Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Tổng hợp 50 bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học lớp 7


Viết bài văn phân tích nhân vật ông Một trong truyện Ông Một lớp 7

Viết bài văn phân tích nhân vật cậu ấm trong đoạn trích Một cuộc đua của nhà văn Quế Hương lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật Quải trong đoạn trích Giận Ông Giời lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật Mạnh trong văn bản Củ khoai nướng lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật Cecilia Paim trong tác phẩm Cây cam ngọt của tôi lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật cậu bé Tùng trong tác phẩm Chiếc đèn ông sao lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật Sọ Dừa trong truyện Sọ Dừa lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật em bé bán diêm trong truyện Cô bé bán diêm lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật Thạch Sanh trong truyện Thạch Sanh lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật cậu bé thợ nề trong tác phẩm Những tấm lòng cao cả lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật cậu bé Côn trong Dọc đường xứ Nghệ lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật cụ Phó bảng trong Dọc đường xứ Nghệ lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật chú bé Phrăng trong Buổi học cuối cùng lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật thầy Ha-men trong Buổi học cuối cùng lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật Thần Đồng trong Đường vào trung tâm vũ trụ lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật Nét Len trong Cuộc chạm trán trên đại dương lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật người con trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật Mên trong Bầy chim chìa vôi lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật An trong Đi lấy mật lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật Đuy-sen trong Người thầy đầu tiên lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật Mon trong Bầy chim chìa vôi lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật người bố trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật Sơn trong Gió lạnh đầu mùa lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật Võ Tòng trong Người đàn ông cô độc giữa rừng lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật Dế Mèn trong bài học đường đời đầu tiên lớp 7 Viết bài văn phân tích nhân vật An-tư-nai trong Người thầy đầu tiên lớp 7

Viết bài văn phân tích nhân vật ông Một trong truyện Ông Một lớp 7

1. Mở đoạn: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhân vật. - Đánh giá khái quát về nhân vật Ông Một

Cuộn nhanh đến câu

Dàn ý chi tiết

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhân vật.

- Đánh giá khái quát về nhân vật Ông Một

2. Thân đoạn:

- Tình cảm của con voi với Đề đốc Lê Trực và người quản tượng:

- Con voi trở nên “ủ rũ” từ ngày rời căn cứ vì: con voi nhớ căn cứ, nhớ ông Đề đốc.

- Nó vẫn làm việc chăm chỉ rồi “buồn thiu”.

-  Khi con voi về làng, không thấy người quản tượng (vì ông đã mất): 

+ Dân làng mang mía cho ăn nhưng nó không ăn mà cứ “lồng chạy”.

+ Nó “rống gọi”, nó “buồn bã”, “rền rĩ bỏ đi”…

→ Con voi rất trung thành, sống tình nghĩa. Qua đó, thể hiện sự gắn bó sâu sắc giữa thế giới tự nhiên và con người.

3. Kết đoạn:

- Khẳng định vẻ đẹp của nhân vật.

- Đánh giá tài năng, tấm lòng của tác giả.


Bài siêu ngắn - Mẫu 1

Con người và thiên nhiên luôn có mối quan hệ gắn bó, khăng khít, tình cảm như người thân ruột thịt trong gia đình, xa là nhớ, gần là thương.

Trong trích đoạn, khi không thấy người quản tượng, con voi chạy khắp nơi tìm. Khi biết người quản tượng đã mất, con voi chạy vào nhà, hít hơi cái giường cũ của người quản tượng rồi buồn bã đi ra đi. Con voi dành cho người quản tượng một tình cảm gắn bó, yêu mến, thủy chung như người thân trong gia đình.

Người quản tượng và dân làng đã xem con voi như người thân của họ, hiểu tâm tình của voi, tôn trọng, yêu quý voi. Cảm giác mong nhớ, chờ đợi con voi về làng giống như đang chờ được người thân đi xa trở về của gia đình. Chính vì lẽ đó, con voi cũng như một con người, có cảm xúc, biết buồn biết tủi, biết vui biết hạnh phúc khi ở bên người quản tượng và dân làng.

Qua câu chuyện, tác giả Vũ Hùng đã gửi gắm tới độc giả bài học cuộc sống vô cùng ý nghĩa về sự gắn bó hài hoà giữa con người và tự nhiên.


Bài siêu ngắn - Mẫu 2

Tô Hoài đã có lí khi cho rằng “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác”. Ðọc một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được nhà văn thể hiện. Và hình tượng nhân vật Ông Một trong tác phẩm của nhà văn Vũ Hùng cũng vậy. 

