ha-men trong Buổi học cuối cùng lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật Thần Đồng trong Đường vào trung tâm vũ trụ lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật Nét Len trong Cuộc chạm trán trên đại dương lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật người con trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật Mên trong Bầy chim chìa vôi lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật An trong Đi lấy mật lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật Đuy-sen trong Người thầy đầu tiên lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật Mon trong Bầy chim chìa vôi lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật người bố trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật Sơn trong Gió lạnh đầu mùa lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật Võ Tòng trong Người đàn ông cô độc giữa rừng lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật Dế Mèn trong bài học đường đời đầu tiên lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật An-tư-nai trong Người thầy đầu tiên lớp 7

Viết bài văn phân tích nhân vật cậu ấm trong đoạn trích Một cuộc đua của nhà văn Quế Hương lớp 7

1. Mở đoạn: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhân vật. - Đánh giá khái quát về nhân vật: cậu thanh niên trẻ tuổi khi đối diện với vấp ngã đầu tiên trong cuộc đời.

Cuộn nhanh đến câu

Dàn ý chi tiết

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhân vật.

- Đánh giá khái quát về nhân vật: cậu thanh niên trẻ tuổi khi đối diện với vấp ngã đầu tiên trong cuộc đời.

2. Thân đoạn:

- Xuất thân của cậu ấm

- Số phận, cuộc đời của nhân vật cậu ấm

- Phân tích hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật trong 3 buổi thứ việc của "tôi" về cầu ấm

=> Rút ra đánh giá chung về nhân vật

=> Đánh giá về cách xây dựng hình tượng nhân vật của tác giả

3. Kết đoạn:

- Khẳng định vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật.

- Đánh giá tài năng, tấm lòng của tác giả.


Bài siêu ngắn - Mẫu 1

Nhà văn Tạ Duy Anh thành công với tác phẩm "Củ khoai nướng" khi khắc họa một nhân vật đầy sức hút và độc đáo - Mạnh.

Trong trích đoạn, nhân vật cậu ấm được miêu tả là một nhân vật giàu có, không thiếu tiền. Tuổi trẻ ham chơi và đam mê tốc độ đã khiến điều thương tiếc xảy ra. Bạn gái cậu thì ra đi mãi mãi, bản thân cậu cũng bị cán nát hai chân. Những ngày tháng sống trong bóng tối với sự cô đơn dằn vặt đã khiến cậu nhìn ra cách vận hành của thế giới - nơi tồn tại những con người giả tạo.

Ngay lúc ấy, cô gái xuất hiện và kéo cậu lên từ hố sâu sa ngã. Hai người cùng hứa cùng "đua ngoi lên dưới ánh mặt trời” trong thời hạn 5 năm và vì thế, cậu ấm đã thay đổi, trở thành người sống có ích.

Qua câu chuyện, tác giả Quế Hương đã gửi gắm tới độc giả bài học cuộc sống vô cùng ý nghĩa về giá trị sống và cách chúng ta vượt lên khỏi nghịch cảnh.


Bài siêu ngắn - Mẫu 2

Puskin từng viết “Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút”. Và nhà văn Quế Hương đã để tiếng lòng mình cất lên, để linh hồn tác phẩm neo đậu mãi trong trái tim của bạn đọc về hình tượng nhân vật cậu ấm trong tác phẩm “Một cuộc đua”.

Ngay từ đầu câu chuyện, nhà văn đã cho thấy hoàn cảnh có phần éo le của cậu ấm. Cậu được sống trong nhung lụa, không thiếu tiền nhưng lại sống trong sự cô đơn, sự giả dối. Nếu không có tiền cậu ấy không có những cuộc đua nghiệt ngã như vậy. Cậu ấy đã nghĩ đến những cái chết. Khi được cô nói chuyện và động viên. Mỗi người sống đều phải luôn chiến đấu, chiến đấu vì được sống, được tồn tại. Cô thách thức cậu đua với cô, "đua ngoi lên dưới ánh mặt trời'. Cậu ấm ấy cũng là một người có trái tim ấm khi nghe câu của cô " Khóc người một mắt" để thấy được rằng, mình đã may mắn hơn rất nhiều người khác rồi, hãy tự đứng dậy vươn lên về phía mặt trời.

