Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Đề thi giữa kì 1 Toán 12 - Đề số 7

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Cho hàm số y = f(x) liên tục trên R và có bảng biến thiên như hình vẽ. Mệnh đề nào sau đây đúng?

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 :

Cho hàm số y = f(x) liên tục trên R và có bảng biến thiên như hình vẽ. Mệnh đề nào sau đây đúng?

  • A

    Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng (;2)(3;0)

  • B

    Hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng (3;2)

  • C

    Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng (0;1)

  • D

    Hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng (0;+)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Quan sát bảng biến thiên và nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Nhìn vào bảng biến thiên ta thấy đồ thị hàm số đã cho đồng biến trên khoảng (-∞;-2) và (0;1); nghịch biến trên khoảng (-2;0) và (1;+∞).

Câu 2 :

Cho hàm số f(x) có đạo hàm f(x)=x(x+1)2(x2)3, xR. Số điểm cực trị của hàm số là

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    0

Đáp án : B

Phương pháp giải :

x0 là điểm cực trị của hàm số f(x) nếu f(x0)=0f(x0) đổi dấu qua x0.

Lời giải chi tiết :

f(x)=x(x+1)2(x2)3=0[x=0x=1x=2.

f(x) đổi dấu qua x=0, x=2.

Vậy số điểm cực trị của hàm số là 2.

Câu 3 :

Cho hàm số y = f(x) có đồ thị như hình vẽ bên.

Gọi M và m lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số trên đoạn [-2;2]. Tính M + m.

  • A

    -1

  • B

    -2

  • C

    0

  • D

    -3

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Quan sát đồ thị và nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Dựa vào đồ thị ta thấy:

max, \mathop {\min }\limits_{[ - 2;2]} f(x) = f( - 1) = f(2) =  - 2. Vậy M + m = 0 + (-2) = -2.

Câu 4 :

Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như hình vẽ dưới đây. Hỏi đồ thị của hàm số đã cho có bao nhiêu đường tiệm cận?

  • A

    1

  • B

    4

  • C

    2

  • D

    3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Quan sát bảng biến thiên và nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Dựa vào bảng biến thiên ta có: \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} f(x) =  + \infty nên x = 1 là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.

Mặt khác: \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } f(x) = 1, \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } f(x) =  - 1 nên y = 1, y = -1 là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.

Vậy đồ thị có 3 tiệm cận.

Câu 5 :

Đường tiệm cận xiên của đồ thị hàm số y = \frac{{{x^2} + 3x}}{{x - 2}} là:

  • A

    y = x - 5

  • B

    y = 5x

  • C

    y = x + 5

  • D

    y =  - x - 5

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Thực hiện phép chia đa thức (ở tử) cho đa thức (ở mẫu) ta được y = ax + b + \frac{M}{{cx + d}}(a≠0) với M là hằng số.

Đường thẳng y = ax + b (a≠0) gọi là đường tiệm cận xiên của đồ thị hàm số y = f(x) nếu \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \left[ {f(x) - (ax + b)} \right] = 0 hoặc \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \left[ {f(x) - (ax + b)} \right] = 0.

Kết luận đường thẳng y = ax +b là đường tiệm cận xiên của đồ thị hàm số.

Lời giải chi tiết :

Ta có: y = y = \frac{{{x^2} + 3x}}{{x - 2}} = x + 5 + \frac{{10}}{{x - 2}} = f(x).

Từ đó: \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \left[ {f(x) - \left( {x + 5} \right)} \right] = \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \frac{{10}}{{x - 2}} = 0.

Vậy đường thẳng y = x + 5 là đường tiệm cận xiên của đồ thị hàm số đã cho.

Câu 6 :

Tọa độ tâm đối xứng của đồ thị hàm số y = {x^3} - 3x + 1 là:

  • A

    (-1;3)

  • B

    (1;0)

  • C

    (1;-1)

  • D

    (0;1)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tìm điểm thuộc đồ thị có hoành độ tại y’’=0.

