Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Kỳ Lân Xanh lá
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Bài 2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống trang 6, 7, 8 SBT Địa lí 12 Cánh diều

Tổng số giờ nắng trong năm nhiều và nhiệt độ trung bình năm cao là biểu hiện

Cuộn nhanh đến câu

Câu 1

Tổng số giờ nắng trong năm nhiều và nhiệt độ trung bình năm cao là biểu hiện

A. tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta.

B. của sự thay đổi thời tiết trong năm.

C. tính chất gió mùa của khí hậu nước ta.

D. tính chất ẩm của khí hậu nước ta.


Câu 2

Một trong những biểu hiện tính chất ẩm của khí hậu nước ta là

A. cân bằng ẩm trong năm luôn âm.

B. tổng lượng mưa trong năm nhỏ.

C. độ ẩm không khí trong năm cao.

D. độ ẩm không khí trong năm thấp.


Câu 3

Sự tương phản giữa mùa đông với mùa hạ ở miền Bắc và giữa mùa mưa với mùa khô ở miền Nam là do

A. lãnh thổ nước ta kéo dài nhiều vĩ độ.

B. hoạt động của gió mùa và Tín phong.

C. hoạt động của gió Tây khô nóng.

D. dải hội tụ nhiệt đới.


Câu 4

Vào đầu mùa đông, ở miền Bắc có thời tiết lạnh khô và ít mưa là do

A. gió mùa Đông Bắc đi qua lục địa Á - Âu.

B. Tín phong bán cầu Bắc hoạt động mạnh.

C. dải hội tụ nhiệt đới di chuyển qua.

D. gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh.


Câu 5

Tín phong ở nước ta hoạt động mạnh vào

A. đầu mùa đông.

B. thời kì chuyển tiếp giữa hai mùa gió.

C. giữa và cuối mùa hạ.

D. những ngày gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh.


Câu 6

Nửa sau mùa đông, ở đồng bằng Bắc Bộ và ven biển Bắc Trung Bộ thường có mưa phùn, thời tiết lạnh ẩm là do

A. gió mùa Đông Bắc đi qua biển.

B. Tín phong hoạt động mạnh.

C. gió Tây hoạt động mạnh.

D. dải hội tụ nhiệt đới bắt đầu hoạt động.


Câu 7

Từ 16°B trở vào Nam hầu như không có mùa đông lạnh vì

A. gió mùa Đông Bắc bị suy yếu dần và biến tính khi di chuyển từ Bắc vào Nam.

B. gió mùa Tây Nam hoạt động yếu hơn.

C. gió mùa Tây Nam mang thời tiết nóng, khô đến miền Nam nước ta.

D. gió mùa Đông Bắc chuyển hướng đông khi di chuyển từ Bắc vào Nam.


Câu 8

Vào đầu mùa hạ, hiện tượng khô, nóng ở dải đồng bằng ven biển miền Trung và phần phía nam của Tây Bắc là do

A. Tín phong đổi hướng.

B. gió Đông Nam biến tính.

C. gió mùa Đông Bắc di chuyển qua lục địa đã biến tính.

D. gió Tây Nam vượt qua dãy Trường Sơn gây hiệu ứng phơn.


Câu 9

Vào đầu mùa hạ, ở đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên thường có mưa lớn là do

A. gió mùa Đông Bắc đi qua biển.

B. Tín phong bán cầu Bắc hoạt động mạnh.

C. gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương thổi đến.

D. gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao chí tuyến bán cầu Nam thổi đến.


Câu 10

Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ trên toàn lãnh thổ nước ta là

