Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Bài 14. Tính chất hóa học của kim loại trang 46, 47 SBT Hóa 12 Cánh diều

Những phát biểu nào sau đây là đúng? (a) Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là tính

Cuộn nhanh đến câu

14.1

Những phát biểu nào sau đây là đúng?

(a) Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là tính khử.

(b) Kim loại càng hoạt động hoá học thì tính khử càng mạnh.

(c) Những kim loại kém hoạt động hoá học (trơ) như vàng, platinum không thể hiện tính khử.

(d) Kim loại bạc có tính khử yếu trong khi cation có tính oxi hoá mạnh.

(e) Kim loại mạnh có thể khử các kim loại yếu hơn trong hợp kim.


14.2

Những phát biểu nào sau đây là đúng?

(a) Thông thường, kim loại M hoạt động càng mạnh thì giá trị thế điện cực chuẩn của cặp oxi hoá - khử Mn/M càng âm.

(b) Kim loại M càng kém hoạt động thì giá trị thế điện cực chuẩn của cặp oxi hoá - khử Mn+/M càng dương.

(c) Trong cặp oxi hoá - khử 2H2O/(H2+2OH)thì H2O là dạng khử, H2 là dạng oxi hoá.

(d) Magnesium là kim loại có độ hoạt động hoá học mạnh hơn nhôm (aluminium), giá trị thế điện cực chuẩn của cặp Mg2+/Mg âm hơn giá trị thế điện cực chuẩn của cặp Al3+/Al.


14.3

Dựa vào giá trị thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hoá - khử liên quan. hãy cho biết trường hợp nào sau đây không có phản ứng hoá học xảy ra ở điều kiện chuẩn. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

a) Cho kẽm (zinc) vào dung dịch tin(II) sulfate.

b) Cho sắt (iron) vào dung dịch magnesium nitrate.

c) Cho chì (lead) vào dung dịch hydrochloric acid.

d) Cho chì vào dung dịch zinc chloride.

e) Cho đồng (copper) vào nước.


14.4

Ở môi trường trung tính, quá trình 2H2O+2eH2+2OHcó giá trị

E2H2O/2OH-+H2= -0,413V. Những phát biểu nào sau đây không đúng?

(a) Những kim loại M có thế điện cực chuẩn EoM+/M<0,413V đều khử được nước ở điều kiện thường.

(b) Sodium khử được nước theo phương trình hoá học: 2Na+2H2O2NaOH+H2nên EoNa+/Na<0,413V.

(c) Nước đóng vai trò là chất khử khi phản ứng với kim loại M (như Na,K ) có thế điện cực chuẩnEoM+/M<0,413V.

(d) Khí hydrogen là sản phẩm khử của nước khi nước phản ứng với kim loại mạnh như Na,K.


14.5

Thả một đinh sắt nặng m1 gam đã được đánh sạch bề mặt vào cốc chứa dung dịch copper(II) sulfate màu xanh. Sau một thời gian thấy toàn bộ lượng đồng sinh ra đã bám vào "đinh sắt" (thực chất là phần đinh sắt chưa phản ứng). Lấy "đinh sắt" ra khỏi cốc dung dịch, sấy khô, đem cân được m2 gam.

Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai?

(a) Phản ứng diễn ra là: 2Fe(s)+3Cu2+(aq)2Fe3+(aq)+3Cu(s)

(b) Màu xanh của dung dịch copper(II) sulfate nhạt dần.

(c) So sánh, thu được kết quả m2<m1.

(d) Nếu thay đinh sắt ban đầu bằng thanh kẽm thì màu xanh của dung dịch không thay đổi.


14.6

Cho một ít bột nhôm vào muỗng đốt hoá chất rồi đốt trên ngọn lửa đèn cồn. Khi một phần bột nhôm trong muỗng cháy đỏ thì đưa nhanh muỗng vào bình chứa oxygen dư. Bột nhôm cháy nhanh và phát ra ánh sáng màu trắng rất mạnh, tạo thành hợp chất A.

Mỗi phát biểu dưới đây đúng hay sai?

(a) Nhôm bị khử tạo thành hợp chất A.

(b) Số oxi hoá của nhôm trong hợp chất A là +3 .

(c) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa nhôm và oxygen có giá trị âm 

(ΔrHo298<0).

(d) Phản ứng trên liên quan đến 2 cặp oxi hoá - khử là Al3+/AlO2/2O2.