Lời giải chi tiết :

y' = 3{x^2} - 3, y'' = 6x = 0 \Leftrightarrow x = 0.

Thay x = 0 vào hàm số, được y = 1.

Câu 7 :

Cho ba vecto \overrightarrow a ,\overrightarrow b ,\overrightarrow c không đồng phẳng. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

  • A

    Nếu \overrightarrow a ,\overrightarrow b ,\overrightarrow c không đồng phẳng thì từ m\overrightarrow a  + n\overrightarrow b  + p\overrightarrow c  = \overrightarrow 0 ta suy ra m = n = p = 0

  • B

    Nếu có m\overrightarrow a  + n\overrightarrow b  + p\overrightarrow c  = \overrightarrow 0 , trong đó {m^2} + {n^2} + {p^2} > 0 thì \overrightarrow a ,\overrightarrow b ,\overrightarrow c đồng phẳng

  • C

    Với ba số thực m, n, p thỏa mãn m + n + p \ne 0 ta có m\overrightarrow a  + n\overrightarrow b  + p\overrightarrow c  = \overrightarrow 0 thì \overrightarrow a ,\overrightarrow b ,\overrightarrow c đồng phẳng

  • D

    Nếu giá của \overrightarrow a ,\overrightarrow b ,\overrightarrow c đồng quy thì \overrightarrow a ,\overrightarrow b ,\overrightarrow c đồng phẳng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết vecto cùng phương, vecto đồng phẳng.

Lời giải chi tiết :

Câu D sai. Ví dụ phản chứng: 3 cạnh của hình chóp tam giác đồng quy tại 1 đỉnh nhưng chúng không đồng phẳng.

Câu 8 :

Hình bên là đồ thị của hàm số f’(x). Hỏi hàm số y = f(x) đồng biến trên khoảng nào dưới đây?

  • A

    (2; + \infty )

  • B

    (1;2)

  • C

    (0;1)

  • D

    (0;1)(2; + \infty )

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Quan sát đồ thị và nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Dựa vào đồ thị ta thấy f'(x) > 0,\forall x > 2 nên y = f(x) đồng biến trên (2; + \infty ).

Câu 9 :

Đường cong hình bên là đồ thị của hàm số y = a{x^3} + b{x^2} + cx + d. Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A

    a > 0, b < 0, c > 0, d > 0

  • B

    a > 0, b < 0, c < 0, d > 0

  • C

    a > 0, b > 0, c < 0, d > 0

  • D

    a < 0, b > 0, c > 0, d < 0

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào sự biến thiên và cực trị của hàm số để xét dấu.

Lời giải chi tiết :

Dựa vào đồ thị ta thấy \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } y =  + \infty nên a > 0. Loại D.

Đồ thị đi qua điểm (0;d) nên d > 0 (vì đồ thị cắt trục tung tại điểm có tung độ dương).

Hàm số đạt cực trị tại hai điểm {x_1},{x_2}. Dựa vào hình vẽ ta thấy {x_1} < 0,x{}_2 > 0{x_1} + {x_2} > 0.

Mặt khác, y' = 3a{x^2} + 2bx + c \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{x_1} + {x_2} = \frac{{ - 2b}}{{3a}} > 0 \Rightarrow b < 0}\\{{x_1}{x_2} = \frac{c}{{3a}} < 0 \Rightarrow c < 0}\end{array}} \right.

Câu 10 :

Cho hàm số có bảng biến thiên như hình vẽ sau.

Xác định công thức của hàm số.

  • A

    y = \frac{{x - 4}}{{2x + 2}}

  • B

    y = \frac{{ - 2x - 4}}{{x + 1}}

  • C

    y = \frac{{ - 2x + 3}}{{x + 1}}

  • D

    y = \frac{{2 - x}}{{x + 1}}

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào sự biến thiên, tiệm cận và các điểm hàm số đi qua để lập hệ phương trình tìm hệ số.

