Trò chuyện
Tắt thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Lợn Xanh lá
Đại Sảnh Kết Giao
Chat Tiếng Anh
Trao đổi học tập
Trò chuyện linh tinh
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Đề thi giữa kì 1 Toán 9 Cánh diều - Đề số 1

Phần trắc nghiệm (3 điểm) Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau: Câu 1: Trong các phương trình sau, phương trình nào không phải là phương trình bậc nhất hai ẩn?

I. Trắc nghiệm
Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:
Câu 1 :

Trong các phương trình sau, phương trình nào không phải là phương trình bậc nhất hai ẩn?

  • A

    2x+3y=5.

  • B

    0x+2y=8.

  • C

    2x0y=5.

  • D

    0x0y=6.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Phương trình bậc nhất hai ẩn x và y là hệ thức dạng ax+by=c, trong đó a, b và c là các số đã biết (a0 hoặc b0).

Lời giải chi tiết :

Phương trình 0x0y=6 là phương trình bậc nhất vì hệ số a=b=0.

Đáp án D.

Câu 2 :

Hệ phương trình {2x+y=2x+y=1 có nghiệm là:

  • A

    (x;y)=(0;0).

  • B

    (x;y)=(1;0).

  • C

    (x;y)=(1;1).

  • D

    (x;y)=(1;1).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Hệ phương trình có nghiệm là cặp số (x0;y0) nếu (x0;y0) là nghiệm của hai phương trình của hệ.

Lời giải chi tiết :

Hệ phương trình {2x+y=2x+y=1 có nghiệm là (x;y)=(1;0){2.1+0=21+0=1.

Đáp án B.

Câu 3 :

Người ta cần chở một số lượng hàng. Nếu xếp vào mỗi xe 12 tấn thì thừa 3 tấn, nếu xếp vào mỗi xe 15 tấn thì có thể chở thêm 12 tấn nữa. Gọi x là số hàng cần vận chuyển và y là số xe tham gia chở hàng. Hệ phương trình thỏa mãn là:

  • A

    {x+12y=3x15y=12.

  • B

    {x12y=3x+15y=12.

  • C

    {x12y=3x+15y=12.

  • D

    {x+12y=3x+15y=12.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào đề bài để viết hệ phương trình thỏa mãn đề bài.

Lời giải chi tiết :

Vì nếu xếp mỗi xe 12 tấn thì thừa 3 tấn nên ta có phương trình x12y=3.

Vì nếu xếp vào mỗi xe 15 tấn thì có thể chở thêm 12 tấn nữa nên ta có phương trình 15yx=12 hay x+15y=12.

Vậy hệ phương trình thỏa mãn là {x12y=3x+15y=12.

Đáp án B.

Câu 4 :

Biến đổi phương trình x24x+3=0 về phương trình tích, ta được:

  • A

    (x+1)(x3)=0.

  • B

    (x+1)(x+3)=0.

  • C

    (x1)(x3)=0.

  • D

    (x1)(x+3)=0.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phân tích vế trái thành nhân tử để biến đổi phương trình về phương trình tích.

Lời giải chi tiết :

Ta có:

x24x+3=0x2x3x+3=0(x2x)(3x3)=0x(x1)3(x1)=0(x3)(x1)=0

Đáp án C.

Câu 5 :

Hệ thức 2aa+1 là một bất đẳng thức và

  • A

    a+1 là vế trái, 2a là vế phải.

  • B

    a+1 là vế trước, 2a là vế sau.

  • C

    a+1 là vế sau, 2a là vế trước.

  • D

    2a là vế trái, a+1 là vế phải.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ta gọi hệ thức dạng a>b (hay a<b, ab, ab) là bất đẳng thức và gọi a là vế trái, b là vế phải của bất đẳng thức

Lời giải chi tiết :

Hệ thức 2aa+12a là vế trái, a+1 là vế phải.

Đáp án D.

Câu 6 :

Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng:

  • A

    a<bc>d thì a+b<c+d.

