Chủ đề 7. Một số quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh tế - SBT KTPL 12 Chân trời sáng tạo
Tài sản được hiểu như thế nào và bao gồm những gì?
Câu 1
Tài sản được hiểu như thế nào và bao gồm những gì?
A. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
B. Tài sản là bất động sản.
C. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
D. Tài sản chỉ là vật, được hình hình thành trong quá khứ và tương lai.
Câu 2
Chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản là nội dung của quyền gì?
A. Quyền chiếm hữu.
B. Quyền sử dụng.
C. Quyền định đoạt.
D. Quyền tranh chấp.
Câu 3
Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản là nội dung của quyền gì?
A. Quyền chiếm hữu,
B. Quyền sử dụng.
C. Quyền định đoạt
D. Quyền tranh chấ
Câu 4
Chủ thể chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu huỷ tài sản là nội dung của quyền gì?
A. Quyền chiếm hữu.
B. Quyền sử dụng.
C. Quyền định đoạt.
D. Quyền tranh chấp.
Câu 5
Người không phải chủ sở hữu cũng có quyền chiếm hữu trong trường hợp nào dưới đây?
A. Khi phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp.
B. Khi người được giao quyền chiếm hữu không thông qua giao dịch dân sự.
C. Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thì chủ thể phải tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
D. Khi người chiếm hữu không phải là chủ sở hữu.
Câu 6
Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền sở hữu tài sản của công dân?
A. Trả nợ đầy đủ và đúng hạn.
B. Mượn và làm mất tài sản của người khác nhưng không chịu bồi thường.
C. Tự ý sử dụng tài sản của người khác khi chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu.
D. Lừa đảo để chiếm đoạt tài sản của người khác.
Câu 7
Trường hợp nào sau đây vi phạm quyền sở hữu tài sản của công dân?
A. Lấn chiếm đất thuộc quyền sử dụng của người khác để xây nhà.
B. Sử dụng các phần mềm công nghệ thông tin với sự đồng ý của chủ sở hữu.
C. Phát hiện cổ vật quý hiếm trong vườn nhà, đem nộp cho chính quyền,
D. Cha mẹ làm hợp đồng cho con ngôi nhà do mình đứng tên
Câu 8
Nội dung quyền sở hữu bao gồm
A. quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt.
B. quyền quản lí, quyền sử dụng và quyền định đoạt.
C. quyền chiếm hữu, quyền đòi lại tài sản và quyền định đoạt.
D. quyền thừa kế, quyền sử dụng và quyền định đoạt.
Câu 9
Trường hợp chiếm hữu nào sau đây là chiếm hữu bất hợp pháp?
A. Chiếm hữu của chủ sở hữu.
B. Chiếm hữu vật đánh rơi không khai báo.
C. Chiếm hữu do chủ sở hữu uỷ quyền.
D. Chiếm hữu thông qua việc thuê tài sản của chủ sở hữu.
Câu 10
Công dân có nghĩa vụ gì trong sở hữu tài sản?
A. Không được thực hiện hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích của người khác.
B. Tôn trọng tài sản của người khác, không được xâm phạm tài
C. Nhặt được của rơi phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc thông báo cho cơ quan có trách nhiệm để xử lí theo quy định của pháp luật.
D. Nếu làm hỏng tài sản, phải sửa chữa hoặc bồi thường tương ứng với giá trị tài sản.
Câu 11
Hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp.
A |
B |
1. Chiếm hữu không ngay tình |
A. là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu. |
2. Quyền định đoạt tài sản |
B. là việc chiếm hữu tài sản theo một trong các căn cứ chiếm hữu mà pháp luật đã quy định: chủ sở hữu chiếm hữu tài sản của mình, người không phải chủ sở hữu cũng có quyền chiếm hữu: khi được uỷ quyền quản lí tài sản; khi phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp; khi người được giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự hoặc các trường hợp khác do pháp luật quy định. |
3. Quyền sử dụng tài sản |
C. là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu huỷ tài sản. |
4. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật |
D. là chiếm hữu không dựa trên cơ sở pháp luật, không được pháp luật cho phép, thừa nhận, khi người chiếm hữu không phải là chủ sở hữu tài sản nhưng có được tài sản không dựa trên cơ sở pháp luật. |
5. Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật |
E. là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản; quyền này có thể được chuyển giao cho người khác theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. |
6. Chiếm hữu ngay tình |
G. là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu. |
Câu 12
Hãy cho biết các nhận định dưới đây đúng hay sai. Vì sao?
a. Chủ sở hữu có toàn quyền định đoạt đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình.
b. Người nào có quyền chiếm hữu tài sản thì có quyền sử dụng tài sản đó.
c. Người không phải chủ sở hữ tài sản vẫn có thể có quyền định đoạt tài sản đó.
d. Quyền định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản vẫn có thể có quyền định đoạt tài sản đó.
e. Chỉ chủ sở hữu mới có đầy đủ ba quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản.
Câu 13
Hãy phân tích, đánh giá về hành vi của chủ thể trong các trường hợp sau:
a. Chị C là người giúp việc nhà cho gia đình bà B. Chị đã có hành vi chiếm giữ và cất giấu tài sản của mọi người khi mọi người bỏ quên.
b. Anh H là người thừa kế duy nhất của mẹ ruột, tuy nhiên, anh lại không khai báo hết các di sản thừa kế do mẹ anh để lại.
c. Chị K đã sử dụng tiền tiết kiệm của mình để lập trang trại chăn nuôi bò lấy sữa, nuôi gà công nghiệp lấy trứng, lấy thịt bán ra thị trường.
d. Ông A có vay của ngân hàng B số tiền 1 tỉ đồng. Hết thời hạn vay, ông A không trả nợ theo thoả thuận, buộc ngân hàng này phải khởi kiện để thu hồi nợ.
