Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Bài 15. Năng lượng liên kết hạt nhân trang 65, 66, 67 SBT Vật lí 12 Chân trời sáng tạo

Chọn cụm từ phù hợp để hoàn thành nhận định sau: “Khối lượng của một hạt nhân bất kì ... tổng khối lượng của các nucleon riêng lẻ cấu tạo thành hạt nhân đó”.

Cuộn nhanh đến câu

Trắc nghiệm - 15.1

Chọn cụm từ phù hợp để hoàn thành nhận định sau: “Khối lượng của một hạt nhân bất kì ... tổng khối lượng của các nucleon riêng lẻ cấu tạo thành hạt nhân đó”.

A. luôn lớn hơn.           

B. luôn bằng.

C. luôn nhỏ hơn.

D. có lúc lớn hơn, có lúc nhỏ hơn.


Trắc nghiệm - 15.2

Độ hụt khối của một hạt nhân ZAX

A. là đại lượng đặc trưng cho mức độ bền vững của hạt nhân.

B. được xác định bằng biểu thức Δm=(Zmp+(AZ)mn)mx.

C. càng lớn khi số khối của hạt nhân càng lớn.

D. là đại lượng đặc trưng cho mức độ phổ biến của hạt nhân.


Trắc nghiệm - 15.3

Chỉ ra phát biểu sai.

A. Hệ thức Einstein về mối liên hệ giữa năng lượng và khối lượng là E = mc2.

B. Khối lượng nghỉ là khối lượng của một vật khi ở trạng thái nghỉ.

C. Khối lượng của một nguyên tử có giá trị gần bằng khối lượng của hạt nhân nguyên tử đó.

D. Một hạt nhân có số khối A thì khối lượng của nó luôn lớn hơn A (amu).


Trắc nghiệm - 15.4

Nhận định nào sau đây sai khi nói về lực hạt nhân?

A. Lực hạt nhân có bản chất là lực hấp dẫn vì nó giúp kết nối các nucleon lại với nhau.

B. Lực hạt nhân có bản chất là lực tương tác mạnh.

C. Lực hạt nhân có cường độ lớn hơn nhiều lần so với cường độ của lực tĩnh điện.

D. Lực hạt nhân có phạm vi tác dụng trong bán kính hạt nhân.


Trắc nghiệm - 15.5

Đồ thị nào dưới đây mô tả gần đúng mối liên hệ giữa năng lượng liên kết riêng (Elkr) với số nucleon (A)?

 


Trắc nghiệm - 15.6

Các hạt nhân 612C,816O,24He có năng lượng liên kết lần lượt là 92,16MeV;127,6MeV;28,3MeV.Thứ tự giảm dần về mức độ bền vững của hạt nhân là:

A. 24He,816O,612C.

B. 816O,612C,24He.

C. 612C,24He,816O.

D. 24He,612C,816O.


Trắc nghiệm - 15.7

Cho khối lượng của proton, neutron, hạt nhân 2042Ca, hạt nhân 2043Ca lần lượt là mp=1,007276amu,mn=1,008665amu,mCa42=41,958622amu,mCa43=42,958770amu. Trong mỗi phát biểu sau, em hãy chọn đúng hoặc sai.

a) 2043Ca và 2042Ca đều là đồng vị của 2040Ca

b) Độ hụt khối của 2043Ca lớn hơn độ hụt khối của 2042Ca

c) Năng lượng liên kết của 2043Ca lớn hơn năng lượng liên kết của 2042Ca một lượng 9,73MeV.

d) Hạt nhân 2043Ca kém bền vững hơn hạt nhân 2042Ca


Trắc nghiệm - 15.8

Cho các hạt nhân sau 92238U,92235U,1123Na,79197Au.. Sắp xếp các hạt nhân nói trên theo mức độ bền vững tăng dần, biết rằng khối lượng của các hạt nhân nói trên và khối lượng của proton, neutron lần lượt là:

mU238=238,050788amu,mU235=234,993422amu,mNa23=22,983730amu,mAu197=196,966552amu,mp=1,007276amuvà mn=1,008665amu.

A. 1123Na,79197Au,92235U,92238U.

B. 92238U,92235U,1123Na,79197Au.

C. 92238U,92235U,79197Au,1123Na.

D. 1123Na,79197Au,92238U,92235U.


Trắc nghiệm - 15.9

Cho khối lượng của proton, neutron, hạt nhân 13T, hạt nhân 95244Am lần lượt là  mp=1,007276amu,mn=1,008665amu,mT=3,016049amuvà mAm=244,064279amu. Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Hai hạt nhân này có độ hụt khối bằng nhau.

