Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường THCS Cầu Giấy - Hà Nội
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Cầu Giấy năm 2024
Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Cầu Giấy năm 2021 Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Cầu Giấy năm 2020 Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Cầu Giấy năm 2019Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Cầu Giấy năm 2024
Trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào đáp án trước câu trả lời đúng: Câu 1. Dấy phẩy nào trong câu văn dưới đây được dùng để ngăn cách các bộ phận cùng chức vị trong câu: A. Cuối cùng, lớp trưởng Thúy Minh lên tiếng. B. Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.
Đề thi
ĐỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 TRƯỜNG THCS CẦU GIẤY
Thời gian làm bài: 45 phút
Phần 1. Trắc nghiệm (2 điểm)
Trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào đáp án trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Dấy phẩy nào trong câu văn dưới đây được dùng để ngăn cách các bộ phận cùng chức vị trong câu:
A. Cuối cùng, lớp trưởng Thúy Minh lên tiếng.
B. Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.
C. Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu che.
D. Trên đường, xe cộ đi lại nườm nượp như mắc cửi.
Câu 2. Câu văn nào dưới đây không sử dụng biện pháp so sánh?
A. Bình minh giống như một cánh hoa...
B. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu một thân cây đước.
C. Căn nhà sàn chật ních người mặc quần áo như đi hội.
D. Mùa thu, trời như một chiếc dù bay mãi lên trời cao.
Câu 3. Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ đồng nghĩa với nhau?
(chưa có ngữ liệu)
Câu 4. Câu văn nào dưới đây thuộc kiểu câu "Ai thế nào?" ?
A. Cô bé mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt đi.
B. Cà Mau là đất mưa dông.
C. Bác Tâm, mẹ của Thư đang chăm chú làm việc.
D. Thắng có cặp mắt to và sáng.
Phần 2. Tự luận (8 điểm)
Câu 1. (3 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Lúc ấy
Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ
Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.”
(Trích "Tiếng đàn Ba- la- lai- ca trên sông Đà, Quang Huy)
a. Tìm các danh từ chỉ thiên nhiên trong đoạn thơ trên?
b. Tìm chi tiết gợi lên không gian tĩnh mịch của đêm trăng.
c. Nêu tác dụng của biện pháp nhân hóa trong câu: "Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ.". Qua đó, em hiểu gì về tình cảm của tác giả với các sự vật trong đoạn thơ?
d. Đoạn thơ trên đã cho thấy sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên. Điều đó, đã gợi lên trong em tình cảm và ý thức gì đối với thiên nhiên?
Câu 2. (2 điểm) Cho đoạn văn sau:
“Ba đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục cũ của ba.
Mấy chục năm qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và gia đình tôi.”
a. Em hãy cho biết vì sao chiếc áo trở thành " kỉ vật thiêng liêng của tôi và gia đình tôi."?
b. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu văn sau:
Mấy chục năm qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi.
c. Em hãy ghi lại chính xác một câu thơ có trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 có hình ảnh cha và con.
Câu 3. (3 điểm) Hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu miêu tả một bạn học sinh khi đang chào hỏi mọi người.
Đáp án
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Phần 1. Trắc nghiệm (3 điểm)
1. C |
2. B |
3. |
4. D |
Câu 1. Dấy phẩy nào trong câu văn dưới đây được dùng để ngăn cách các bộ phận cùng chức vị trong câu:
A. Cuối cùng, lớp trưởng Thúy Minh lên tiếng.
B. Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.
C. Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu che.
D. Trên đường, xe cộ đi lại nườm nượp như mắc cửi.
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365