Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Mèo Đỏ
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Bài 11. Phòng, chống tệ nạn xã hội - SBT Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo

Em hãy tìm hiểu những thông tin về các Bộ luật, Luật dưới đây và hoàn thành bảng sau: Luật Phòng, chống ma tuý năm 2000 sửa đổi, bổ sung 2008

Cuộn nhanh đến câu

Bài tập 1

Trả lời câu hỏi Bài tập 1 trang 57 sách bài tập GDCD 7 Chân trời sáng tạo

Em hãy tìm hiểu những thông tin về các Bộ luật, Luật dưới đây và hoàn thành bảng sau:

Luật Phòng, chống ma tuý năm 2000 sửa đổi, bổ sung 2008

Điều 3.

Nghiêm cấm các hành vi sau đây:

1. Trồng cây có chứa chất ma tuý;

2. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, mua bán, phân phối, giám định, xử lí, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nghiên cứu trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;

3. Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý; xúi giục, cưỡng bức, lôi kéo, chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma tuý;

4. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất, sử dụng trái phép chất ma tuý;

5. Hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội về ma tuý mà có;

6. Chống lại hoặc cản trở việc cai nghiện ma tuý;

7. Trả thù hoặc cản trở người có trách nhiệm hoặc người tham gia phòng, chống ma tuý;

8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý;

9. Các hành vi trái phép khác về ma tuý.

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Điều 321.Tội đánh bạc

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kì hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5 000 000 đồng đến dưới 50 000 000 đồng hoặc dưới 5 000 000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20 000 000 đồng đến 100 000 000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50 000 000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 000 000 đồng đến 50 000 000 đồng.

Điều 327. Tội chứa mại dâm (trích)

1. Người nào chứa mại dâm, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Cưỡng bức mại dâm;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Chứa mại dâm 04 người trở lên;

đ) Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;

e) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm mà tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

g) Thu lợi bất chính từ 50 000 000 đồng đến dưới 200 000 000 đồng;

h) Tái phạm nguy hiểm.

Điều 328. Tội môi giới mại dâm (trích)

1. Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;

b) Có tổ chức;

c) Có tính chất chuyên nghiệp;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Đối với 02 người trở lên;

e) Thu lợi bất chính từ 100 000 000 đồng đến dưới 500 000 000 đồng;

g) Tái phạm nguy hiểm.

Tệ nạn xã hội

Quy định của pháp luật về việc phòng, chống tệ nạn xã hội

1. Tệ nạn ma tuý

 

2. Tệ nạn mại dâm

 

3. Tệ nạn cờ bạc

 

Bài tập 2

Trả lời câu hỏi Bài tập 2 trang 59 sách bài tập GDCD 7 Chân trời sáng tạo

Em hãy cho biết những nhận định sau đúng hay sai? Hãy đánh dấu X vào ô tương ứng.

Nhận định

Đúng

Sai

1. Pháp luật nước ta quy định cấm đánh bạc dưới bất kì hình thức nào, nghiêm cấm tổ chức đánh bạc.

   

2. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng chất ma tuý là vi phạm pháp luật.

   

3. Cho trẻ em uống rượu, hút thuốc cũng là vi phạm pháp luật.

   

4. Pháp luật nước ta không bắt buộc người nghiện ma tuý phải đi cai nghiện.

   

5. Việc bán hoặc cho trẻ em sử dụng những văn hoá phẩm đồi trụy, đồ chơi hoặc trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ là vi phạm pháp luật.

   

6. Những người có điều kiện, có tiền thì được phép sử dụng chất ma tuý.

   

7. Tổ chức đánh bạc với quy mô nhỏ thì không vi phạm pháp luật.

   

Bài tập 3 - Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 60 sách bài tập GDCD 7 Chân trời sáng tạo

Trả lời câu hỏi 1 trang 60 sách bài tập GDCD 7 Chân trời sáng tạo

Nội dung nào dưới đây không phải là quy định của pháp luật nước ta về phòng, chống tệ nạn xã hội?

A. Cấm đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào.

B. Nghiêm cấm sử dụng trái phép chất ma tuý.

C. Cấm tiếp xúc với người mắc tệ nạn xã hội.

D. Nghiêm cấm hành vi dụ dỗ, dẫn dắt mại dâm.


Bài tập 3 - Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 60 sách bài tập GDCD 7 Chân trời sáng tạo

Ý kiến nào dưới đây là biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội?