Lời giải chi tiết :

Đồ thị hàm số có tiệm cận đứng x = -1 và tiệm cận ngang y = -2. Loại A và D.

Xét hàm số y = \frac{{ - 2x - 4}}{{x + 1}}y' = \frac{2}{{{{(x + 1)}^2}}} > 0. Hàm số đồng biến trên các khoảng xác định của nó.

Xét hàm số y = \frac{{ - 2x + 3}}{{x + 1}}y' = \frac{{ - 5}}{{{{(x + 1)}^2}}} < 0. Hàm số nghịch biến trên các khoảng xác định của nó.

Mà theo bảng biến thiên thì hàm số nghịch biến. Ta chọn hàm số y = \frac{{ - 2x + 3}}{{x + 1}}.

Câu 11 :

Cho tứ diện hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông ABCD cạnh bằng a và các cạnh bên đều bằng a. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của AD và SD. Số đo góc (MN,SC) bằng

  • A

    {45^o}

  • B

    {30^o}

  • C

    {90^o}

  • D

    {60^o}

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tính góc thông qua tích vô hướng của 2 vecto.

Lời giải chi tiết :

Ta có: AC = a\sqrt 2  \Rightarrow A{C^2} = 2{a^2} = {a^2} + {a^2} = S{A^2} + S{C^2}. Suy ra \Delta SAC vuông tại S.

Khi đó: \overrightarrow {NM} .\overrightarrow {SC}  = \frac{1}{2}\overrightarrow {SA} .\overrightarrow {SC}  = 0. Suy ra \left( {\overrightarrow {NM} ,\overrightarrow {SC} } \right) = {90^o}, tức \left( {MN,SC} \right) = {90^o}.

Câu 12 :

Cho hai vecto \overrightarrow a ,\overrightarrow b  \ne 0. Xác định góc giữa hai vecto \overrightarrow a ,\overrightarrow b khi \overrightarrow a .\overrightarrow b  =  - \left| {\overrightarrow a } \right|.\left| {\overrightarrow b } \right|.

  • A

    \alpha  = {180^o}

  • B

    \alpha  = {0^o}

  • C

    \alpha  = {90^o}

  • D

    \alpha  = {45^o}

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính tích góc giữa hai vecto.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \overrightarrow a .\overrightarrow b  =  - \left| {\overrightarrow a } \right|.\left| {\overrightarrow b } \right| \Rightarrow \cos (\overrightarrow a ,\overrightarrow b ) = \frac{{\overrightarrow a .\overrightarrow b }}{{\left| {\overrightarrow a } \right|.\left| {\overrightarrow b } \right|}} =  - 1 \Rightarrow (\overrightarrow a ,\overrightarrow b ) = {180^o}.

Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai.
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1 : Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Cho hàm số f(x) xác định trên R có đồ thị như sau:

a) Đồ thị hàm số đã cho có một 1 cực trị

Đúng
Sai

b) Hàm số đã cho đồng biến trên R

Đúng
Sai

c) Điểm (1;2) là tâm đối xứng của đồ thị hàm số y = f(x)

Đúng
Sai

d) Đồ thị hàm số f(x) là y = {x^3} - 3{x^2} + 3x - 1

Đúng
Sai
Đáp án của giáo viên lời giải hay

a) Đồ thị hàm số đã cho có một 1 cực trị

Đúng
Sai

b) Hàm số đã cho đồng biến trên R

Đúng
Sai

c) Điểm (1;2) là tâm đối xứng của đồ thị hàm số y = f(x)

Đúng
Sai

d) Đồ thị hàm số f(x) là y = {x^3} - 3{x^2} + 3x - 1

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Quan sát đồ thị và nhận xét.