  • B

    a<bc<d thì a+c<b+d.

  • C

    a>bc>d thì ac>bd.

  • D

    a>bc>d thì a+c<b+d.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào các tính chất của bất đẳng thức.

Lời giải chi tiết :

Theo tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép cộng, với a<bc<d thì a+c<b+d nên đáp án B đúng.

Đáp án B.

Câu 7 :

Bất phương trình dạng ax+b>0 (hoặc ax+b<0, ax+b0, ax+b0) là bất phương trình bậc nhất một ẩn (ẩn là x) với điều kiện:

  • A

    a, b là hai số đã cho.

  • B

    a, b là hai số đã cho và a0.

  • C

    a0.

  • D

    a và b khác 0.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bất phương trình dạng ax+b<0 (hoặc ax+b>0; ax+b0; ax+b0) trong đó a, b là hai số đã cho, a0 được gọi là bất phương trình bậc nhất một ẩn x.

Lời giải chi tiết :

Điều kiện của a, b là a, b là hai số đã cho và a0.

Đáp án B.

Câu 8 :

Nghiệm của bất phương trình x2>0 là:

  • A

    x>2.

  • B

    x<2.

  • C

    x<2.

  • D

    x>2.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Giải bất phương trình để tìm nghiệm.

Lời giải chi tiết :

Ta có:

x2>0x>2

Đáp án A.

Câu 9 :

Cho αβ là hai góc phụ nhau, khi đó:

  • A

    sinα=cosβ.

  • B

    sinα=cotβ.

  • C

    sinα=tanβ.

  • D

    cosα=cotβ.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nếu hai góc phụ nhau thì sin góc này bằng côsin góc kia, tang góc này bằng côtang góc kia.

Lời giải chi tiết :

Với αβ là hai góc phụ nhau thì sinα=cosβ;tanα=cotβ nên đáp án A đúng.

Đáp án A.

Câu 10 :

Cho α là góc nhọn bất kì có tanα=15, khi đó cotα bằng:

  • A

    15.

  • B

    15.

  • C

    5.

  • D

    5.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng kiến thức cotα=1tanα.

Lời giải chi tiết :

Ta có: cotα=1tanα=115=5.

Đáp án C.

Câu 11 :

Cho tam giác ABC vuông tại B có ˆA=45, AC=2. Độ dài cạnh BC là:

  • A

    BC=3.

  • B

    BC=2.

  • C

    BC=2.

  • D

    BC=1.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Biểu diễn BC theo AC và tỉ số lượng giác của góc A.

Lời giải chi tiết :

Ta có: sinA=BCAC suy ra BC=AC.sinA=2.sin45=1.

Đáp án D.

Câu 12 :

Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 5, BC = 8. Số đo góc C là: (làm tròn đến độ)

  • A

    ˆC52.

  • B

    ˆC38.

  • C

    ˆC51.

  • D

    ˆC39.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Biểu diễn tỉ số lượng giác của góc C theo AB và BC.

Sử dụng máy tính cầm tay để tính góc C theo tỉ số lượng giác của nó.

Lời giải chi tiết :

Ta có: sinC=58 suy ra ˆC39.

Đáp án D.

II. Tự luận
Câu 1 :

Giải các phương trình và bất phương trình sau:

a) (x1)(3x6)=0

b) 2x+31x2=2x13(x+3)(x2)

c) 2x4>0

d) 23x4x+5

Phương pháp giải :

a) Để giải phương trình tích (ax+b)(cx+d)=0, ta giải hai phương trình ax+b=0cx+d=0. Sau đó lấy tất cả các nghiệm của chúng.

b) Tìm điều kiện xác định, quy đồng mẫu và giải phương trình tìm được. Sau đó kiểm tra điều kiện của các nghiệm tìm được.

c, d) Dựa vào cách giải bất phương trình bậc nhất một ẩn và phương trình đưa về dạng bất phương tình bậc nhất một ẩn.

