Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Bạch Tuộc Nâu
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Bài 28. Lipid. Carbohydrate. Protein. Polymer trang 79, 80, 81 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức

Lipid là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, …(1)… trong nước, …(2)… được trong một số dung môi hữu cơ như: xăng, dầu hỏa,…Các cụm từ phù hợp với các khoảng trống (1) và (2) lần lượt là:

Cuộn nhanh đến câu

28.1

Lipid là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, …(1)… trong nước, …(2)… được trong một số dung môi hữu cơ như: xăng, dầu hỏa,…Các cụm từ phù hợp với các khoảng trống (1) và (2) lần lượt là:

A. “không tan” và “nhưng tan”                               B. “tan” và “nhưng không tan”

C. “không tan” và “cũng không tan”                      D. “tan” và “đồng thời tan”.


28.2

Chất béo là các triester (loại ester chức 3 nhóm – COO – trong phân tử) của

A. glycerol và acid béo.                                          B. ethanol và acid béo.

C. glycerol và hydrocarbon                                    D. ethanol và hydrocarbon.


28.3

Chất béo dạng lỏng thường là

A. dầu thực vật.                                                       B. mỡ động vật.

C. bơ nhân tạo                                                         D. bơ tự nhiên.


28.4

Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm được gọi là phản ứng

A. oxi hóa.                                                               B. hydrogen hóa.

C. xà phòng hóa.                                                     D. hydrate hóa.


28.5

Trong các câu phát biểu sau, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Chất béo không tan trong nước nhưng tan trong dung môi hữu cơ.

b) Chất béo đều ở trạng thái rắn ở nhiệt độ phòng.

c) Phản ứng xà phòng hóa của chất béo tạo ra muối của acid béo và glycerol.

d) Phản ứng xà phòng hóa của chất béo là phản ứng với acid.


28.6

Trong các câu phát biểu sau, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Chất béo là các triester của glycerol và acid béo.

b) Công thức tổng quát của chất béo là (RCOO)3C3H5.

c) Glycerol là acid hữu cơ có công thức cấu tạo C3H5(OH)3.

d) Acid béo thường có mạch carbon dài, không phân nhánh.


28.7

Trong các câu phát biểu sau, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Chất béo có thể được sử dụng làm nhiên liệu trong công nghiệp.

b) Chất béo có thể được sử dụng trong chế biến thực phẩm.

c) Chất béo là một trong các nhóm thực phẩm chính của con người.

d) Chất béo không còn được sử dụng để sản xuất xà phòng.


28.8

Trong các câu phát biểu sau, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Tiêu thụ quá nhiều chất béo có nguy cơ gây bệnh béo phì.

b) Mọi loại chất béo đều có hại cho sức khỏe.

c) Nên ưu tiên sử dụng các chất béo có nguồn gốc dầu thực vật hay dầu cá.

d) Sử dụng chất béo nguồn gốc động vật nên được hạn chế.


28.9

Để tác dụng hết với lượng chất béo có trong 500g dầu dừa, người ta cần vừa đủ 90g NaOH. Giả thiết hiệu suất phản ứng là 100%, tính khối lượng glycerol và xà phòng thu được từ quá trình này.


28.10

Em hãy đề xuất một số biện pháp sử dụng chất béo trong việc ăn uống hằng ngày để có cơ thể khỏe mạnh, tránh được bệnh béo phì.


28.11 - Câu 1

Lipid là một nhóm các hợp chất hữu cơ phong phú, bao gồm chất béo (dầu và mỡ động thực vật), dầu, steroid và phospholipid. Chúng không tan trong nước nhưng tan được trong các dung môi hữu cơ. Lipid đóng một vai trò quan trọng tỏng cơ thể, từ việc là thành phần cấu trúc của màng tế bào đến việc là nguồn dự trữ năng lượng. Một phân tử chất béo đơn giản có thể được biểu diễn bằng công thức (R – COO)3C3H5, với R đại diện cho gốc hydrocarbon. Chất béo không chỉ cung cấp năng lượng mà còn tham gia vào quá trình xà phòng hóa, trong đó chất béo phản ứng với kiềm tạo glycerol và muối của acid béo.

Câu 1. Lipid tham gia vào những quá trình nào trong cơ thể?

A. Chỉ dự trữ năng lượng.

B. Chỉ cấu tạo màng tế bào.

C. Dự trữ năng lượng và cấu tạo màng tế bào.

D. Cung cấp oxygen cho tế bào.


28.11 - Câu 2

Câu 2: Phản ứng xà phòng hóa chứng minh điều gì về tính chất hóa học của chất béo?

A. Chất béo không phản ứng với kiềm.

B. Chất béo phản ứng với nước tạo thành glycerol và muối acid béo.

C. Chất béo phản ứng với kiềm tạo thành glycerol và muối acid béo.

D. Chất béo không thể tạo ra glycerol.


28.11 - Câu 3

Câu 3. So sánh chất béo bão hòa và không bão hòa, điểm khác biệt chính của chúng là gì?

A. Chất béo bão hòa chứa nhiều liên kết đôi hơn chất béo không bão hòa.

B. Chất béo không bão hòa chứa nhiều liên kết đôi hơn chất béo bão hòa.

C. Chất béo bão hòa và không bão hòa không có sự khác biệt.

D. Chất béo không bão hòa chứa ít năng lượng hơn chất béo bão hòa.


28.11 - Câu 4

Câu 4. Đề xuất một biện pháp sử dụng chất béo hợp lí trong chế độ ăn hằng ngày để tránh bệnh béo phì.

A. Tăng cường tiêu thụ chất béo bão hòa.

B. Hạn chế tất cả các loại chất béo trong chế độ ăn.

C. Ưu tiên chất béo không bão hòa từ dầu thực vật và cá.

D. Chỉ ăn các loại thực phẩm không chứa chất béo.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về Dòng điện ra và vai trò của nó trong mạch điện

Khái niệm về làm sạch và vai trò của nó trong đời sống và công nghiệp. Các loại chất gây ô nhiễm như hóa chất, khí thải, nước thải và chất độc hại. Phương pháp làm sạch môi trường bao gồm phương pháp vật lý, hóa học và sinh học. Các công nghệ làm sạch hiện đại như xử lý nước thải, xử lý khí thải và các công nghệ khác.

Khái niệm về nâng cao điện áp

Khái niệm cải thiện hiệu suất hệ thống điện lực

Giới thiệu về máy biến thế, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó. Ứng dụng chính của máy biến thế trong hệ thống điện. Máy biến thế trong công nghiệp, máy phát điện và thiết bị điện tử. Máy biến thế trong thiết bị gia dụng, đèn chiếu sáng và thiết bị điện tử cá nhân.

Khái niệm về kiểm soát điện áp

Cung cấp điện cho thiết bị đặc biệt: Khái niệm, loại nguồn, yêu cầu, và phương pháp cung cấp điện

Khái niệm về nhu cầu điện áp cao

Khái niệm về nhà máy - Định nghĩa và vai trò của nhà máy trong sản xuất và kinh tế. Các loại nhà máy - Sản xuất, chế biến, lắp ráp và tái chế. Các bộ phận của nhà máy - Sản xuất, quản lý, bảo trì và tiếp nhận nguyên vật liệu và sản phẩm. Quy trình sản xuất tại nhà máy - Tiếp nhận nguyên vật liệu đến sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh. Quản lý và bảo trì nhà máy - Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa và nâng cấp thiết bị và hệ thống. Quy trình kiểm tra và bảo dưỡng.

Khái niệm về xí nghiệp

Xem thêm...
×