A. Hạn chế nhận thức về tác hại của tệ nạn xã hội.

B. Đẩy mạnh tuyên truyền để phòng, chống tệ nạn xã hội.

C. Chỉ chú trọng làm ăn kinh tế hơn giáo dục con cái.

D. Không cần duy trì lối sống giản dị, lành mạnh.


Bài tập 3 - Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 60 sách bài tập GDCD 7 Chân trời sáng tạo

Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tệ nạn xã hội?

A. Tích cực hoạt động tập thể sẽ giúp ta tránh xa được tệ nạn xã hội.

B. Ma tuý và mại dâm là con đường lây nhiễm bệnh xã hội.

C. Tệ nạn xã hội là con đường dẫn đến tội ác.

D. Xa lánh người mắc bệnh xã hội mới bảo vệ được bản thân.


Bài tập 3 - Câu 4

Trả lời câu hỏi 4 trang 60 sách bài tập GDCD 7 Chân trời sáng tạo

Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

A. Tuyệt đối không giao lưu, tiếp xúc với người nghiện ma tuý vì sẽ bị lây nghiện và mang tiếng xấu.

B. Thấy người buôn bán ma tuý thì nên lờ đi coi như không biết.

C. Không mang hộ đồ vật của người khác khi không biết rõ đó là gì cho dù được trả nhiêu tiền

D. Nên dùng thử ma tuý một lần để biết cảm giác rồi tránh.


Bài tập 3 - Câu 5

Trả lời câu hỏi 5 trang 60 sách bài tập GDCD 7 Chân trời sáng tạo

Bạn T và bạn K (cùng 14 tuổi) thường xuyên sang nhà bà H để tụ tập đánh bạc ăn tiền. Tại đây, T và K bị bà H dụ dỗ hút thuốc phiện và bị nghiện. Anh M (con trai bà H) biết sự việc nhưng giữ kín, không nói với ai. Một hôm, T và K đang hút thuốc phiện tại nhà bà H thì bị công an bắt quả tang. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm pháp luật?

A. Bạn T và bạn K.

B. Bạn T, bạn K và bà H.

C. Bà H.

D. Bạn T, bạn K, bà H và anh M.


Bài tập 4

Trả lời câu hỏi Bài tập 4 trang 61 sách bài tập GDCD 7 Chân trời sáng tạo

Em hãy xử lý các tình huống sau:

Tình huống

Cách xử lí

1. Một người bạn cùng lớp rủ em chơi trò chơi điện tử ăn tiền.

 

2. Bạn K muốn dùng thử tem lưỡi để biết cảm giác.

 

3. Có một người lạ nhờ em chuyển giúp một gói hàng đến địa điểm nào đó và hứa sẽ trả công.

 

4. Một người lạ làm quen, rủ em đi chơi cùng và hứa sẽ cho em nhiều tiền.

 

Bài tập 5

Trả lời câu hỏi Bài tập 5 trang 61 sách bài tập GDCD 7 Chân trời sáng tạo

Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi.

Tình huống 1. Một lần, trên đường đi học thêm về, đến đoạn đường vắng, H (một học sinh lớp 7) gặp chú G hàng xóm đang đi xe máy cùng đường. H đã nhờ chú G soi đường giúp mình. Lúc này, sẵn có hơi men trong người, G đã cưỡng hiếp cháu H. Sau đó, H và gia đình đã trình báo sự việc với cơ quan công an về hành vi của G.

Tình huống 2. Vì bố mẹ không cho tiền tiêu vặt nên L buồn bực, đã bỏ nhà đi. Lên thành phố, L gặp một người phụ nữ tên K, người này đã cho tiền và hứa tìm cho L một công việc kiếm nhiều tiền. L nghe lời dụ dỗ và bị bán cho một người đàn ông đang có nhu cầu mua dâm. Khi phát hiện sự việc, liên hệ với gia đình và trình báo cơ quan chức năng.

Câu hỏi: Em rút ra được bài học gì sau khi đọc hai tình huống trên?


Bài tập 6

Trả lời câu hỏi Bài tập 6 trang 62 sách bài tập GDCD 7 Chân trời sáng tạo

Em hãy xử lí tình huống sau:

Tình huống: Một người bạn thân của em gần đây có biểu hiện học hành sa sút, thường xuyên bỏ học đi chơi. Khi tìm hiểu, em biết rằng bạn đã bị một nhóm bạn xấu rủ rê chơi cờ bạc và hút ma tuý.

Câu hỏi: Trong tình huống này, em sẽ làm gì để giúp bạn thân của mình?


