Đề kiểm tra giữa học kì I - Lớp 12
Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 12 - Đề số 14 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 12 - Đề số 15 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 12 - Đề số 16 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 12 - Đề số 17 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 12 - Đề số 18 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 12 - Đề số 19 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 12 - Đề số 20 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 12 - Đề số 13 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 12 - Đề số 12 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 12 - Đề số 11 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 12 - Đề số 10 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 12 - Đề số 9 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 12 - Đề số 8 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 12 - Đề số 7 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 12 - Đề số 6 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 12 - Đề số 5 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 12 - Đề số 4 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 12 - Đề số 3 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 12 - Đề số 2 có lời giải chi tiết Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 12 - Đề số 1 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 12 - Đề số 14 có lời giải chi tiết
Đề bài
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Ai đó đã nói rằng tâm trí chúng ta nằm ngay ở lưỡi. Điều đó có nghĩa là suy nghĩ có quan hệ mật thiết với lời nói. Chúng ta sẽ nói những gì mình suy nghĩ. Lời nói tích cực hay tiêu cực cũng đều ảnh hưởng đến người khác. Nếu ta nói những lời nặng nề hay chỉ trích, người khác sẽ phản ứng lại, họ sẽ trả lại chúng ta những gì họ nhận được. Có thể xem như đó là trò đánh bóng bàn về lời nói và cảm xúc. Có khi, lời qua tiếng lại trở nên dữ dội như một trận đấu võ đài chứ không còn đơn giản, nhẹ nhàng như một trận bóng bàn nữa.
Chúng ta suy nghĩ như thế nào thì sẽ nhận thức như thế ấy, và chúng ta nhận thức như thế nào thì cuộc đời chúng ta sẽ như thế ấy. Hãy tưởng tượng chúng ta đang gieo một hạt giống suy nghĩ trong sáng và tích cực. Nếu chúng ta tập trung vào suy nghĩ này, dồn sức lực cho nó, tương tự như mặt trời trao năng lượng cho cây cỏ trên mặt đất, suy nghĩ đó sẽ thức giấc, chuyển mình và bắt đầu lớn lên. Khi ta có những lời nói và hành động tích cực, phẩm chất của ta - cũng như một hạt giống đủ điều kiện về dinh dưỡng và sự chăm sóc - sẽ thức dậy, chuyển mình và trưởng thành. Vì vậy, chúng ta hãy gieo những suy nghĩ tích cực.
(Tư duy tích cực, Frederic Labarthe)
Câu 1: Nêu những phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2: Theo tác giả, vì sao chúng ta hãy gieo những suy nghĩ tích cực.
Câu 3: Xác định và cho biết hiệu quả của phép tu từ cú pháp được sử dụng trong câu: “Khi ta có những lời nói và hành động tích cực, phẩm chất của ta - cũng như một hạt giống đủ điều kiện về dinh dưỡng và sự chăm sóc - sẽ thức dậy, chuyển mình và trưởng thành.”
Câu 4: Anh/chị có đồng ý với quan điểm: “Chúng ta nhận thức như thế nào thì cuộc đời chúng ta sẽ như thế ấy” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vàn cách trở
(Sóng – Xuân Quỳnh)
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365