B. Năng lượng liên kết của 95244Am lớn hơn năng lượng liên kết của 13T

C. Năng lượng liên kết riêng của 95244Am nhỏ hơn năng lượng liên kết riêng của 13T

D. Mức độ bền vững của hai hạt nhân 13T và 95244Am là bằng nhau.


Tự luận - 15.1

Tính năng lượng liên kết của 1327Al, biết khối lượng của hạt nhân 1327Al , proton và neutron lần lượt là mAl=26,97435amu,mp=1,00728amumn=1,00867amu.


Tự luận - 15.2

Tính năng lượng liên kết riêng của 1530P, biết khối lượng của hạt nhân 1530P , proton và neutron lần lượt là mP=29,97005amu,mp=1,00728amu và mn=1,00867amu.


Tự luận - 15.3

Hình 15.1 cho thấy sự phụ thuộc của năng lượng liên kết riêng theo số khối ở một số hạt nhân. Dựa vào Hình 15.1, em hãy sắp xếp mức độ bền vững theo thứ tự giảm dần của các hạt nhân sau: 52126Te,92238U,72180Hf,2656Fe,83209Bi,48110Cd.. Từ đó, em có nhận xét gì về tính bền vững của các hạt nhân có khối lượng lớn (từ sau 2656Fe) theo chiều tăng dần về số khối.

 


Tự luận - 15.4

Hạt nhân 2656Fe là một trong những hạt nhân bền vững nhất trong tự nhiên (độ phổ biến đến 91,754% trữ lượng các đồng vị sắt trong tự nhiên), trong khi đó hạt nhân nhẹ deuteri 12Dlại kém bền (độ phổ biến vào khoảng 0,015% trữ lượng các đồng vị hydrogen). Hãy cho biết năng lượng liên kết riêng của 2656Fe lớn hơn năng lượng liên kết riêng của 12Dbao nhiêu lần. Cho biết mFe=55,93494amu,mD=2,01355amu,mp=1,00728amuvà mn=1,00867amu.


Tự luận - 15.5

Xét hai hạt nhân X và Y, nếu số proton của hạt nhân X bằng số neutron của hạt nhân Y và ngược lại, số neutron của hạt nhân X bằng số proton của hạt nhân Y thì hai hạt nhân đó được gọi là một cặp hạt nhân gương. Xét một cặp hạt nhân gương 1223Mgvà 1123Nacó khối lượng lần lượt là mMg=22,99413amu và mNa=22,98373amu. Hạt nhân nào có năng lượng liên kết lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu MeV? Biết rằng mp=1,00728amu,mn=1,00867amu.


Tự luận - 15.6

Cần phải bắn một photon có năng lượng tối thiểu bằng bao nhiêu vào hạt nhân deuteri 12D (là đồng vị của hydrogen với một neutron và một proton trong hạt nhân) để phân tách hạt nhân này thành một neutron và một proton riêng rẽ? Biết rằng mD = 2,01355 amu, mp =1,00728 amu và mn = 1,00867 amu.


Tự luận - 15.7

Bắn một photon có năng lượng 3,6 MeV vào hạt nhân deuteri 12Dđể phân tách hạt nhân này thành một neutron và một proton riêng rẽ. Biết rằng, ngoài việc phân tách hạt nhân deuteri, năng lượng của photon còn cung cấp cho các hạt tạo thành một động năng ban đầu. Hãy xác định động lượng của proton và neutron nếu giả sử động năng của các hạt này sau khi được phân tách bằng nhau. Lấy khối lượng của deuteri, proton và neutron lần lượt là mD = 2,01355 amu, mp =1,00728 amu và mn = 1,00867 amu.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về truyền nhiệt và các đại lượng liên quan trong cuộc sống

Phân tách phân tử: khái niệm, các phương pháp và ứng dụng trong các quá trình hóa học

Sự phản ứng oxi hóa-khử và các ứng dụng của nó

Định luật Ohm và vai trò của nó trong điện học - Công thức tính toán định luật Ohm là I = V/R, mô tả mối liên hệ giữa điện áp, dòng điện và điện trở trong một mạch điện. Định luật này được đặt theo tên của Georg Simon Ohm, một nhà vật lý người Đức, và đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của điện học. Nó giúp hiểu rõ hơn về các vật dẫn và cách chúng tương tác với dòng điện, và có thể áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong thiết kế và xây dựng các thiết bị điện tử, hệ thống điện và các mạch điện khác.

Khái niệm về điện động học và ứng dụng trong thực tế

Phân tích hóa học: kiến thức cơ bản, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để trở thành một nhà phân tích hóa học thành công

Hóa học hữu cơ - Khái niệm, tính chất và ứng dụng của các hợp chất chứa carbon trong đời sống và công nghiệp

Định nghĩa quá trình sinh học và tầm quan trọng của nó

Khái niệm về động lực học chất rắn, định luật Newton về chuyển động, cân bằng cơ học, sức và áp lực trong chất rắn, và tương tác giữa các hạt điện tích trong điện trường.

Khái niệm về phản ứng trùng hợp và ứng dụng trong đời sống và công nghiệp

Xem thêm...
×