Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Bài 9. Amino acid và peptide trang 31, 32, 33 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức

Hợp chất nào sau đây là amino acid?

Cuộn nhanh đến câu

9.1

Hợp chất nào sau đây là amino acid?

A. H2NCH2COOCH3                                                        B. CH3NHCH2CH3.

C. H2NCH2COOH                                                            D. HOCH2COOH.


9.2

Amino acid thiết yếu là các amino acid

A. có thể được tổng hợp bởi cơ thể con người.

B. phải được lấy thông quá chế độ ăn uống.

C. không cần thiết cho sức khỏe con người

D. chỉ được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật.


9.3

H2N – CH2 – COOH tồn tại chính ở dạng

A. phân tử trung hòa                                                         B. ion lưỡng cực

C. cation                                                                           D. anion.


9.4

Tính chất nào sau đây là tính chất vật lí đặc trưng của amino acid?

A. Nhiệt độ nóng chảy cao.

B. Không hòa tan trong nước

C. Là chất khí ở nhiệt độ phòng

D. Có độc tính rất cao.


9.5

Tính chất nào sau đây là tính chất hóa học đặc trưng của amino acid?

A. Tính oxi hóa mạnh                                                      B. Tính khử mạnh

C. Tính lưỡng tính                                                            D. Tính acid mạnh.


9.6

Qúa trình di chuyển của các amino acid trong điện trường được gọi là

A. sự điện di                                                                     B. sự điện li

C. sự điện phân                                                                 D. sự điện giải.


9.7

Loại liên kết được hình thành giữa các amino acid trong peptide được gọi là

A. liên kết ion                                                                   B. liên kết hydrogen

C. liên kết peptide                                                            D. liên kết cộng hóa trị


9.8

Peptide là các hợp chất hữu cơ được tạo thành từ các

A. đơn vị glucose                                                             B. acid béo

C. đơn vị α – amino acid                                                  D. đơn vị hydrocarbon.


9.9

Chất nào dưới đây là một dipeptide?

A. Gly – Ala                                                                     B. Gly – Ala – Val

C. Gly – Gly – Ala – Val                                                     D. Val.


9.10

Phản ứng nào sau đây được sử dụng để nhận biết peptide?

A. Phản ứng màu với iodine.

B. Phản ứng màu biuret.

C. Phản ứng với thuốc thử Tollens.

D. Phản ứng với thuốc tử Fehling.


9.11

Hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a, b, c, d ở các câu 9.11 - 9.15

Các phát biểu về cấu tạo của amino acid:

a) Chúng luôn chứa đồng thời nhóm amino và nhóm carboxyl.

b) Số nhóm carboxyl luôn nhiều hơn số nhóm amino.

c) Luôn tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực.

d) Trong Glu, số nhóm carboxyl nhiều hơn số nhóm amino.


9.12

Các phát biểu về tính chất của amino acid:

a) Đều là chất rắn ở điều kiện thường.

b) Thường tan tốt trong nước.

c) Vừa phản ứng được với acid mạnh, vừa phản ứng được với base mạnh

d) Có thể phản ứng được với carboxylic acid tạo ester.


9.13

Một học sinh viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của amino acid:

a) H2NCH2COOH + CH3CH2OH  H2NCH2CH2COOCH3 + H2O

b) HCl + H2NCH(CH3)COOH  ClH3NCH(CH3)COOH

c) H2NCH(CH3)COOH + NaOH  H2NCH(CH3)COONa + H2O

d) n H2N[CH2]5COOH  -(-HN – [CH2]5 – CO -)-n + n H2O


9.14

Các phát biểu về cấu tạo của peptide:

a) Peptide được cấu thành từ các đơn vị α - và β – amino acid.

b) Tetrapeptide thường chứa bốn liên kết peptide trong phân tử.

c) Trong phân tử Gly – Ala – Val, thì Gly là amino acid đầu N.

d) Có thể điều chế bốn dipeptide khác nhau từ Gly và Val.