Lời giải chi tiết :

a) (x1)(3x6)=0

+) x1=0

x=1

+) 3x6=0x=1

3x=6

x=2

Vậy phương trình có nghiệm là x=1; x=2.

b) 2x+31x2=2x13(x+3)(x2)

ĐKXĐ: x3x2.

Ta có:

2x+31x2=2x13(x+3)(x2)2x+31x2=2x13(x+3)(x2)2(x2)(x+3)(x2)x+3(x+3)(x2)=2x13(x+3)(x2)2(x2)(x+3)=2x132x4x3=2x13x7=2x13x2x=13+7x=6x=6(TM)

Vậy phương trình có nghiệm là x=6.

c) 2x4>0

2x>4x>2

Vậy bất phương trình có nghiệm là x>2.

d) 23x4x+5

3x4x527x3x37

Vậy bất phương trình có nghiệm là x37.

Câu 2 :

a) Giải hệ phương trình: {3x2y=52x+y=1.

b) Giải bài toán sau bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình:

Hai xí nghiệp theo kế hoạch phải làm tổng cộng 360 công cụ. Nhờ sắp xếp hợp lý dấy chuyền sản xuất nên xí nghiệp I đã vượt mức 12% kế hoạch, xí nghiệp II đã vượt mức 10% kế hoạch. Do đó cả xí nghiệp đã làm được 400 công cụ. Tính số công cụ mỗi xí nghiệp phải làm theo kế hoạch.

Phương pháp giải :

a) Sử dụng phương pháp cộng đại số để giải hệ phương trình.

b) - Đặt ẩn và đặt điều kiện cho ẩn, lập hai phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa các ẩn, đưa về bài toán giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn.

- Giải hệ phương trình tìm được ẩn, sau đó kiểm tra điều kiện và chọn giá trị thỏa mãn.

Lời giải chi tiết :

a) Ta có:

{3x2y=52x+y=1{3x2y=54x+2y=2{7x=72x+y=1{x=12.1+y=1{x=1y=1

Vậy hệ phương trình có nghiệm là (x;y)=(1;1).

b) Gọi số dụng cụ mà xí nghiệp 1 và xí nghiệp II phải làm lần lượt là x,y (x,yN).

Theo kế hoạch, hai xí nghiệp sản xuất phải làm tổng cộng 360 dụng cụ nên ta có:

x+y=360 (1)

Thực tế, xí nghiệp I đã vượt mức 12% kế hoạch, xí nghiệp II đã vượt mức 10% kế hoạch, do đó hai xí nghiệp đã làm được 400 dụng cụ nên ta có phương trình:

(x+12%x)+(y+10%y)=400 hay 1,12x+1,1y=400 (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: {x+y=3601,12x+1,1y=400.

Giải hệ phương trình ta được: {x=200y=160(TM).

Vậy theo kế hoạch xí nghiệp I làm được 200 dụng cụ và xí nghiệp II làm được 160 dụng cụ.

Câu 3 :

Tượng đài chiến thắng là một công trình kiến trúc độc đáo được thi công nhằm kỷ niệm ngày giải phóng thị xã Long Khánh, ngày 21/04/1975 – thể hiện ý chí quyết thắng của quân và dân ta. Em hãy tính chiều cao của công trình này biết rằng khi tia nắng của mặt trời tạo với mặt đất một góc 52 thì bóng của nó trên mặt đất là 16m. (Làm tròn đến số thập phân thứ hai). (Giả sử chu vi mặt đáy khối chóp tam giác không đáng kể)

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về tỉ số lượng giác để tính chiều cao của công trình.

Lời giải chi tiết :

Giả sử hình biểu diễn như hình vẽ.

Xét tam giác ABC vuông tại A, ta có: tanBCA=ABAC

Suy ra AB=AC.tanBCA=16.tan5220,48(m)

Vậy chiều cao của công trình này là khoảng 20,48m.

