Trò chuyện
Tắt thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Thỏ Xám
Đại Sảnh Kết Giao
Chat Tiếng Anh
Trao đổi học tập
Trò chuyện linh tinh
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Bài 16. Hợp kim - Sự ăn mòn kim loại trang 51, 52 SBT Hóa 12 Cánh diều

Nối các hợp kim ở cột với kim loại cơ bản - kim

Cuộn nhanh đến câu

16.1

Nối các hợp kim ở cột A với kim loại cơ bản - kim loại là thành phần chính tương ứng ở cột B.

Cột A

Cột B

1. Gang

a) Al

2. Thép

b) Cu

3. Dural

c) Fe

4. Bronze

d) Sn

5. Inox

 

6. Thiếc hàn

 


16.2

Những phát biểu nào sau đây là đúng?

(a) Hợp kim được sử dụng trong đời sống và sản xuất phổ biến hơn so với kim loại.

(b) Kim loại A có nhiệt độ nóng chảy cao hơn kim loại B, nhiệt độ nóng chảy của hợp kim A-B luôn cao hơn nhiệt độ nóng chảy của B.

(c) Tính chất hoá học của hợp kim thường tương tự tính chất của các kim loại thành phần.

(d) Hợp kim có thể cứng hơn rất nhiều các kim loại tạo nên nó.

(e) Hợp kim thường khó bị oxi hoá hơn các đơn kim loại thành phần.


16.3

"Thép 304 " là một loại thép không gỉ được dùng phổ biến trong đời sống. Các kim loại chủ yếu tạo nên loại thép này bao gồm:

A. Fe,C,Cr.                          B. Fe,Cu,Cr.           C. Fe, Cr,Ni.                   D. Fe,C,Cr,Ni.


16.4

Để lợp nhà, các tấm tôn (thép mỏng mạ kẽm) được gắn với nhau bởi các đinh thép. Theo thời gian, các tấm tôn bị ăn mòn. Những nhận định nào sau đây là đúng?

(1) Vị trí đóng đinh thép dễ xảy ra ăn mòn hơn các vị trí khác.

(2) Tấm tôn bị ăn mòn từ trong ra ngoài do thép bị ăn mòn trước kẽm.

(3) Sắt trong tấm tôn không bị ăn mòn theo thời gian.

(4) Lớp tráng kẽm bị ăn mòn trước.

A (1). (2).                                B. (1), (4).                   C. (2), (3).                   D. (1), (3), (4).


16.5

Trang sức bằng bạc có thể bị ăn mòn bởi oxygen không khí khi có mặt hydrogen sulfide, tạo thành silver sulfide có màu đen. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra. Trong trường hợp này, bạc bị ăn mòn theo dạng ăn mòn hoá học hay ăn mòn điện hoá? Cho biết vai trò của oxygen trong quá trình này.


16.6

Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự ăn mòn của gang, thép trong không khí ẩm?

(a) Dạng ăn mòn hoá học là chủ yếu, do sắt dễ dàng phản ứng với oxygen trong không khí.

(b) Carbon bị khử tại cathode.

(c) Oxygen đóng vai trò là chất oxi hoá.

(d) Tại anode, Fe bị oxi hoá thành Fe2+.

(e) Carbon đóng vai trò là cực âm (anode), sắt là cực dương (cathode) khi sự ăn mòn xảy ra.


16.7

Dural là một loại hợp kim quan trọng của nhôm, có đặc điểm là nhẹ, cứng, bền cơ học phù hợp với các ứng dụng nào sau đây?

   (1) Chế tạo cánh máy bay.(2) Áo giáp, khiên bảo vệ.                    (3) Làm ống dẫn dầu, mỏ neo.

A. (1), (2).                   B. (1).                          C. (1), (2), (3).                        D. (1), (3).


16.8

Để chống ăn mòn cho vỏ tàu biển làm bằng thép, bên cạnh việc phủ mặt ngoài của vỏ tàu bằng sơn, nhà sản xuất còn gắn nhiều khối kẽm lên mặt ngoài vỏ tàu (phần chìm trong nước). Phương pháp này còn được gọi là "anode hi sinh". Tìm hiểu và giải thích vì sao phương pháp này lại có tên gọi như vậy. Bên cạnh vỏ tàu biển, phương pháp này còn có thể áp dụng cho những trường hợp nào khác? Tìm hiểu và nêu một vài ví dụ.