9.15

Các phát biểu về tính chất của peptide:

a) Thủy phân hoàn toàn Gly – Ala – Val thì thu được Gly, Ala và Val.

b) Thủy phân hoàn toàn Gly – Ala – Val có thể thu được Gly – Ala và Ala – Val.

c) Gly – Ala – Val phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo thành dung dịch màu tím.

d) Gly – Glu phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH thu được H2NCH2COONa.


9.16

Có bao nhiêu dipeptide khác nhau được hình thành từ alanine và glycine?


9.17

Tại sao các amino acid có nhiệt độ nóng chảy cao (đều là chất rắn ở điều kiện thường) và tan tốt trong nước?


9.18

Tại sao các amino acid có tính lưỡng tính. Viết phương trình hóa học minh họa tính lưỡng tính của glycine.


9.19

Chỉ dùng quỳ tím, hãy phân biệt ba dung dịch sau: glycine, lysine và glutamic acid.


9.20

Phân biệt amino acid tự nhiên, amino acid tiêu chuẩn và amino acid thiết yếu.


9.21

Viết dạng ion lưỡng cực cho các amino acid sau: glycine; alanine; valine; lysine và glutamic acid.


9.22

Thủy phân hoàn toàn heptapeptide (F) thu được Ser – Asp – Phe (G), Ala – His – Ser (H) và Phe – Ala (I). Biết Ala là amino acid đầu C trong F. Hãy cho biết trật tự liên kết giữa các amino acid trong F.


9.23

Enkephalin (A) là các cấu tử pentapeptide của các endorphin. Xác định trật tự các amino acid trong A từ các dữ kiện sau: Thủy phân hoàn toàn A thu được Gly, Phe, Leu và Tyr; thủy phân không hoàn toàn A thu được Gly – Gly – Phe và Tyr – Gly. Biết Tyr (tyrosine) là amino acid đầu N


9.24

Thủy phân hoàn toàn Bradykinin (B) thu được: 2Agr, Gly, 2Phe, 3Pro và Ser. Thủy phân không hoàn toàn B thu được Pro – Pro – Gly, Ser – Pro – Phe, Pro – Gly – Phe. Arg – Pro và Phe – Ser. Biết Arg là amino acid đầu C. Xác định trật tự liên kết của amino acid trong B.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về khách hàng sử dụng điện và hệ thống cung cấp điện cho khách hàng. Phương pháp đo lường tiêu thụ điện và yêu cầu, quy định về tiêu thụ điện.

Khái niệm về máy biến thế

Khái niệm về dạng khô

Khái niệm về dạng dầu, định nghĩa và các loại dạng dầu phổ biến. Cấu trúc và tính chất của dạng dầu. Sản xuất và ứng dụng của dạng dầu trong đời sống và công nghiệp.

Khái niệm về tiêu chuẩn an toàn điện áp

Khái niệm về máy biến thế và vai trò của nó trong hệ thống điện. Nguyên lý hoạt động và tính năng của máy biến thế. Ứng dụng của máy biến thế trong việc tăng giảm điện áp, điều chỉnh công suất và bảo vệ thiết bị điện.

Khái niệm về chống chịu bụi - Định nghĩa và vai trò trong bảo vệ sức khỏe con người. Nguyên nhân và tác động của bụi đến sức khỏe. Phương pháp chống chịu bụi và quy định, hướng dẫn để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động và cộng đồng.

Khái niệm chống chịu độ ẩm - định nghĩa, vai trò trong công nghiệp và đời sống. Nguyên lý hoạt động và các loại chống chịu độ ẩm. Ứng dụng trong đời sống, y tế, thực phẩm, công nghiệp và điện tử.

Khái niệm về thiết bị bảo vệ điện

Khái niệm về cầu dao: định nghĩa và vai trò trong điện học

Xem thêm...
×