Từ ngày rời căn cứ, con voi trở nên ủ rũ. Nó nhớ ông Đề đốc, nhớ đời chiến trận, nhớ rừng. Nó vẫn giúp người quản tượng phá rẫy, kéo gỗ nhưng chỉ khuây khỏa lúc làm việc, có bận nó còn bỏ ăn. Khi người quản tượng qua đời, con voi trở về làng không thấy người chủ cũ ra đón, nó rảo bước về nhà, quỳ xuống giữa sân, rống gọi. Biết người quản tượng không còn nữa, nó buồn bã ra đi, chạy khắp làng tìm chủ. Từ đó, mấy năm con voi mới xuống làng một lần, thăm lại căn nhà cũ rồi lặng lẽ bỏ đi.

Thông quan mối quan hệ và những tình cảm tốt đẹp, sự gần gũi, thân thiết và gắn bó giữa con voi với hai người chủ và cả dân làng, em nhận ra mối quan hệ giữa con người với tự nhiên là một mối quan hệ gần gũi, thân thiết và gắn bó vô cùng. Con người với tự nhiên hoàn toàn có thể trở thành bạn bè, người thân và quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.


Bài tham khảo - Mẫu 1

Thiên nhiên với con người luôn có những mối quan hệ gắn bó với nhau nhất định. Con người cần có thiên nhiên để có thể tồn tại và phát triển còn thiên nhiên như người mẹ hiền lành mà chăm sóc cho những đứa con loài người của mình. Đặc biệt mối quan hệ giữa con người và động vật cũng là một sự ưu ái mà thiên nhiên dành cho con người. Có rất nhiều người đã lạm dụng thiên nhiên mà không tôn trọng động vật dẫn đến hành động săn bắn, giết hại động vật. Thế nhưng câu chuyện về tình cảm giữa con người và động vật cũng được vô số nhà văn, nhà thơ ghi lại hết sức cảm động, đặc biệt phải nhắc đến nhà văn Vũ Hùng với đoạn trích “Ông Một” trong chương trình trung học cơ sở.

Đoạn trích trong “Ông Một” nằm trong phần đầu của Phía Tây Trường Sơn. Ba chiến sĩ cùng với ông Cao - người dẫn đường cho họ vượt Trường Sơn - tình cờ gặp con voi (mà ông trân trọng gọi là ông Một) của Đề đốc Lê Trực, một lãnh tụ của nghĩa quân trong thời kì kháng chiến  chống Pháp vào cuối thế kỉ XIX. Sau khi bị giặc vây hãm, nghĩa quân dần tan tác, Đề đốc Lê Trực buộc phải về quê, ông đã tặng con voi cho người quản tượng thân tín của mình chăm sóc. Ông Cao đã kể cho ba chiến sĩ nghe câu chuyện về con voi và người quản tượng. Câu chuyện về con voi và người quản tượng là một câu chuyện tình cảm hết sức cảm động. Đó chính là sự thấu hiểu, sự quan tâm mà người quản tượng dành cho con voi cũng là tình cảm mà con voi dành cho người quản tượng như người thân ruột thịt của mình. Có lẽ giữ người quản tượng và chú voi đã xóa nhòa đi ranh giới chủ tớ mà họ đối với nhau như những người thân trong nhà. Con voi được dân làng thân thương gọi cho cái tên Ông Một và đối với người quản tượng con voi như một người chiến hữu, một người thân của ông. Người quản tượng hiểu cho nỗi lòng nhớ rừng của voi nên ông đã để voi về với rừng già. Không ai biết voi đi đâu hay đến đâu nhưng hễ cứ đến mùa thu thì voi lại quay về nhà cũ và thăm người quản tượng. Cứ như vậy được mười năm thì người quản tượng mất, khi voi về không thấy chủ cũ đâu nó đã về nhà cũ quỳ xuống, rống gọi, rên rỉ mãi mà không thấy người quản tượng đi ra. Con voi như một người thể hiện niềm chua xót của mình khi mất người thân nó chạy quanh làng để tìm ông rồi những tiếng rên rỉ nghe buồn não lòng. Cứ như vậy cách vài năm voi lại quay về thăm làng một lần.  Đối với người quản tượng voi như người thân trong gia đình của ông thì đối với voi có lẽ người quả tượng không còn là chủ nữa mà là người thân ruột thịt của mình. Họ đối xử với nhau bằng sự chân thành, tình yêu thương tha thiết và sự thấu hiểu vậy nên trong lòng người quản tượng hay chú voi thì họ chính là ruột thịt của nhau.

Qua đoạn trích “Ông Một”, em thấy được thái độ và hành vi của con người sẽ tác động không nhỏ trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên. Chúng ta cần tôn trọng, có cách cư xử thân thiện, xây dựng một mối quan hệ qua lại đối với giới tự nhiên. Đó chính là cốt lõi về lối ứng xử biết ơn đối với tự nhiên mà con người cần hướng đến. Hãy coi động vật cũng như là một người bạn, giúp ích mình trong cuộc sống.


