Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Lý thuyết Phương trình quy về phương trình bậc hai

Phương trình trùng phương là phương trình có dạng:

1. Các kiến thức cần nhớ

a. Phương trình trùng phương

+)  Phương trình trùng phương là phương trình có dạng   ax4+bx2+c=0(a0)

+) Cách giải: Đặt ẩn phụ t=x2(t0)để đưa phương trình về phương trình bậc hai:  at2+bt+c=0(a0).

b. Phương trình chứa ẩn ở mẫu thức

Để giải phương trình chứa ẩn ở mẫu thức, ta có các bước giải như sau:

Bước 1. Tìm điều kiện xác định của ẩn của phương trình.

Bước 2. Quy đồng mẫu thức hai vế rồi khử mẫu.

Bước 3. Giải phương trình vừa nhận được ở bước 2.

Bước 4. So sánh các nghiệm tìm được ở bước 3 với điều kiện xác định và kết luận.

c. Phương trình đưa về dạng phương trình tích

Để giải phương trình đưa về dạng tích, ta có các bước giải như sau:

Bước 1. Phân tích vế trái thành nhân tử, vế phải bằng 0.

Bước 2. Xét từng nhân tử bằng 0 để tìm nghiệm.

d) Sự tương giao giữa đường thẳng và parabol

Sự tương giao giữa đường thẳng d:y=mx+n và parabol (P):y=ax2(a0). 

Hình minh họa

Số giao điểm của đường thẳng d và parabol (P) là số nghiệm của phương trình hoành độ giao điểm

ax2=mx+nax2mxn=0(*)

+) Phương trình (*) có hai nghiệm phân biệt  (Δ>0)thì d cắt (P) tại hai điểm phân biệt

+) Phương trình (*) có nghiệm kép  (Δ=0)thì d tiếp xúc với (P).

+) Phương trình (*) vô nghiệm  (Δ<0)thì d không cắt (P)


2. Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Giải phương trình trùng phương

Phương pháp:

Xét phương trình trùng phương ax4+bx2+c=0(a0).

Bước 1. Đặt t=x2(t0) ta được phương trình bậc hai: at2+bt+c=0(a0).

Bước 2. Giải phương trình bậc hai ẩn t , thay t trở lại phép đặt ra tìm được các nghiệm của phương trình đã cho.

Dạng 2: Giải phương trình chứa ẩn ở mẫu thức

Phương pháp:

Để giải phương trình chứa ẩn ở mẫu thức, ta có các bước giải như sau:

Bước 1. Tìm điều kiện xác định của ẩn của phương trình.

Bước 2. Quy đồng mẫu thức hai vế rồi khử mẫu.

Bước 3. Giải phương trình vừa nhận được ở bước 2.

Bước 4. So sánh các nghiệm tìm được ở bước 3 với điều kiện xác định và kết luận.

Dạng 3: Phương trình đưa về dạng phương trình tích

Phương pháp:

Để giải phương trình đưa về dạng tích, ta có các bước giải như sau:

Bước 1. Phân tích vế trái thành nhân tử, vế phải bằng 0.

Bước 2. Xét từng nhân tử bằng 0 để tìm nghiệm.

Dạng 4: Giải phương trình bằng cách đặt ẩn phụ

Phương pháp:

Bước 1. Tìm điều kiện xác định (nếu có)

Bước 2. Đặt ẩn phụ và giải phương tình theo ẩn mới

Bước 3. Tìm nghiệm ban đầu và so sánh với điều kiện xác định ở bước 1 để kết luận nghiệm.

Dạng 5: Giải phương trình chứa căn thức

Phương pháp:

Bước 1: Điều kiện xác định

Bước 2: Làm mất dấu căn bằng cách đặt ẩn phụ hoặc lũy thừa hai vế sau đó giải phương trình.

Bước 3: So sánh điều kiện và kết luận nghiệm.

Dạng 6: Một số dạng khác

Phương pháp:

Ta có thể dùng hằng đẳng thức, thêm bớt hạng tử, hoặc đánh giá hai vế… để giải phương trình.