Câu 14
Hãy đọc các trường hợp sau để trả lời câu hỏi.
Nhà chị B có nuôi bò thả rỗng ở dưới chân núi. Tháng 1 năm 2020, chi B phát hiện đàn bò của mình bị mất 1 con, chị có tổ chức đi tìm nhưng không tìm được. Đến tháng 9 năm 2020, chị phát hiện con bò của mình đang ở trong trại của nhà ông K. Chị B tìm đến nhà và đề nghị ông K trả lại con bò nhưng ông không chấp nhận. Ông cho rằng con bò đó đi lạc vào nhà ông, ông đã báo với chính quyền địa phương để thông báo tìm chủ nhân nhưng không có ai đến nhận. Ông nuôi dưỡng nó được 8 tháng, con bò này đã sinh được một con bê con. Ông K khẳng định với chị B con bò đó giờ là của ông.
Theo em, chị B có quyền đòi lại con bò không? Vì sao?
Em sẽ xử sự thế nào nếu gặp trường hợp tương tự?
Câu 15
Hãy đọc các trường hợp sau để trả lời câu hỏi.
H mượn xe máy của G để đi chơi và hứa sẽ trả lại xe cho G sau 4 giờ chiều. Đến hẹn trả xe, H vội vàng chạy xe về nhưng đến nhà thì gặp M. M đã hỏi chiếc xe máy của G vì đang có chuyện gấp. H ngập ngừng vì chiếc xe không phải của mình, liệu H có quyền cho mượn lại không. Thấy H do dự, M liền hối thúc và nói rằng H đã mượn xe của G thì H có toàn quyền quyết định cho M mượn lại, pháp luật cũng quy định như vậy.
Trong trường hợp này, H có quyền quyết định (quyền định đoạt) cho M mượn xe của G không? Vì sao?
Theo em, khi mượn xe máy của G, H có quyền và nghĩa vụ gì?
Câu 16
Hãy đọc các trường hợp sau để thực hiện yêu cầu.
Nhà ông H và nhà ông T thầu 2 đầm thả cá ở sát nhau. Ông H nuôi cá rô phi, ông T nuôi cá chép. Việc này dân trong làng đều biết. Sau một trận mưa bão, cá từ đầm nhà ông H tràn sang đầm nhà ông T. Ngay sau đó, ông T bắt cá rô phi trong đầm nhà mình để đem bán. Ông H biết chuyện đã yêu cầu ông T phải trả lại số cá rô phi đã bắt. Ông T không đồng ý vì cho rằng cá vào ao nhà ông là của ông. Hai bên cãi nhau dẫn đến mâu thuẫn càng lúc càng căng thẳng.
Cho biết ông T có thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác không?
Nêu cách xử sự của em nếu rơi vào trường hợp tương tự.
Câu 17
Hãy đọc các trường hợp sau để thực hiện yêu cầu.
Ông K là nhân viên của cơ quan Z. Do gia đình không có chỗ ở, ông Kxin cơ quan ở tạm trên phần đất thuộc quyền sử dụng của cơ quan. Lâu dần, ông K xây dựng nhà và coi đây là nhà ở thuộc quyền sở hữu của gia đình. Khi ông K nghỉ hưu, cơ quan Z thông báo sẽ lấy lại phần diện tích đất mà gia đình ông K đang sử dụng. Tuy nhiên, ông K không đồng ý và yêu cầu cơ K K quan Z phải bồi thường một căn nhà khác có giá trị tương đương nhà cũ.
Cho biết ông K có quyền sở hữu tài sản căn nhà không và giải thích.
Xác định việc ông K yêu cầu cơ quan Z bồi thường một căn nhà khác có đúng
theo quy định của pháp luật không và giải thích.
Câu 18
Hãy đọc các trường hợp sau để thực hiện yêu cầu.
Vợ chồng anh M, chị K có hai người con là Y (sinh năm 1997) và H (sinh năm 1999). Tài sản tạo lập của hai vợ chồng gồm 1 căn nhà và 1 mảnh đất có diện tích 70 m2. Năm 2023, vợ chồng anh chị đến Văn phòng công chứng T yêu cầu công chứng Hợp đồng tặng cho tài sản với nội dung tặng cho phần quyền sử dụng đất của mình cho hai con Y và H với mục đích để hai con có vốn khởi nghiệp.
Việc tặng cho quyền sử dụng đất của vợ chồng anh M, chị K có phải là nội dung quyền định đoạt không? Vì sao?
Ngoài quyền tặng cho tài sản, anh M và chị K có thể sử dụng các quyền nào khác trong quyền định đoạt tài sản của mình?
Câu 19
Khi trông thấy bạn cùng lứa tuổi đang lấy trộm tiền của người khác thì em phải làm gì?
Câu 20
Hãy chia sẻ về một hành vi vi phạm quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác mà em biết và rút ra tác hại, hậu quả của hành vi đó.
Câu 21
Em hãy lập kế hoạch thực hiện những việc cần làm nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365