Lời giải chi tiết :

a) Sai. Hàm số f(x) không có cực trị.

b) Đúng. Hàm số đã cho đồng biến trên R.

c) Đúng. Điểm (1;2) là tâm đối xứng của đồ thị hàm số y = f(x) vì nó là điểm uốn của đồ thị.

d) Sai. Đồ thị hàm số y = {x^3} - 3{x^2} + 3x - 1 cắt trục tung tại điểm (0;-1), còn đồ thị trên hình vẽ cắt trục tung tại điểm (0;1).

Câu 2 : Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Cho đồ thị của hàm số f(x) như sau:

a) Đồ thị hàm số f(x) có tiệm cận đứng x = 0

Đúng
Sai

b) Đồ thị hàm số nhận gốc tọa độ O làm tâm đối xứng

Đúng
Sai

c) Hàm số f(x) nghịch biến trên mỗi khoảng  và

Đúng
Sai

d) Đồ thị hàm số f(x) có điểm cực đại (-3;-4) và điểm cực tiểu (1;4)

Đúng
Sai
Đáp án của giáo viên lời giải hay

a) Đồ thị hàm số f(x) có tiệm cận đứng x = 0

Đúng
Sai

b) Đồ thị hàm số nhận gốc tọa độ O làm tâm đối xứng

Đúng
Sai

c) Hàm số f(x) nghịch biến trên mỗi khoảng  và

Đúng
Sai

d) Đồ thị hàm số f(x) có điểm cực đại (-3;-4) và điểm cực tiểu (1;4)

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Quan sát đồ thị và nhận xét.

Lời giải chi tiết :

a) Sai. Đồ thị hàm số f(x) có tiệm cận đứng x = -1.

b) Sai. Tâm đối xứng của đồ thị là điểm (-1;0).

c) Sai. Hàm số f(x) đồng biến trên mỗi khoảng ( - \infty ; - 3)(1; + \infty )

d) Đúng. Đồ thị hàm số f(x) có điểm cực đại (-3;-4) và điểm cực tiểu (1;4) .

Câu 3 : Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Cho tứ diện ABCD có các cạnh đều bằng a.

a) \overrightarrow {AD}  + \overrightarrow {CB}  + \overrightarrow {BC}  + \overrightarrow {DA}  = \overrightarrow 0

Đúng
Sai

b) \overrightarrow {AB} .\overrightarrow {BC}  =  - \frac{{{a^2}}}{2}

Đúng
Sai

c) \overrightarrow {AC} .\overrightarrow {AD}  = \overrightarrow {AC} .\overrightarrow {CD}

Đúng
Sai

d) AB \bot CD

Đúng
Sai
Đáp án của giáo viên lời giải hay

a) \overrightarrow {AD}  + \overrightarrow {CB}  + \overrightarrow {BC}  + \overrightarrow {DA}  = \overrightarrow 0

Đúng
Sai

b) \overrightarrow {AB} .\overrightarrow {BC}  =  - \frac{{{a^2}}}{2}

Đúng
Sai

c) \overrightarrow {AC} .\overrightarrow {AD}  = \overrightarrow {AC} .\overrightarrow {CD}

Đúng
Sai

d) AB \bot CD

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Sử dụng quy tắc cộng vecto, lý thuyết các vecto bằng nhau, vecto đối nhau, công thức tính góc giữa hai vecto.

Lời giải chi tiết :

a) Đúng. \overrightarrow {AD}  + \overrightarrow {CB}  + \overrightarrow {BC}  + \overrightarrow {DA}  = \overrightarrow {AD}  + \overrightarrow {DA}  + \overrightarrow {BC}  + \overrightarrow {CB}  = \overrightarrow 0 .

b) Đúng. \overrightarrow {AB} .\overrightarrow {BC}  =  - \overrightarrow {BA} .\overrightarrow {BC}  =  - a.a.\cos {60^o} =  - \frac{{{a^2}}}{2}.

c) Sai. \overrightarrow {AC} .\overrightarrow {AD}  = a.a.\cos {60^o} = \frac{{{a^2}}}{2}, \overrightarrow {AC} .\overrightarrow {CD}  =  - \overrightarrow {CA} .\overrightarrow {CD}  =  - a.a.\cos {60^o} =  - \frac{{{a^2}}}{2}.

d) Đúng. Giả sử I là trung điểm của CD thì CD \bot (ABI), suy ra CD \bot AB.