Câu 4 :

Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH.

a) Biết AB=23cm; AC=6cm. Giải tam giác ABC.

b) Gọi D, E lần lượt là hình chiếu của điểm H trên AB, AC. Chứng minh BD.DA+CE.EA=AH2.

c) Lấy điểm M nằm giữa E và C, kẻ AI vuông góc với MB tại I.

Chứng minh sin^AMB.sin^ACB=HICM.

Phương pháp giải :

a) Vận dụng các kiến thức về hệ thức lượng trong tam giác vuông để giải tam giác.

b) Chứng minh ΔBHDΔHAD(g.g) suy ra BD.DA=DH2

Chứng minh ΔCHEΔHAE(g.g) suy ra CE.AE=HE2.

BD.DA+CE.AE=DH2+HE2

Chứng minh tứ giác ADHE là hình chữ nhật nên AH=DE.

Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác DHE vuông tại H, ta có: DH2+HE2=DE2.

Suy ra DH2+HE2=AH2

Từ đó ta có BD.DA+CE.AE=AH2 (đpcm)

c) Chứng minh ΔBIAΔBAM(g.g) suy ra BI.BM=AB2.

Chứng minh ΔBHAΔBAC(g.g) suy ra BH.BC=AB2.

Do đó BI.BM=BH.BC hay BIBC=BHBM.

Chứng minh ΔBHIΔBMC suy ra HIMC=BIBC.

Dựa vào kiến thức về tỉ số lượng giác, ta có: sin^AMB=ABBM; sin^ACB=ABBC.

Biến đối sin^AMB.sin^ACB=ABBM.ABBC=AB2BM.BC=BIBC=HICM. Ta được điều phải chứng minh.

Lời giải chi tiết :

a) Xét tam giác ABC vuông tại A, áp dụng định lí Pythagore trong tam giác, ta có:

BC2=AB2+AC2=(23)2+62=48 suy ra BC=48=43(cm)

Ta có: sinB=ACBC=643=32 suy ra ˆB=60.

ˆC=90ˆB=9060=30.

Vậy BC=43cm;ˆB=60;ˆC=30.

b) Xét tam giác BHD và tam giác HAD có:

^BDH=^HDA(=90)

^BHD=^HAD (cùng phụ với ^DBH)

suy ra ΔBHDΔHAD(g.g) nên BDDH=DHDA. Do đó  BD.DA=DH2. (1)

Xét tam giác CHE và tam giác HAE có:

^CEH=^HEA(=90)

^CHE=^HAE (cùng phụ với ˆC)

suy ra ΔCHEΔHAE(g.g) nên CEHE=HEAE. Do đó CE.AE=HE2. (2)

Từ (1) và (2) suy ra BD.DA+CE.AE=DH2+HE2 (3).

Vì tứ giác ADHE có ^DAE=^ADH=^AEH=90 nên tứ giác ADHE là hình chữ nhật. Do đó AH=DE.

Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác DHE vuông tại H, ta có: DH2+HE2=DE2. Suy ra DH2+HE2=AH2 (4)

Từ (3) và (4) suy ra BD.DA+CE.AE=AH2 (đpcm)

c) Xét tam giác BIA và tam giác BAM có:

^BIA=^BAM(=90)

ˆB chung

suy ra ΔBIAΔBAM(g.g) nên BIAB=ABBM. Do đó BI.BM=AB2.

Xét tam giác BHA và tam giác BAC có:

^BHA=^BAC(=90)

ˆB chung

suy ra ΔBHAΔBAC(g.g) nên BHAB=ABBC. Do đó BH.BC=AB2.

Từ đó ta có BI.BM=BH.BC suy ra BIBC=BHBM.

Xét tam giác BHI và tam giác BMC có:

ˆB chung

BIBC=BHBM (cmt)

nên ΔBHIΔBMC (c.g.c) suy ra HIMC=BIBC.

Xét tam giác AMB vuông tại A, ta có: sin^AMB=ABBM.

Xét tam giác ABC vuông tại A, ta có: sin^ACB=ABBC.

