Chủ đề 7. Một số quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh tế - SBT KTPL 12 Chân trời sáng tạo
Hành vi nào dưới đây là kinh doanh hợp pháp
Câu 1
Hành vi nào dưới đây là kinh doanh hợp pháp?
A. Lấn chiếm lòng, lề đường để kinh doanh.
B. Trốn thuế, kinh doanh mặt hàng cấm.
C. Kinh doanh có Giấy phép kinh doanh, nộp thuế đầy đủ.
D. Nhập hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Câu 2
Quyền của công dân được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế ngành nghề và quy mô kinh doanh được gọi là quyền gì?
A. Tự do kinh doanh.
B. Lựa chọn nghề nghiệp.
C. Tự do lao động.
D. Lựa chọn doanh nghiệp.
Câu 3
Ngành nghề nào dưới đây bị cấm kinh doanh?
A. Dược phẩm.
B. Thức ăn chăn nuôi.
C. Pháo nổ.
D. Dịch vụ việc làm.
Câu 4
Quyền tự do kinh doanh là quyền của công dân được lựa chọn
A. hợp tác kinh doanh với nhiều đối tác trong và ngoài nước.
B. hình thức tổ chức, ngành nghề, quy mô kinh doanh.
C. kinh doanh bất cứ mặt hàng nào mà pháp luật không cấm.
D. kinh doanh những mặt hàng có ưu đãi về thuế.
Câu 5
Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh là thể hiện quyền bình đẳng
A. trong tổ chức kinh tế.
B. trong kinh doanh.
C. trong tài chính.
D. trong lao động.
Câu 6
Mọi công dân đều bình đẳng trong chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng là biểu hiện của bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Bình đẳng trong quan hệ thị trường.
B. Bình đẳng trong kinh doanh.
C. Bình đẳng tìm kiếm lợi nhuận.
D. Bình đẳng quản lí kinh doanh.
Câu 7
Công dân có nghĩa vụ tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh, ngoài ra, còn phải tuân thủ các quy định pháp luật khác về
A. bảo vệ an ninh và trật tự xã hội.
B. bảo vệ đời sống của cá nhân.
C. bảo vệ không gian mạng xã hội.
D. bảo vệ môi trường và an sinh xã hội.
Câu 8
Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền của công dân trong nộp thuế?
A. Được hưởng ưu đãi về thuế, hoàn thuế.
B. Được miễn thuế hoàn toàn.
C. Được miễn cung cấp thông tin.
D. Được hưởng chính sách an sinh xã hội.
Câu 9
Nội dung nào dưới đây thể hiện nghĩa vụ của công dân trong nộp thuế?
A. Cung cấp tất cả các thông tin cho cơ quan thuế.
B. Cung cấp báo cáo tài chính nhiều năm liên tục.
C. Chấp hành các quyết định kiểm tra, thanh tra thuế.
D. Cung cấp kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
Câu 10
Người có hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm có thể bị xử lí vi phạm
A. hành chính, hình sự.
B. đạo đức, kỉ luật.
C. đạo đức, dân sự.
D. kỉ luật, hành Chính.
Câu 11
Hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp.
A |
B |
1. Người có hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh, |
A. được giữ bí mật thông tin, trừ những thông tin phải cung cấp cho cơ quan thuế; được hưởng ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế. |
2. Nghĩa vụ nộp thuế của công dân là |
B. mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế có quyền tự do lựa chọn ngành, nghề kinh doanh mà mình có tiềm năng phát triển. |
3. Quyền của công dân về kinh doanh là |
C. tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm có thể bị xử lí vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. |
4. Nghĩa vụ của công dân về kinh doanh là |
D. tuân thủ quy định của pháp luật về kinh doanh; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp t của người lao động trong doanh nghiệp và người tiêu dùng. |
5. Bình đẳng trong kinh doanh là |
E. trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm; lựa chọn hình thức, quy mô kinh doanh; quyền tự chủ kinh doanh (vốn, thị trường, khách hàng, lĩnh vực đầu tư, kinh doanh,...) |
6. Quyền của công dân trong nộp thuế là |
G. kê khai, nộp thuế theo quy định; chấp | hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế; thực hiện các quy định khác của pháp luật về thuế. |
Câu 12
Hãy cho biết các nhận định dưới đây đúng hay sai. Vì sao?
a. Nộp thuế là trách nhiệm của cá nhân và dianh nghiệp.
b. Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền can thiệp.
c. Công dân có quyền củ lựac chọn mặt hàngkinh doanh theo giấy phép kinh doanh.
d. Kinh doanh không chỉ đem lại lợi ích cho cá nhân, tổ chức mà còn góp phần đóng góp cho xã hội.
e. Cá nhân, tổ chức phải kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng kí với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
g. Tất cả các doanh nghiệp phải có Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp mới được phép hoạt động.
Câu 13
Hãy chỉ ra hậu quả của các hành vi vi phạm quyền tự do linh doanh và nghĩa vụ nộp thuế của công dân trong các trường hợp sau:
a. Ông T bán nhà nhưng đã khai không đúng giá mua bán nhà để trốn thuế từ việc chuyển nhượng bất động sản.
b. Chị C không nộp thuế thu nhập cá nhân nên đã bị cơ quan thuế lập Biên bản xử lí hành chính theo quy định của pháp luật.
c. Doanh nghiệp tư nhân A nhập lậu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm để bán cho khách hàng nhằm mục đích siêu lợi nhuận khiến quyền lợi và lợi nhuận khiến quyền và lợi ích của người tiêu dùng không được bảo đảm.
d. Công ty H đã có hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời gian quy định. Hành vi này đã bị cơ quan chức năng nhắc nhở và yêu cầu khắc phục hậu quả.