Dạng 7: Xác định số giao điểm của đường thẳng d:y=mx+n và parabol (P):y=ax2(a0).

Phương pháp:

Số giao điểm của đường thẳng d và parabol (P) là số nghiệm của phương trình hoành độ giao điểm

ax2=mx+nax2mxn=0(*)

+) Phương trình (*) có hai nghiệm phân biệt  (Δ>0)thì d cắt (P) tại hai điểm phân biệt

+) Phương trình (*) có nghiệm kép  (Δ=0)thì d tiếp xúc với (P).

+) Phương trình (*) vô nghiệm  (Δ<0)thì d không cắt (P)

Dạng 8: Tìm tọa độ giao điểm của đường thẳng d:y=mx+n và parabol (P):y=ax2(a0).

Phương pháp:

Xét phương trình hoành độ giao điểm ax2=mx+nax2mxn=0(*)

Giải phương trình (*) tìm được x suy ra y . Tọa độ giao điểm là (x;y).

Dạng 9: Xác định tham số m để đường thẳng d:y=mx+n và parabol (P):y=ax2(a0) cắt nhau tại điểm thỏa mãn điều kiện cho trước .

Phương pháp:

+) Đường thẳng d cắt (P) tại hai điểm phân biệt nằm bên trái trục tung phương trình (*) có hai nghiệm âm phân biệt {Δ>0S<0P>0

+) Đường thẳng d cắt (P) tại hai điểm phân biệt cùng nằm bên phải trục tung phương trình (*) có hai nghiệm dương phân biệt {Δ>0S>0P>0

+) Đường thẳng d cắt (P) tại hai điểm phân biệt nằm khác phía trục tung phương trình (*) có hai nghiệm trái dấu ac<0

+) Đường thẳng d cắt (P) tại hai điểm có tọa độ thỏa mãn biểu thức cho trước (thường biến đổi biểu thức để sử dụng hệ thức Vi-et)

Dạng 10: Bài toán liên quan đến diện tích tam giác, diện tích hình thang và chiều cao.

Phương pháp:

Ta vận dụng linh hoạt các cách phân chia diện tích và công thức tính diện tích tam giác, hình thang để làm bài.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về chất bảo quản thực phẩm

Bệnh viêm tai và nguyên nhân

Giới thiệu về giấm - thành phần chính và nguồn gốc. Cấu trúc và thành phần của giấm - axit acetic và nước. Quá trình sản xuất giấm từ nguồn tự nhiên hoặc công nghiệp. Tính chất và ứng dụng của giấm trong đời sống và công nghiệp.

Tổng quan về phản ứng oxy hóa và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ và hiệu suất của nó. Ứng dụng của phản ứng oxy hóa trong đời sống và công nghiệp, bao gồm quá trình cháy, điện phân và oxi hóa trong hóa học hữu cơ.

Phản ứng methanol | Công thức và vai trò của methanol trong hóa học | Các loại phản ứng và ứng dụng của methanol | Quy trình sản xuất methanol từ các nguồn khác nhau | Methanol trong công nghiệp, năng lượng và sản phẩm hàng ngày.

Khái niệm về axit succinic và vai trò của nó trong hóa học, cấu trúc, tính chất và ứng dụng trong đời sống và công nghiệp.

Khái niệm về Fe3+: định nghĩa và vai trò của ion sắt(III) trong hóa học và sinh học. Cấu trúc, tính chất và ứng dụng của Fe3+ trong công nghiệp và cơ thể sống.

Khái niệm về Cu2+ - Định nghĩa và vai trò trong hóa học. Cấu trúc, tính chất và ứng dụng của Cu2+. Quá trình sản xuất và các ứng dụng trong đời sống và công nghiệp.

Khái niệm về ion acetat

Giới thiệu về Magiê: khái niệm, đặc điểm và vị trí trong bảng tuần hoàn. Cấu trúc nguyên tử, tính chất vật lý và hóa học của Magiê. Ứng dụng của Magiê trong công nghiệp và đời sống hàng ngày.

Xem thêm...
×