Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Lý thuyết lực đàn hồi của lò xo - định luật Húc

A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO - ĐỊNH LUẬT HÚC

I. Hướng và điểm đặt của lực đàn hồi của lò xo

1. Lực đàn hồi xuất hiện ở hai đầu của lò xo và tác dụng vào các vật tiếp xúc (hay gắn) với lò xo làm nó biến dạng

2. Hướng của lực đàn hồi ở mỗi đầu lò xo ngược với hướng của ngoại lực gây biến dạng.

- Khi lò xo bị dãn lực đàn hồi của lò xo hướng theo trục của lò xo vào phía trong:

- Khi lò xo bị nén lực đàn hồi của lò xo hướng theo trục của lò xo ra ngoài:

II. Độ lớn của lực đàn hồi của lò xo - Định luật Húc

1. Giới hạn đàn hồi của lò xo

Mỗi lò xo hay mỗi vật đàn hồi có một giới hạn đàn hồi nhất định. Nếu trọng lượng của tải vượt quá giới hạn đàn hồi thì lò xo sẽ không co được về chiều dài ban đầu nữa.

2. Định luật Húc

Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.

F_{dh} = k|∆l|

Trong đó:

+ k là độ cứng (hay hệ số đàn hồi) của lò xo, có đơn vị là N/m

+ ∆l = |l –l_0| là độ biến dạng (độ dãn hay nén) của lò xo.

3. Chú ý

- Đối với dây cao su hay dây thép, lực đàn hồi chỉ xuất hiện khi bị ngoại lực kéo dãn. Vì thế, lực đàn hồi trong trường hợp này gọi là lực căng.

- Đối với các mặt tiếp xúc bị biến dạng khi ép vào nhau thì lực đàn hồi có phương vuông góc với mặt tiếp xúc.

III. Các trường hợp thường gặp

1. Lực đàn hồi của lò xo

- Phương: trùng với phương của trục lò xo

- Chiều: ngược với chiều biến dạng của lò xo

- Độ lớn: F_{đh} = k\left| {\Delta l} \right|

Trong đó:

     + \Delta l: độ biến dạng của lò xo

     + k: hệ số đàn hồi (N/m)

     + Lực đàn hồi luôn ngược hướng với chiều biến dạng

* Định luật Húc:

Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo

F_{đh} = k\left| {\Delta l} \right|

2. Lực căng của dây

- Điểm đặt: là điểm mà đầu dây tiếp xúc với vật.

- Phương: trùng với chính sợi dây

- Chiều: hướng từ hai đầu dây vào phần giữa của sợi dây

Lực căng tác dụng lên một vật chỉ có thể là lực kéo, không thể là lực đẩy.

Sơ đồ tư duy về lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc



Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về áp suất nước và cách tính toán - Việc hiểu về áp suất nước là quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và công nghiệp. Đây là sức đẩy của nước lên các vật thể hoặc bề mặt trong môi trường nước. Có ba phương pháp tính toán áp suất nước là công thức P = F/A, công thức P = ρgh và công thức P = ρv²/2.

Khái niệm đáy bể và tác động của con người lên nó

Khái niệm về nhóm thảo luận

Khái niệm về trình bày kết quả

Khái niệm về câu hỏi, vai trò của nó trong tìm kiếm thông tin và giải quyết vấn đề. Các loại câu hỏi và cách đặt câu hỏi hiệu quả. Vai trò của câu hỏi trong giải quyết vấn đề.

Khái niệm về sự tò mò

Khái niệm tư duy: Định nghĩa và vai trò của nó trong suy nghĩ và giải quyết vấn đề. Các loại tư duy: Tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, tư duy phân tích, tư duy độc lập và tư duy tập trung. Phương pháp tư duy: Phân tích SWOT, phân tích bài toán, phân tích khả năng và phân tích rủi ro. Tư duy tích cực: Cách áp dụng tư duy tích cực để giải quyết vấn đề và đạt được mục tiêu trong cuộc sống.

Khái niệm về giáo viên và vai trò của họ trong giáo dục: Trách nhiệm và nhiệm vụ của giáo viên, các tiêu chuẩn và kỹ năng cần có, cùng với đạo đức và phẩm chất quan trọng trong nghề giáo.

Khái niệm về sự tương tác

Tầm quan trọng của việc áp dụng kiến thức vào thực tế

Xem thêm...
×