Có thể nói, nhân vật cậu ấm đã để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.


Bài thâm khảo - Mẫu 1

Mỗi câu chuyện, mỗi cách dẫn chuyện đều để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng. Nhà văn - nhà giáo Quế Hương đã đưa đến cho chúng ta một câu chuyện "Một cuộc đua" đoạt giải nhất trong cuộc thi “Viết truyện ngắn cho thanh niên học sinh, sinh viên”. 

Câu chuyện kể một cô gái trẻ - 21 tuổi nghèo khó làm rất nhiều công việc để có thể có tiền trang trải việc học hành. Và khi một lần đọc báo biết được công việc chăm sóc người bệnh. Cô phải chăm sóc một cậu ấm bị tàn tật.

Cậu ấm đó trong một lần đua xe gây tai nạn, khiến cho bạn gái mất còn mình thì bị cắt cụt hai chân. Từ đó khiến tính cách của cậu ấm đó trở nên khó chịu, gắt gỏng. Những người chăm sóc đều không thể nào chịu nổi đựng được quá ba buổi. 

Khi mới gặp cô thì cậu ấm đó nói những lời gay gắt, khó nghe nhưng cũng không thể nào ngăn được sự chịu đựng, nhẫn nhịn của cô. 

Cậu ấm được sống trong nhung lụa, không thiếu tiền nhưng lại sống trong sự cô đơn, sự giả dối. Nếu không có tiền cậu ấy không có những cuộc đua nghiệt ngã như vậy. Cậu ấy đã nghĩ đến những cái chết. Khi được cô nói chuyện và động viên. Mỗi người sống đều phải luôn chiến đấu, chiến đấu vì được sống, được tồn tại.  Cô thách thức cậu đua với cô,  "đua ngoi lên dưới ánh mặt trời”. Cậu ấm ấy cũng là một người có trái tim ấm khi nghe câu của cô " Khóc người một mắt" để thấy được rằng, mình đã may mắn hơn rất nhiều người khác rồi, hãy tự đứng dậy vươn lên về phía mặt trời.

Trong cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng, bằng phẳng, có lúc cuộc sống sẽ quật ta ngã gục nhưng hay nhớ còn những người khác khó khăn hơn mình và đứng dậy vươn lên những nơi ánh sáng.


Bài tham khảo - Mẫu 2

Nguyên Ngọc cho rằng:"Nghệ thuật vươn tới sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tình người cho con người". Qua truyện ngắn "Một cuộc đua"của Quế Hương đã khơi dậy lên những tình cảm trong lòng người đọc.

Nghệ thuật chân chính bao giờ cũng vươn tới các giá trị: chân, thiện, mĩ – phục vụ cho những nhu cầu chính đáng của con người. Văn học nghệ thuật là sản phẩm phản ánh đời sống theo cách khách quan nhưng cũng là hình thức biểu hiện tình cảm tư tưởng chủ quan.

Cậu ấm trong truyện ngắn của Quế Hương là một nhân vật giàu có, không thiếu tiền nhưng nếu không có tiền thì cậu ta cũng không lao vào những cuộc đua nghiệt ngã để rồi bạn gái chết thảm còn bản thân thì bị xe tải cán nát đôi chân.

Ban đầu, cậu ấm rất bi quan, luôn cô độc. Đến cuối cùng, khi gặp cô - người con gái rắn rỏi đã trải qua nhiều thăng trầm, cậu ta đã bị cô cảm hóa bằng sự kiên nhẫn của mình.

Hai người đã cùng nhau hứa rằng cùng “ngoi lên dưới ánh mặt trời” trong thời hạn 5 năm để rồi cái kết ấm lòng rằng bản thân cậu ấm đã thay đổi.

Cậu ấm đã ra khỏi hố đen tuyệt vọng và khơi lên trong lòng cậu khát vọng sống mãnh liệt. Có thể nói, nhân vật cậu ấm đã để lại bài học về giá trị sống vô cùng ý nghĩa cho mỗi độc giả nói chung và lớp trẻ nói riêng.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

×