Câu 4 : Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Trong không gian Oxyz, cho vecto \overrightarrow a  = (2;3;1), \overrightarrow b  = ( - 1;5;2), \overrightarrow c  = (4; - 1;3)\overrightarrow x  = ( - 3;22;5).

a) \left| {2\overrightarrow a } \right| = 14

Đúng
Sai

b) \left| {\overrightarrow a  + \overrightarrow b } \right| = \sqrt {74}

Đúng
Sai

c) 3\overrightarrow a  - 2\overrightarrow c  = ( - 2;11; - 3)

Đúng
Sai

d) \overrightarrow x  =  - 2\overrightarrow a  - 3\overrightarrow b  + \overrightarrow c

Đúng
Sai
Đáp án của giáo viên lời giải hay

a) \left| {2\overrightarrow a } \right| = 14

Đúng
Sai

b) \left| {\overrightarrow a  + \overrightarrow b } \right| = \sqrt {74}

Đúng
Sai

c) 3\overrightarrow a  - 2\overrightarrow c  = ( - 2;11; - 3)

Đúng
Sai

d) \overrightarrow x  =  - 2\overrightarrow a  - 3\overrightarrow b  + \overrightarrow c

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Sử dụng các quy tắc cộng vecto, công thức tính tích vô hướng của hai vecto, độ dài vecto.

Lời giải chi tiết :

a) Sai. \left| {2\overrightarrow a } \right| = \sqrt {{4^2} + {6^2} + {2^2}}  = 2\sqrt {14} .

b) Đúng.\left| {\overrightarrow a  + \overrightarrow b } \right| = \sqrt {{1^2} + {8^2} + {3^2}}  = \sqrt {74} .

c) Đúng.3\overrightarrow a  - 2\overrightarrow c  = (6;9;3) - (8; - 2;6) = ( - 2;11; - 3)

d) Sai. Đặt \overrightarrow x  = m\overrightarrow a  + n\overrightarrow b  + p\overrightarrow c với m,n,p \in R.

Suy ra ( - 3;22;5) = m(2;3;1) + n( - 1;5;2) + p(;4; - 1;3) \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{2m - n + 4p =  - 3}\\{3m + 5n - p = 22}\\{m + 2n + 3p = 5}\end{array}} \right.

Giải hệ trên ta được m = 2, n = 3, p = -1. Vậy \overrightarrow x  = 2\overrightarrow a  + 3\overrightarrow b  - \overrightarrow c .

Phần III: Câu trắc nghiệm trả lời ngắn.
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1 : Con hãy điền từ / cụm từ/ số thích hợp vào các ô trống

Gọi giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số y = \sqrt {1 - x}  + \sqrt {1 + x} lần lượt là M, m. Tính M + 2{m^2}.

Đáp án:

Đáp án của giáo viên lời giải hay

Đáp án:

Phương pháp giải :

- Tính y’, tìm các nghiệm của y’ = 0.

- Tìm giá trị y tại các điểm cực trị của hàm số và hai đầu mút của đoạn.

Lời giải chi tiết :

Tập xác định: D = [-1;1].

Ta có: f'(x) =  - \frac{1}{{2\sqrt {1 - x} }} + \frac{1}{{2\sqrt {1 + x} }} =  - \frac{{\sqrt {1 + x} }}{{2\sqrt {1 - x} }} + \frac{{\sqrt {1 - x} }}{{2\sqrt {1 + x} }} = 0

\Leftrightarrow \sqrt {1 - x}  = \sqrt {1 + x}  \Leftrightarrow x = 0.

f( - 1) = f(1) = \sqrt 2 ; f(0) = 2.

Vậy M + 2{m^2} = 2 + 2.{\left( {\sqrt 2 } \right)^2} = 6.