Suy ra sin^AMB.sin^ACB=ABBM.ABBC=AB2BM.BC=BI.BMBM.BC=BIBC=HICM.

Vậy sin^AMB.sin^ACB=HICM (đpcm).

Câu 5 :

Một lão nông chia đất cho con trai để người con canh tác riêng, biết rằng người con sẽ được chọn miếng đất hình chữ nhật có chu vi 800 m. Hỏi anh ta phải chọn mảnh đất có kích thước như thế nào để diện tích đất canh tác là lớn nhất.

(HD: Sử dụng bất đẳng thức ab(a+b)24).

Phương pháp giải :

Gọi hai cạnh của miếng đất là x, y.

Sử dụng bất đẳng thức: ab(a+b)24.

Lời giải chi tiết :

* Chứng minh bất đẳng thức ab(a+b)24 hay (a+b)24ab0

Ta có: (a+b)24ab0 với mọi a, b.

Vậy ab(a+b)24.

* Áp dụng bất đẳng thức trên để giải.

Gọi hai cạnh của miếng đất lần lượt là x, y (m). (0<x,y<800)

Vì chu vi của mảnh đất là 800m nên ta có: 2(x+y)=800 hay x+y=800.

Diện tích đất canh tác là xy.

Ta có: xy(x+y)2440024=40000(m2).

Dấu “=” xảy ra là giá trị lớn nhất của xy. Khi đó kích thước của mảnh đất thỏa mãn x+y=400xy=40000.

Ta có x+y=400 nên y=400x.

Thay vào xy=40000, ta được:

(400x)x=40000x2+400x40000=0x2400x+40000=0(x200)2=0x=200

Khi đó y=400200=200.

Vậy người đó phải chọn mảnh đất có kích thước 200m x 200m để diện tích đất canh tác là lớn nhất.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

More Durable: Khái niệm, ứng dụng và phương pháp tăng cường độ bền sản phẩm và vật liệu"

Less Susceptible to Fire: Definition, Role, and Applications Less susceptible to fire refers to materials, structures, or systems that have higher resistance to fire. This includes fire-resistant steel, fire-retardant concrete, and fire-resistant wood, as well as fire alarm and firefighting systems. It aims to ensure safety and protection against fire hazards, minimizing the risk of fire outbreaks and damage. Factors such as composition, structure, and production processes contribute to reducing fire susceptibility. Methods like using fire-resistant materials, altering material structure, and surface treatments reinforce fire resistance. Less susceptible to fire finds applications in construction, automotive manufacturing, electronics, and furniture production, enhancing safety in various areas of life and industry.

Khái niệm về Performance - Định nghĩa và yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất hệ thống, bao gồm phần cứng, phần mềm, mạng và người dùng. Các phương pháp đánh giá và kỹ thuật cải thiện Performance cũng được đề cập.

"Proper Care: Định nghĩa, vai trò và cách chăm sóc sức khỏe và thể chất"

Khái niệm về longevity và các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người: giới thiệu, nghiên cứu và phương pháp tăng cường tuổi thọ và sức khỏe.

Khái niệm về Damage Prevention - Tầm quan trọng phòng ngừa thiệt hại trong quản lý rủi ro. Các nguyên tắc và phương pháp phòng ngừa Damage. Thực hành Damage Prevention - Xác định rủi ro, phát hiện sớm và xử lý kịp thời, đánh giá hiệu quả.

"Fading Prevention trong các ngành in ấn, sơn, nhuộm và các ngành công nghiệp khác: định nghĩa, vai trò, nguyên nhân và các phương pháp bảo vệ sản phẩm."

Khái niệm về wear and tear prevention

Tại sao nên tiết kiệm tiền? Giới thiệu về tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền, những lợi ích và cách lập kế hoạch tiết kiệm, phương pháp tiết kiệm tiền và thực hành tiết kiệm tiền.

Khái niệm về clothing replacement

Xem thêm...
×