Bài tham khảo - Mẫu 2

Nhà văn Vũ Hùng từng là cựu học sinh tại trường Chu Văn An, năm 1950 ông nhập ngũ. Trong khoảng thời gian ở trong quân ngũ với những cuộc hành quân đã mang lại cho ông nhiều khám phá về thiên nhiên, đất nước, phong tục tập quán và ảnh hưởng trực tiếp phong cách sáng tác của ông. các tác phẩm của ông viết về chủ đề thiên nhiên, động vật, rừng núi, của các dân tộc Việt, Lào chung sống trên dải đường Trường Sơn. Trong đó có lẽ để lại ấn tượng nhất là đoạn trích “Ông Một”.

Đoạn trích trong “Ông Một” nằm trong phần đầu của Phía Tây Trường Sơn. Ba chiến sĩ cùng với ông Cao - người dẫn đường cho những chiến sĩ vượt Trường Sơn - tình cờ gặp một con voi (mà ông trân trọng gọi là ông Một) của Đề đốc Lê Trực, một người lãnh tụ của nghĩa quân trong thời kì kháng chiến  chống Pháp. Ông Cao đã kể cho ba chiến sĩ nghe về câu chuyện con voi và người quản tượng. Câu chuyện về con voi và người quản tượng là một câu chuyện tình cảm vô cùng cảm động, là sự thấu hiểu, quan tâm mà người quản tượng và  con voi dành cho nhau. Đối với người quản tượng con voi như một người chiến hữu, như một người thân trong gia đình của ông. Người quản tượng hiểu cho nỗi lòng nhớ rừng của voi nên ông đã để voi trở về với rừng già. Không ai biết voi đi đâu hay đến đâu nhưng hễ cứ đến mùa thu thì voi lại quay về nhà cũ và thăm người quản tượng. Cứ như vậy suốt mười năm thì người quản tượng mất, khi voi về không thấy chủ cũ đâu nó đã về nhà cũ quỳ xuống, rống gọi và rên rỉ mãi.. Con voi như là một con người thể hiện niềm chua xót của mình khi mất người thân. Cứ như vậy cách vài năm nó lại quay về thăm làng một lần. 

Tình cảm giữa voi và người quản tượng đã trở thành tình cảm ruột thịt. Họ đối xử với nhau bằng sự chân thành, tình yêu thương và sự thấu hiểu vậy nên trong lòng người quản tượng hay chú voi thì họ chính là người thân của nhau. Qua đó, để lại cho chúng ta bài học sâu sắc về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm chắc chắn trong lý thuyết xác suất và vai trò của nó (150 ký tự)

Khái niệm chống rung động và vai trò của nó trong kỹ thuật

Khái niệm về bệ đỡ và vai trò của nó trong cơ khí và kỹ thuật. Các loại bệ đỡ thông dụng và ứng dụng của chúng. Tính toán và thiết kế bệ đỡ, bao gồm lựa chọn vật liệu, kích thước và độ bền cơ học. Hướng dẫn về cách lắp đặt và bảo dưỡng bệ đỡ, bao gồm kiểm tra, bảo trì và thay thế linh kiện.

Khái niệm về bộ phận máy - Định nghĩa, vai trò, loại và cấu tạo của bộ phận máy, vật liệu và kỹ thuật sản xuất.

"Khái niệm về ngành điện lực, vai trò và định nghĩa trong đời sống và kinh tế. Hệ thống điện lực và cách hoạt động. Các nguồn năng lượng điện và ảnh hưởng của chúng. Quá trình phân phối và vận hành hệ thống điện lực. Các vấn đề và giải pháp trong ngành điện lực."

Vận chuyển điện - Định nghĩa, khái niệm và ứng dụng

Nguồn cung cấp điện và vai trò quan trọng trong đời sống và kinh tế. Các loại nguồn cung cấp điện bao gồm nguồn điện mạng, năng lượng mặt trời, gió, thủy điện và nhiên liệu hóa thạch. Hệ thống phân phối điện và cách hoạt động của nó. Tiêu chuẩn an toàn trong ngành điện và tầm quan trọng của chúng.

Khái niệm về ổn định điện

Phát triển hạ tầng điện - Định nghĩa, vai trò và nguồn điện tái tạo

Khái niệm về quản lý điện lực và vai trò của nó trong ngành điện. Cơ sở lý thuyết và công cụ quản lý điện lực. Quản lý sản xuất điện, quản lý phân phối điện, quản lý khách hàng và quản lý năng lượng.

Xem thêm...
×