Câu 2 : Con hãy điền từ / cụm từ/ số thích hợp vào các ô trống

Với giá trị nào của tham số m để đồ thị hàm số y = \frac{{m{x^2} - 4}}{{mx - 1}} có tiệm cận đứng đi qua điểm A(1;4)?

Đáp án:

Đáp án của giáo viên lời giải hay

Đáp án:

Phương pháp giải :

Sử dụng quy tắc tìm đường tiệm cận của hàm phân thức.

Lời giải chi tiết :

Tiệm cận đứng của đồ thị hàm số là x = \frac{1}{m}.

Tiệm cận đứng của đồ thị hàm số đi qua điểm A(1;4) nên \frac{1}{m} = 1 \Leftrightarrow m = 1.

Thử lại thấy thỏa mãn.

Câu 3 : Con hãy điền từ / cụm từ/ số thích hợp vào các ô trống

Trong không gian Oxyz, cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’ có A(1;0;1), B(2;1;2), D(1;-1;1), C’(4;5;-5). Tính tổng của hoành độ, tung độ, cao độ đỉnh A’.

Đáp án:

Đáp án của giáo viên lời giải hay

Đáp án:

Phương pháp giải :

Sử dụng quy tắc hình hộp.

Lời giải chi tiết :

Theo quy tắc hình hộp, ta có: \overrightarrow {AA'}  + \overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {AD}  = \overrightarrow {AC'} , suy ra \overrightarrow {AA'}  = \overrightarrow {AC'}  - \overrightarrow {AB}  - \overrightarrow {AD} .

Lại có: \overrightarrow {AC'}  = (3;5; - 6), \overrightarrow {AB}  = (1;1;1), \overrightarrow {AD}  = (0; - 1;0).

Do đó:

\overrightarrow {AA'}  = (2;5; - 7), suy ra A'(3;5; - 6). Tổng cần tìm là 3 + 5 + (-6) = 2.

Câu 4 : Con hãy điền từ / cụm từ/ số thích hợp vào các ô trống

Một chất điểm chuyển động theo quy luật s(t) = 6{t^2} - {t^3}. Tính thời điểm t (giây) tại đó vận tốc v (m/s) của chuyển động tại giá trị lớn nhất.

Đáp án:

Đáp án của giáo viên lời giải hay

Đáp án:

Phương pháp giải :

Lập bảng biến thiên và tìm giá trị lớn nhất của hàm số.

Lời giải chi tiết :

Theo giả thiết: s(t) = 6{t^2} - {t^3}, t \in (0; + \infty ).

Vận tốc của chuyển động là v(t) = s'(t) = 12t - 3{t^2}.

Ta có: v'(t) = 12 - 6t = 0 \Leftrightarrow t = 2.

Dựa vào bảng biến thiên, ta thấy vận tốc đạt giá trị lớn nhất khi t = 2.

Câu 5 : Con hãy điền từ / cụm từ/ số thích hợp vào các ô trống

Một khách sạn có 60 phòng. Chủ khách sạn nhận thấy nếu cho thuê mỗi phòng với giá 500 000 đồng/ngày thì tất cả các phòng đều được thuê hết và cứ tăng giá thêm 50 000 đồng một phòng thì có thêm 2 phòng trống. Hỏi chủ khách sạn nên cho thuê mỗi phòng với giá bao nhiêu tiền (đơn vị: nghìn đồng) một ngày để tổng doanh thu một ngày là lớn nhất.

Đáp án:

Đáp án của giáo viên lời giải hay

Đáp án:

Phương pháp giải :

Lập hàm số tính doanh thu một ngày của khách sạn và tìm giá trị lớn nhất.

Lời giải chi tiết :

Gọi giá tiền chủ khách sạn cho thuê một phòng là x (x \ge 500).

