Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Chương 4: Địa lí các vùng kinh tế


Bài 36. Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm - SBT Địa lí 12 - Chân trời sáng tạo

Bài 37. Phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo - SBT Địa lí 12 - Chân trời sáng tạo Bài 38. Thực hành: Tìm hiểu về chủ quyền biển đảo của Việt Nam - SBT Địa lí 12 - Chân trời sáng tạo Bài 39. Thực hành: Tìm hiểu địa lí địa phương - SBT Địa lí 12 - Chân trời sáng tạo Bài 35. Thực hành: Tìm hiểu về biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long - SBT Địa lí 12 - Chân trời sáng tạo Bài 34. Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long - SBT Địa lí 12 - Chân trời sáng tạo Bài 33. Thực hành: Tìm hiểu mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường ở Đông Nam Bộ - SBT Địa lí 12 - Chân trời sáng tạo Bài 32. Phát triển kinh tế – xã hội ở Đông Nam Bộ - SBT Địa lí 12 - Chân trời sáng tạo Bài 31. Thực hành: Tìm hiểu ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với an ninh quốc phòng ở Tây Nguyên - SBT Địa lí 12 - Chân trời sáng tạo Bài 30. Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên - SBT Địa lí 12 - Chân trời sáng tạo Bài 29: Thực hành: Tìm hiểu ý nghĩa của phát triển kinh tế biển đối với an ninh quốc phòng ở Duyên hải Nam Trung Bộ - SBT Địa lí 12 - Chân trời sáng tạo Bài 28. Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ - SBT Địa lí 12 - Chân trời sáng tạo Bài 27. Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ- SBT Địa lí 12 - Chân trời sáng tạo Bài 26. Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng - SBT Địa lí 12 - Chân trời sáng tạo Bài 25. Thực hành: Tìm hiểu ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với an ninh quốc phòng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ - SBT Địa lí 12 - Chân trời sáng tạo Bài 24. Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ - SBT Địa lí 12 - Chân trời sáng tạo

Bài 36. Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm - SBT Địa lí 12 - Chân trời sáng tạo

Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta?

Cuộn nhanh đến câu

Câu 1 - 1

Câu 1 trang 116 SBT Địa Lí 12: Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.

Trả lời câu hỏi 1 trang 116 SBT Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo

Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta?

A. Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh và thành phố.

B. Ranh giới các vùng cố định, không thay đổi theo thời gian.

C. Hội tụ được nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên, dân cư và kinh tế.

D. Đóng góp lớn vào sự tăng trưởng kinh tế chung của cả nước.


Câu 1 - 2

Câu 1 trang 116 SBT Địa Lí 12: Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.

Trả lời câu hỏi 2 trang 116 SBT Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có hệ thống các cảng hàng không quốc tế, bao gồm

A. Nội Bài, Cát Bi, Điện Biên Phủ.                       

B. Nội Bài, Vân Đồn, Thọ Xuân.

C. Nội Bài, Cát Bi, Vân Đồn.                            

D. Nội Bài, Cát Bi, Vinh.


Câu 1 - 3

Câu 1 trang 116 SBT Địa Lí 12: Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.

Trả lời câu hỏi 3 trang 116 SBT Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo

Đầu mối giao thông, kinh tế quan trọng nhất của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là

A. Quảng Ngãi.                                                     

B. Thừa Thiên Huế.

C. Đà Nẵng.                                                       

D. Quảng Nam.


Câu 1 - 4

Câu 1 trang 116 SBT Địa Lí 12: Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.

Trả lời câu hỏi 4 trang 116 SBT Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo

Ý nào dưới đây đúng về đặc điểm nguồn lao động của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?

A. Số dân đông, lao động dồi dào, trình độ lao động phổ thông.

B. Ít dân, thiếu lao động, trình độ lao động còn hạn chế.

C. Số dân đông, lao động dồi dào và có trình độ chuyên môn cao.

D. Ít dân, thiếu lao động, trình độ chuyên môn cao.


Câu 1 - 5

Câu 1 trang 116 SBT Địa Lí 12: Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.