A. hoạt động của Tín phong bán cầu Bắc.

B. hoạt động của gió Đông Nam.

C. gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao chí tuyến bán cầu Nam thổi đến.

D. gió mùa Đông Bắc đi qua biển kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới.


Câu 11

Ở Bắc Bộ, vào mùa hạ có gió thổi theo hướng đông nam là do

A. Tín phong bán cầu Bắc hoạt động mạnh.

B. gió mùa Đông Bắc gặp bức chắn địa hình nên chuyển hướng.

C. Tín phong bán cầu Nam hoạt động mạnh.

D. sức hút của áp thấp Bắc Bộ làm chuyển hướng gió mùa Tây Nam.


Câu 12

Tây Nguyên và Nam Bộ có mùa khô kéo dài là do

A. gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh.

B. chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới.

C. chịu ảnh hưởng nhiều của gió mùa Đông Bắc.

D. chịu ảnh hưởng của Tín phong bán cầu Bắc.


Câu 13

Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta biểu hiện qua yếu tố địa hình ở

A. địa hình đồi núi chiếm ưu thế.

B. sự đa dạng của địa hình.

C. quá trình ngoại lực diễn ra mạnh mẽ.

D. hướng của các dãy núi.


Câu 14

Quá trình xâm thực ở nước ta diễn ra mạnh là do

A. lượng mưa lớn.

B. đồi núi chiếm diện tích lớn.

C. đất fe-ra-lit chiếm diện tích lớn.

D. có nhiều cao nguyên rộng.


Câu 15

Sông của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa thường có biểu hiện nào sau đây?

A. Ít sông, nước sông lên xuống thất thường.

B. Sông nhiều nước và chế độ dòng chảy theo mùa.

C. Sông nhiều nước vào mùa xuân.

D. Sông ít nước và chế độ dòng chảy điều hoà.


Câu 16

Loại đất đặc trưng ở vùng nhiệt đới ẩm gió mùa là

A. đất fe-ra-lit.

B. đất mặn ven biển.

C. đất xám.

D. đất phù sa bạc màu.


Câu 17

Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua yếu tố sinh vật ở sự phổ biến của các loài sinh vật

A. ôn đới và hệ sinh thái rừng lá kim.

B. nhiệt đới và hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa.

C. cận nhiệt và hệ sinh thái rừng lá rộng.

D. nhiệt đới và hệ sinh thái rừng, cây bụi lá cứng.


Câu 18

Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D sau đây:

“Với tiềm năng dồi dào về lượng nhiệt, ẩm, ánh nắng, nguồn nước cùng với đất đai màu mỡ, sự phong phú đa dạng của các loài sinh vật mà trong đó có nhiều loại có năng suất sinh học cao, chất lượng tốt, ... là các điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển nền nông nghiệp toàn diện, sản xuất nông sản hàng hóa".

A. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện để sản xuất nông nghiệp diễn ra quanh năm.

B. Thiên nhiên thuận lợi nên nước ta có thể đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng, mùa nào thức ấy.

C. Nông nghiệp nước ta tạo ra nhiều sản phẩm nhiệt đới đặc trưng, có giá trị xuất khẩu cao.

D. Nhiệt cao, ẩm lớn nên sản xuất nông nghiệp của nước ta không phải đối mặt với nhiều loại dịch bệnh.


Câu 19

Cho bảng số liệu sau:

Bảng 2. Nhiệt độ không khi trung bình (t) và lượng mưa (p) các tháng tại trạm khi tượng Láng (Hà Nội) năm 2021

Cho bảng số liệu sau: Tính nhiệt độ trung bình năm tại Hà Nội

a) Tính nhiệt độ trung bình năm tại Hà Nội.

b) Tính tổng lượng mưa trong năm tại Hà Nội.

c) Hà Nội có bao nhiêu tháng lạnh vào năm 2021 (tháng lạnh là tháng có t<18℃)?

d) Hà Nội có bao nhiêu tháng khô vào năm 2021 (tháng khô khi p < 2t)?

e) Hà Nội có bao nhiêu tháng mưa nhiều (tháng mưa nhiều là tháng có p > 100 mm)? Tính tổng lượng mưa của các tháng mưa nhiều.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

×