Câu 14
Hãy đọc các trường hợp sau để thực hiện yêu cầu.
Anh T là chủ hộ kin doanh, chuyên kinh doanh mặt hàng chăn, ga, gối, nệm. Vào mùa hè, doanh số bán hàng khá chậm vì nhu cầu của khách hàng chir mua ga và gối. Bạn vè khuyên anh nên nhập thêm quần áo bán thử, nếu bán được thì nên thay đổi mặt hàng kinh doanh. Tuy nhiên, anh T nhất quyết không đồng ý, chỉ bán hàng như đã đăng kí kinh doanh Bản thân anh cũng có chiến lược kinh doanh để phát triển những mặt hàng này.
Anh T đã thực hiện quyền và nghĩa vụ về kinh doanh như thế nào?
Vì sao anh T có quyết định như vậy?
Câu 15
Hãy đọc các trường hợp sau để thực hiện yêu cầu.
Anh A là Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân H, chuyên kinh doanh mặt hàng nội thất. Anh đã thu tiền bán hàng của doanh nghiệp bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản cá nhân mà không xuất hhoas đơn giá trị gia tăng với mục đích giấu doanh thu thực tế nhằm trốn thuế cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân H bị cơ quan thuế kiểm tra, lập biên bản xử phạt hành chính.
Anh A đã vi phạm nghĩa vụ nào của người kunh doanh.
Chỉ ra hậu quả hành vi vi phạm của anh A.
Câu 16
Hành vi của nhân vật trong các trường hợp sau có phù hợp sau có phù hợp với quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh không? Vì sao?
a. Chị K tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Dược, quyết định mở cửa hàng kinh doanh thuốc sau khi được Cơ quan đăng kí kinh doanh cấp Giấy phép kinh doanh. Sau đó, chị đã kết nối với khách hàng mua thuốc để khám bệnh tại nhà. Chị K cho rằng, mình đã có bằng cấp chuyên môn về Dược thì có quyền tổ chức khám chữa bệnh cho mọi người.
b. Anh A là sinh viên Đại học, đang đi làm thêm và đã tích lũy được một số vốn. Anh muốn sau khi tốt nghiệp sẽ mở một cửa hàng kinh doanh quần áo, phù hợp với chuyên ngành được đào tạo. Tuy nhiên, mẹ anh không đồng tình vì cho rằng anh chưa có kinh nghiệm làm kinh doanh nên dễ gặp rủi ro. Bà muốn anh thi tuyển vào làm viên chức ở cơ quan nhà nước để có thu nhạp ổn định. Anh A cho rằng dự định của mình là chính đáng và phù hợp với quyền tự do kinh doanh của công dân.
Câu 17
a. Chị K đã thực hiện đúng quyền của mình khi mở cửa hàng kinh doanh thuốc sau khi được cấp Giấy phép kinh doanh. Việc này thể hiện quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Không phù hợp với quy định pháp luật: Tuy nhiên, việc chị K tổ chức khám chữa bệnh tại nhà là hành vi không phù hợp với quy định pháp luật. Chỉ những người có giấy phép hành nghề khám chữa bệnh, như bác sĩ, mới có quyền thực hiện các dịch vụ khám chữa bệnh. Chị K không có quyền tự ý khám bệnh dù có bằng cấp về Dược, vì việc khám chữa bệnh cần tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về sức khỏe và an toàn cho bệnh nhân. Hành vi này có thể vi phạm pháp luật và dẫn đến hậu quả pháp lý nghiêm trọng.
b. Anh A có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp và kinh doanh theo sở thích và khả năng của mình. Việc anh muốn mở cửa hàng kinh doanh quần áo là hoàn toàn phù hợp với quyền tự do kinh doanh của công dân, miễn là anh tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến đăng ký kinh doanh.
Mặc dù mẹ anh không đồng tình với quyết định này do lo ngại về kinh nghiệm và rủi ro, nhưng quyền quyết định cuối cùng thuộc về anh. Anh A có thể trình bày lý do và kế hoạch của mình để thuyết phục mẹ. Việc anh có tích lũy vốn và chuẩn bị cho việc kinh doanh cho thấy anh đã suy nghĩ và cân nhắc về quyết định của mình.
Câu 18
Hãy đọc các tình huống sau để trả lời câu hỏi.
Với mục đích tạo thuận lợi cho người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình, chị B - cán bộ Cục Thuế tỉnh H, đã tổ chức công tác hỗ trợ người nộp thuế. Cụ thể, tại cơ quan, chị đã hướng dẫn người nộp thuế hiểu thêm các chính sách và thủ tục hành chính thuế, nhất là các quy định mới được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung. Nhờ chuyên môn giỏi, chị đã giúp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước.
Chị B đã làm gì để thực hiện trách nhiệm của công dân về kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế?
Là công dân Việt Nam, em đã thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế như thế nào để góp phần xây dựng, phát triển đất nước?
Câu 19
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ) chia sẻ sự tự giác của em trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế. Từ đó, đề ra 3 điều cần phát huy, 3 điều cần thay đổi.
Câu 20
Hãy sưu tầm những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nghãi vụ nộp thuế và cho biết đánh giá của em về hành vi đó.
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365