Trả lời câu hỏi 5 trang 116 SBT Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo

Tỉnh, thành phố nào dưới đây được xem là cực tăng trưởng trong tam giác tăng trưởng kinh tế Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. An Giang.                                                         

B. Kiên Giang.

C. Long An.                                                      

D. Cần Thơ.


Câu 2

Trả lời câu hỏi Câu 2 trang 117 SBT Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo

Dựa vào các hình 36.1, 36.2, 36.3 và 36.4 trang 159, 161, 163, 165 SGK, lựa chọn 2 trung tâm công nghiệp của mỗi vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta. Sau đó, hoàn thành thông tin về ngành công nghiệp ở các trung tâm công nghiệp đã chọn.


Câu 3

Trả lời câu hỏi Câu 3 trang 118 SBT Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo

Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B cho phù hợp với vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên của các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta.

Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B cho phù hợp với vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên của các vùng kinh tế


Câu 4

Trả lời câu hỏi Câu 4 trang 118 SBT Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo

Xác định thông tin đúng hoặc sai bằng cách đánh dấu (X) vào ô tương ứng thể hiện định hướng phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Thông tin

Đúng

Sai

1. Tập trung phát triển vào tứ giác Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa – Vũng Tàu.

 

 

2. Thành phố Hồ Chí Minh là cực tăng trưởng trong tứ giác phát triển kinh tế của vùng.

 

 

3. Xây dựng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trở thành trung tâm du lịch lớn nhất cả nước.

 

 

4. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

 

 

5. Phát triển khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số hàng đầu cả nước.

 

 

6. Phát triển tổng hợp kinh tế biển, trong đó đẩy mạnh nhập khẩu dầu khí.

 

 

7. Phát triển kinh tế biển như dịch vụ logistics, khai thác và chế biến dầu khí, du lịch biển.

 

 


Câu 5

Trả lời câu hỏi Câu 5 trang 119 SBT Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo

Khoanh tròn từ hoặc cụm từ thích hợp ở các cặp từ in đậm để hoàn thành đoạn thông tin dưới đây

Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế: địa hình bán bình nguyên/ đồng bằng lớn; là vùng sản xuất và xuất khẩu lương thực, thực phẩm/ sản phẩm cây công nghiệp lớn của cả nước, trong đó đóng góp 24% sản lượng lúa, 28,7% sản lượng thuỷ sản nuôi trồng cả nước (năm 2021); là khu vực có hệ thống sông ngòi, kênh, rạch chằng chịt. Vùng có các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển thế giới, khu Ramsar như Vườn quốc gia, Khu dự trữ sinh quyển thế giới mũi Cà Mau, Vườn quốc gia Phú Quốc, Khu Ramsar U Minh Thượng,... Đồng thời, vùng cũng có nhiều tiềm năng về than đá/ dầu khí và năng lượng tái tạo từ gió, Mặt Trời, thuỷ triều.

    Đặc biệt, đây là vùng đất giàu truyền thống lịch sử – văn hoá và cách mạng; là địa bàn sinh sống của cộng đồng các dân tộc như Kinh, Khơ-me, Hoa, Chăm,... với nét văn hoá sông nước độc đáo. Các điểm quần cư nông thôn sống chung với bão/ lũ và phương thức khai thác các sản vật mùa khô và mùa nước nổi. Các tỉnh, thành phố trong Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã tạo điểm nhấn đặc trưng, mang sắc thái độc đáo như Cần Thơ, An Giang/ Long An, Tiền Giang liên kết phát triển loại hình du lịch sông nước, thương mại, lễ hội. Kiên Giang phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển. Cà Mau phát triển loại hình tham quan điểm cực Nam của Tổ quốc, du lịch sinh thái tại các khu rừng ngập mặn/ rừng tre nứa đồng thời liên kết với Sóc Trăng phát triển du lịch văn hoá, lễ hội của đồng bào Khơ-me/ Hoa. Các tỉnh, thành phố trong vùng phát triển các sản phẩm đặc thù, có chất lượng cao như trái cây, khô mắm, bánh, kẹo, đường thốt nốt, cá đồng, cá biển,... Đồng thời, vùng đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng chất lượng cao tại các khu du lịch ở Cần Thơ, Châu Đốc, Rạch Giá, Phú Quốc; nâng cấp cảng hàng không Phú Quốc, Cần Thơ, Rạch Giá, Cà Mau/ Côn Đảo.

 (Nguồn: dangcongsan.vn, 2022)


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

×