Bài tập 7

Trả lời câu hỏi Bài tập 7 trang 62 sách bài tập GDCD 7 Chân trời sáng tạo

Em hãy thảo luận với các bạn để xây dựng một tiểu phẩm có nội dung về phòng, chống tệ nạn xã hội; sau đó, đóng vai và biểu diễn trước lớp.


Bài tập 8

Trả lời câu hỏi Bài tập 8 trang 62 sách bài tập GDCD 7 Chân trời sáng tạo

Em hãy vẽ bức tranh để tham gia cuộc thi tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn xã hội.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm vật liệu hấp phụ và vai trò trong ứng dụng công nghiệp

Xử lý khí thải: Khái niệm, nguyên nhân và tác hại đến môi trường và sức khỏe con người, phương pháp và thiết bị xử lý, và ứng dụng trong việc giảm tác hại đối với môi trường và sức khỏe con người, tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí sản xuất."

Khái niệm về hiệu ứng từ tính, định nghĩa và vai trò của nó trong vật lý. Hiệu ứng từ tính là tương tác giữa vật chất và từ trường, tạo ra hiệu ứng và tác động từ tính trên các vật liệu và hệ thống. Nó được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như điện tử, vật liệu, y học và công nghệ thông tin. Hiệu ứng này định nghĩa khả năng của vật liệu hoặc hệ thống tương tác với từ trường và có thể tạo ra các trường từ tính. Nó đóng vai trò quan trọng trong phát triển thiết bị điện tử, y học, nghiên cứu vật liệu và tương tác từ trường. Cơ chế của hiệu ứng từ tính. Mô tả cơ chế hoạt động của hiệu ứng từ tính trong nguyên tử và phân tử. Cơ chế từ tính trong nguyên tử và phân tử là quá trình mô tả tác động của từ tính lên nguyên tử và phân tử và tạo ra hiệu ứng từ tính. Khi từ tính tác động lên nguyên tử, nó tạo ra sự thay đổi đường đi và vị trí của electron trong vùng điện tử, dẫn đến việc tạo ra các mức năng lượng mới và thay đổi cấu trúc electron của nguyên tử. Hiệu ứng từ tính trong nguyên tử có ảnh hưởng đến tính chất vật lý và hóa học của nguyên tử và có ứng dụng trong điện tử, y tế và vật lý hóa học. Trong khi đó, cơ chế từ tính trong phân tử phụ thuộc vào tương tác giữa từ tính và các electron trong phân tử, và cấu trúc của phân tử. Hiệu ứng từ tính trong phân tử có ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như y học, vật liệu và công nghệ. Phân loại hiệu ứng từ tính. Tổng quan về các loại hiệu ứng từ tính, bao gồm hiệu ứng Zeeman, hiệu ứng Stark và hiệu ứng Paschen-Back. Hiệu ứng Zeeman là hiện tượng phân chia đường phổ ánh sáng thành nhiề

Khái niệm về nam châm và các tính chất cơ bản của nam châm. Nguyên lý hoạt động của nam châm và sự tương tác giữa các cực nam và cực bắc. Các loại nam châm tự nhiên và nhân tạo. Ứng dụng của nam châm trong công nghiệp và đời sống hàng ngày.

Khái niệm về bột mài và vai trò của nó trong quá trình mài và đánh bóng. Các loại bột mài phổ biến và tính chất của chúng. Sử dụng bột mài trong công nghiệp để đánh bóng, mài, cắt và gia công các vật liệu khác nhau như kim loại, gốm sứ và thủy tinh.

Khái niệm về Điều kiện an toàn

Oxit cacbon dicacbon monoxit - Định nghĩa, vai trò và ứng dụng. Cấu trúc và tính chất của oxit cacbon dicacbon monoxit. Quá trình sản xuất và ứng dụng trong đời sống và công nghiệp.

Khái niệm về axit cacboxylic - Định nghĩa, cấu trúc và vai trò của chúng trong các quá trình sinh hoá, hóa học và công nghiệp. Tính chất vật lý, hóa học và sinh học của axit cacboxylic và các phản ứng của chúng, bao gồm phản ứng ester hóa, thủy phân và chuyển hóa. Ứng dụng của axit cacboxylic trong sản xuất thuốc, chất bảo quản và phụ gia thực phẩm.

Khái niệm về phản ứng với các chất oxi hóa

Khái niệm về axit acrylic và tính chất hóa học của nó trong công nghiệp.

Xem thêm...
×