Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Bắt sấu rừng U Minh Hạ - Sơn Nam

Bắt sấu rừng U Minh Hạ - Sơn Nam bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 12

Cuộn nhanh đến câu

I. Tác giả

1. Tiểu sử

- Sơn Nam tên thật là Phạm Minh Tài, ông sinh năm 1926 tại Kiên Giang và mất năm 2008 tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Thuở nhỏ ông học tại quê nhà rồi học trung học tại Cần Thơ.

- Năm 1945 ông gia nhập Thanh niên Tiền Phong, hội Văn hóa Cứu Quốc, rồi Phòng Chính trị Quân khu và Phòng văn nghệ ban tuyên huấn xứ ủy Nam Bộ.

- Năm 1955 ông lên Sài Gòn công tác với nhiều trang báo lớn.

- Năm 1960 - 1961 ông bị Việt Nam Cộng Hòa bắt giam.

- Ra tù ông tiếp tục làm báo, viết văn và khảo cứu về Nam Bộ.

- Năm 1975 ông tiếp tục hoạt động lĩnh vực văn hóa văn nghệ và tham gia Hội nhà văn Việt Nam.

2. Sự nghiệp sáng tác

a. Phong cách sáng tác

- Ông là nhà văn, nhà khảo cứu tài hoa về miền đất Nam cực nước ta. Ông được mệnh danh là: “ông già Nam Bộ”, “nhà Nam Bộ học”.

- Phong cách đậm đà màu sắc Nam Bộ; cách dựng truyện li kì; nhân vật giàu sức sống, giàu ân tình và cũng rất đỗi trí dũng, gan góc, kiên cường.

b. Tác phẩm chính

    Sơn Nam sáng tác trên nhiều thể loại khác nhau và để lại nhiều tác phẩm độc đáo, tiêu biểu như: Chuyện xưa tích cũ; Hương rừng Cà Mau; Nói về Miền Nam; Người Sài Gòn; Hồi ký Sơn Nam,...


II. Tác phẩm

1. Tóm tắt

     Nghe tin có ao cá sấu khủng khiếp ở ngọn rạch Cái Tàu, ông Năm Hên – người thợ già chuyên bắt cá sấu, liền tìm đến giúp dân làng. Tới nơi, ông bơi xuồng theo rạch mà hát bài ca giải oan cho những linh hồn bỏ mạng nơi rừng xanh nước đỏ vì miếng cơm manh áo. Chiếc xuồng ba lá của ông chỉ vỏn vẹn lọn nhang trầm và một hũ rượu. Ông bắt cá sấu không phải vì tiền bạc, phú quý mà để giúp dân và trả thù cho người anh trai bị cá sấu bắt ngày trước. Dân làng biết ông là bậc kỳ tài nên đón tiếp thân mật và trịnh trọng. Buổi sáng Tư Hoạch – một người dân địa phương dẫn ông lên ao cá sấu và buổi chiều mang tin vui về cho dân làng cùng 45 con cá sấu nối đuôi nhau theo thuyền. Tư Hoạch kể lại cách bắt sấu phi phàm của ông Năm Hên, ai nấy đều kính phục và tôn Năm Hên là “bậc thánh xứ này”.

2. Tìm hiểu chung

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: tác phẩm in trong tập Hương rừng Cà Mau (1986)

3. Tìm hiểu chi tiết

a. Thiên nhiên và con người U Minh Hạ

* Thiên nhiên U Minh Hạ: Bao la, kì thú nhưng cũng hoang sơ, bí ẩn và nhiều bất trắc, nguy hiểm

- Kênh rạch chằng chịt, sông nước mênh mông và đỏ ngòm, rừng tràm trải rộng,...

- Có nhiều thú dữ như heo rừng, cọp, cá sấu,....

- Cá sấu vô cùng nhiều và nguy hiểm: “Cá sấu lội từng đàn” và “nhiều như trái mù u chín rụng”

* Con người U Minh Hạ: Là những con người tài hoa và mang những phẩm chất tốt đẹp.

- Con người có sức sống mãnh liệt: kiên trì, bền bỉ bám trụ và gắn bó lâu đời với vùng đất nhiều hiểm nguy này.

- Con người giầu tình cảm, ân tình ân nghĩa: Năm Hên vì trả thù cho anh mà theo nghề bắt cá sấu, những người dân biết ơn, cảm kích Năm Hên, nhớ đến những người quá cố,...

- Trí dũng, gan góc, can trường: “Xóm này thiếu gì trai lực lưỡng từng gài bẫy cọp, săn heo rừng”, ông Năm Hên bứt cá sấu,...

- Ông Năm Hên - nhân vật tiêu biểu cho phẩm chất, tính cách người dân U Minh Hạ: Sống tình cảm, phóng khoáng và hết sức tài hoa

+ Ông với một con xuồng, một hũ rượu, lọn nhang trầm, bơi xuồng mà hát “hồn ở đâu đấy”

+ Tài bắt cá sấu thông minh, khéo léo như một nghệ sĩ khiến ai cũng phải nể phục.

b. Tìm hiểu nhân vật ông Năm Hên

* Tính cách và tài nghệ của ông Năm Hên:

- Tính cách:

 + Phóng khoáng, giản dị, mộc mạc: một con xuồng, một hũ rượu, lọn nhang trầm

 + Khiêm tốn: “Tôi không tài giỏi gì cả, chẳng qua là biết chút mưu mẹo”

 + Tình cảm, nghĩa hiệp: “nghề bắt sấu có thể làm giàu được, ngặt vì tôi không mang thứ phú quới đó” bắt cá sấu để trả thù cho anh và giúp người dân, chứ không vì tiền bạc, phú quý.