14.7

Cho 3 thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Cho một mẩu sodium vào nước đã thêm vài giọt dung dịch phenolphthalein.

- Thí nghiệm 2: Cho một mẩu kẽm vào dung dịch hydrochloric acid loãng.

- Thí nghiệm 3: Cho một mẩu đồng vào dung dịch sulfuric acid đặc.

Mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai?

(a) Các kim loại bị oxi hoá trong cả ba thí nghiệm trên.

(b) Cả ba dung dịch đều đổi màu trong quá trình phản ứng.

(c) Thí nghiệm 3 có sinh ra khí Z. Tỉ khối hơi của khí Z so với khí X thoát ra ở thí nghiệm 1 là 32 .

(d) Tổng hệ số tối giản của các chất trong phương trình hoá học ở thí nghiệm 3 là 6 .


14.8

Dựa vào giá trị thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hoá khử Mn+/M với MCu,Hg,KZn, hãy:

a) Sắp xếp các kim loại theo chiều tính khử tăng dần.

b) Sắp xếp các cation Cu2+,Hg2+,K+,Zn2+ theo chiều tính oxi hoá tăng dần.

c) Cho biết kim loại nào có khả năng phản ứng với dung dịch hydrochloric acid ở điều kiện thường.


14.9

9 Nhóm những kim loại nào sau đây không phản ứng với dung dịch sulfuric acid đặc, nguội?

A. Fe,Al,Ag.

B. Fe, Au,Cr.

C. Fe,Al,Zn.

D. Al,Cr,Zn.


14.10

Trường hợp nào sau đây có xảy ra phản ứng hoá học? Giải thích và viết phương trình hoá học (nếu có).

a) Kim loại đồng nhúng trong dung dịch zinc sulfate.

b) Kim loại kẽm nhúng trong dung dịch silver nitrate.

c) Thả một mẩu sodium vào dung dịch copper(II) sulfate.

d) Rắc bột lưu huỳnh lên phần thuỷ ngân chảy ra từ nhiệt kế bị vỡ.

e) Thả một mẩu magnesium nóng đỏ vào nước.


14.11

Giải thích vì sao trong tự nhiên hầu như không tìm thấy các oxide của vàng.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Cấu trúc vòng sáu góc đều trong hóa học: đặc điểm, công thức phân tử và ứng dụng - Tối đa 150 ký tự.

Khái niệm độ dài liên kết trong hóa học và yếu tố ảnh hưởng đến nó. Phương pháp xác định và ứng dụng của độ dài liên kết trong nghiên cứu hóa học và công nghệ.

Khái niệm về góc liên kết và vai trò của nó trong xác định cấu trúc hình học của phân tử. Yếu tố ảnh hưởng đến góc liên kết và các loại góc liên kết phổ biến. Các phương pháp và công cụ để xác định góc liên kết trong hóa học.

Khái niệm về phân tử hydro

Khái niệm về nhóm chức trong hóa học hữu cơ và vô cơ, cấu trúc và vai trò của chúng trong các phản ứng hóa học. Phân loại nhóm chức và tính chất vật lý, hóa học của chúng. Ứng dụng của nhóm chức trong đời sống và công nghiệp.

Khái niệm về trung tâm hexagon và các đặc tính quan trọng trong hình học và đồ thị: định nghĩa, tính chất và vai trò trong việc xác định đối xứng, đường chéo và các đỉnh của hexagon.

Khái niệm về đóng vòng pi trong hóa học hữu cơ, định nghĩa và vai trò của nó

Khái niệm về hệ thống liên kết - Định nghĩa và vai trò trong hóa học, các loại liên kết hóa học như liên kết cộng hóa trị, liên kết cộng hóa trị đa phân tử, liên kết ion và liên kết kim loại, cấu trúc và đặc điểm của hệ thống liên kết, tính chất và ảnh hưởng của hệ thống liên kết trong hóa học.

Electron hóa trị và cấu trúc electron trong hóa học: định nghĩa, quy tắc bảo toàn electron và cách xác định electron hóa trị của một nguyên tử.

Khái niệm về mật độ electron: Định nghĩa và vai trò trong hóa học. Cách tính và đo mật độ electron. Tính chất và ứng dụng của mật độ electron trong nghiên cứu và thiết kế vật liệu mới.

Xem thêm...
×