16.9

Những trường hợp nào sau đây có xảy ra ăn mòn điện hoá? Giải thích.

a) Cho một mẩu sodium vào dung dịch copper(II) sulfate.

b) Nhúng một thanh kẽm vào dung dịch silver nitrate.

c) Nhúng một thanh sắt vào dung dịch iron(III) chloride.

d) Cho nước vào hỗn hợp bột magnesium, sắt và muối ăn.

e) Trộn bột Zn vào bột CuSO4.


16.10

Thực hiện thí nghiệm sau:

Buớc 1: Cho dung dịch NaCl 5% vào ống thuỷ tinh hình chữ U như hình bên.

Buớc 2: Nhúng một thanh đồng và một thanh kẽm đã làm sạch vào hai đầu của ống chữ U.

Buớc 3: Nối hai thanh kim loại bằng dây dẫn.

a) Sau bước 2, kim loại nào bị ăn mòn?

A. Đồng.                  C. Cả hai đều bị ăn mòn.            

B. Kẽm.                    D. Không kim loại nào bị ăn mòn.

 

b) Sau bước 3, những phát biểu nào sau đây đúng?

(1) Hai kim loại kẽm và đồng đều bị ăn mòn.

(2) Kẽm bị oxi hoá và đóng vai trò là anode.

(3) Cu2+ bị khử thành Cu bám vào thanh đồng, làm khối lượng thanh đồng tăng dần.

(4) Không kim loại nào bị ăn mòn, nếu thay dung dịch NaCl thành dung dịch HCl thì ăn mòn mới diễn ra.

(5) Kẽm bị ăn mòn, đồng không bị ăn mòn.

c) Khoảng vài phút sau bước 3, nhỏ vài giọt phenolphthalein vào dung dịch gần thanh đồng và quan sát thấy dung dịch dần chuyển sang màu hồng là do

A. dòng điện từ ăn mòn điện hoá đã điện phân NaCl thành dung dịch NaOH.

B. sự khử oxygen hoà tan trong dung dịch tạo môi trường base.

C. sự thuỷ phân muối NaCl làm tăng  của dung dịch.

D. do phản ứng giữa Cu và dung dịch NaCl tạo hợp chất có tính base.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Quá trình trao đổi vật chất và năng lượng trong sinh vật - Tổng quan và cơ chế trao đổi chất, năng lượng, nước và muối, tiêu hóa và hô hấp. Tầm quan trọng của quá trình này trong duy trì sự sống và cân bằng sinh thái trong tự nhiên.

Cơ quan sinh sản nam và nữ, tình dục và quá trình sinh sản, bệnh lý và vấn đề sức khỏe sinh sản

Quá trình phân giải và tổng hợp hữu cơ - Khái niệm, mục đích, và ứng dụng trong đời sống và công nghiệp

Nghiên cứu sinh học: phương pháp và ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày

Giới thiệu về tế bào và cơ chế tiếp nhận và xử lý tín hiệu trong tế bào

Sự hình thành của tế bào, quá trình sinh sản và phát triển của phôi và sinh vật - Những quá trình quan trọng trong sự sống của sinh vật.

Cơ chế di truyền bệnh và kiểm soát di truyền: Giải thích về cơ chế di truyền bệnh, đột biến gen và kiểm soát di truyền để ngăn ngừa và điều trị các bệnh di truyền quan trọng trong y khoa.

Giới thiệu về di truyền học và xã hội học - Tổng quan, lịch sử phát triển và ứng dụng

Di truyền học: Khái niệm, bước nghiên cứu và ứng dụng trong sản xuất, y khoa và khoa học. Tính chất di truyền của dòng họ, cá thể và các bệnh di truyền, cách phát hiện sớm và điều trị.

Tầm quan trọng của năng lượng đối với sinh vật

Xem thêm...
×