 + Gan góc, tài giỏi: bắt một lúc hàng chục con cá sấu

- Tài nghệ:

+ Cách bắt thông minh, bản lĩnh: ép sấu lên bờ bằng kế đốt đám sậy ở ao, dồn sấu vào con đường đã đào sẵn, khóa miệng sấu bằng khúc mốp, cắt gân đuôi cho sấu không tấn công được, dùng dây cóc kèn trói thúc hai chân sau, để hai chân trước để sấu bơi theo xuồng về

+ Được người dân ghi nhận công lao và nể phục: “Diệu kế! Diệu kế, Thực là bậc thánh xứ này rồi”.

* Tiếng hát gợi nhiều ý nghĩa sâu xa:

- Tiếng hát là tấm lòng ân tình, bày tỏ sự tiếc nuối, cảm thông trước những hi sinh, mất mát của người dân lao động.

- Tiếng hát là sự hóa giải cho những linh hồn bất hạnh, những con người bỏ mạng vì “miếng cơm manh áo” nơi rừng xanh nước đỏ.

c. Giá trị nội dung

- Thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ và kì bí. Đồng thời ẩn chứa nhiều bất trắc, hiểm nguy thử thách con người.

- Con người phóng khoáng, mộc mạc, giản dị và giàu tình cảm. Đồng thời cũng là những con người hết sức thông minh, tài hoa, bản lĩnh và gan dạ.

d. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn, sử dụng điểm nhìn của người trần thuật “giấu mặt”.

- Ngôn ngữ sống động, mang đậm.

baitap365.com


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm chất lượng vải - Sự quan trọng của chất lượng vải trong ngành dệt may và yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng vải bao gồm nguyên liệu, quy trình sản xuất, môi trường sản xuất và điều kiện bảo quản. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng vải bao gồm độ bền, độ co giãn, độ thấm hút, độ bền màu và phương pháp kiểm tra chất lượng vải bao gồm phương pháp thử nghiệm vật liệu, phương pháp đo đạc và phương pháp đánh giá bằng mắt thường.

Giới thiệu về ngành sản xuất may mặc và dệt may

Khái niệm vải chất lượng cao: Tiêu chuẩn và yêu cầu để đánh giá vải chất lượng cao. Nguyên liệu sản xuất vải chất lượng cao: Sợi tự nhiên, sợi tổng hợp và phụ liệu khác. Các phương pháp sản xuất vải chất lượng cao: Dệt, dệt kim, in và nhuộm. Đánh giá chất lượng vải: Độ bền, độ co giãn, độ bóng, độ mềm và độ bền màu. Ứng dụng của vải chất lượng cao: Thời trang, nội thất và sản xuất hàng tiêu dùng.

Khái niệm về tiêu chuẩn bền đẹp và vai trò của nó trong công nghiệp và xây dựng. Mô tả tiêu chuẩn bền đẹp trong ngành xây dựng và sản xuất, bao gồm yêu cầu về khả năng chịu tải, chống thấm nước, chống cháy, giảm ô nhiễm, chất lượng sản phẩm, độ bền, khả năng chịu mài mòn, và khả năng chống ăn mòn. Sự quan trọng của việc tuân thủ tiêu chuẩn bền đẹp, bao gồm lợi ích và hậu quả của việc đạt tiêu chuẩn và không tuân thủ.

Sản phẩm kém chất lượng: Định nghĩa, yếu tố ảnh hưởng và hậu quả; Loại sản phẩm và cách phòng ngừa và xử lý để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Khái niệm về độ bền thấp và những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nó

Khái niệm về không thoải mái và tác động đến sức khỏe tinh thần

Khái niệm về Không thẩm mỹ và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thẩm mỹ của vật thể, cách xác định và giải pháp khắc phục không thẩm mỹ.

Khái niệm thiết kế sản phẩm, định nghĩa và vai trò của nó trong quá trình sản xuất. Thiết kế sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc định hình hình dạng, chức năng và đặc tính của sản phẩm. Vai trò của thiết kế sản phẩm không chỉ đảm bảo tính cạnh tranh và khả năng tiếp cận thị trường, mà còn đảm bảo tính hợp lý và tiện ích của sản phẩm. Các bước trong quá trình thiết kế sản phẩm bao gồm phân tích nhu cầu, thiết kế concept và thiết kế chi tiết. Các phương pháp thiết kế sản phẩm bao gồm thiết kế đơn giản, thiết kế ngược và thiết kế hệ thống. Công nghệ sản xuất sản phẩm bao gồm các công nghệ sản xuất, quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng. Phân tích thị trường và marketing sản phẩm là quá trình quan trọng trong thiết kế sản phẩm, giúp hiểu rõ nhu cầu thị trường và áp dụng chiến lược marketing phù hợp.

Khái niệm lựa chọn nguyên liệu

Xem thêm...
×