Vì cứ tăng giá thêm 50 000 đồng một phòng thì có thêm 2 phòng trống nên số phòng được thuê là:

60 - \frac{{x - 500}}{{50}}.2 = 80 - \frac{x}{{25}}.

Khi đó, tổng doanh thu 1 ngày là x\left( {80 - \frac{x}{{25}}} \right) = 80x - \frac{{{x^2}}}{{25}} = f(x).

Ta có f'(x) = 80 - \frac{{2x}}{{25}} = 0 \Leftrightarrow x = 1000.

f(x) là tam thức bậc hai có hệ số cao nhất âm nên f(x) đạt giá trị lớn nhất tại x = 1000.

Vậy để tổng doanh thu lớn nhất thì thì chủ khách sạn nên cho thuê phòng với giá 1000 nghìn đồng/ngày (tức 1 triệu đồng).

Câu 6 : Con hãy điền từ / cụm từ/ số thích hợp vào các ô trống

Cho hàm số y = \frac{{ax + b}}{{cx + d}} có đồ thị như hình. Biết a là số thực dương, hỏi trong các số a, c, d có tất cả bao nhiêu số dương?

Đáp án:

Đáp án của giáo viên lời giải hay

Đáp án:

Phương pháp giải :

Quan sát đồ thị.

Lời giải chi tiết :

Đường tiệm cận ngang của đồ thị là y = \frac{a}{c} cắt trục tung tại điểm có tung độ dương nên a.c > 0. Vì a > 0 nên c > 0.

Đường tiệm cận đứng của đồ thị là x = \frac{{ - d}}{c} cắt trục hoành tại điểm có hoành độ âm nên -d.c < 0 hay c.d > 0. Vì c > 0 nên d > 0.

Đồ thị cắt trục tung tại điểm có tung độ âm nên \frac{b}{d} < 0. Mà d > 0 nên b < 0.

Vậy ta có a, c, d là các số dương.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về vận tốc trung bình

Khái niệm về con tàu

Khái niệm về sóng biển, định nghĩa và các yếu tố ảnh hưởng đến sóng biển.

Khái niệm sự dao động và các thuật ngữ cơ bản liên quan

Khái niệm về hành khách: Định nghĩa và vai trò của hành khách trong du lịch và vận tải. Loại hành khách theo tuổi, mục đích, hành trình, phương tiện. Quy định về an toàn và bảo vệ quyền lợi. Cách tư vấn hành khách về hành trình và giấy tờ.

Khái niệm về chiếc xe

Khái niệm về Thông số - Định nghĩa, vai trò trong kỹ thuật và công nghệ. Các loại thông số và đơn vị đo, độ chính xác và sai số trong đo lường, ứng dụng của thông số trong đời sống và công nghiệp.

Khái niệm về khoảng cách di chuyển và cách đo đạc khoảng cách di chuyển. Khoảng cách di chuyển là khoảng cách giữa hai vị trí khác nhau trong quá trình di chuyển. Đơn vị đo thường là mét trong hệ SI, nhưng cũng có thể sử dụng kilômét, centimét hoặc milimét tùy thuộc vào quy mô di chuyển. Cách tính toán phụ thuộc vào đặc điểm di chuyển. Trong trường hợp di chuyển thẳng, có thể sử dụng công thức khoảng cách = vận tốc × thời gian. Trong trường hợp di chuyển không thẳng, cần sử dụng các phương pháp khác như định luật Pythagoras hoặc phân tích thành các phần di chuyển thẳng nhỏ hơn. Việc hiểu và áp dụng khái niệm này quan trọng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm vận tải, định vị GPS và cuộc sống hàng ngày. Để đo khoảng cách di chuyển, có thể sử dụng các công cụ như thước đo, bản đồ, máy đo laser và GPS. Việc chọn công cụ phù hợp cần xem xét độ chính xác, khoảng cách di chuyển và yêu cầu công việc.

Khái niệm về giai đoạn chuyển động

Khái niệm vận tốc, định nghĩa và đơn vị đo vận tốc

Xem thêm...
×