ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (ĐỀ THI HỌC KÌ 1) - TIẾNG VIỆT 3
Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 3
Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 3 Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 3 Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 3 Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 3 Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 3 Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 3 Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 3 Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 2) – Tiếng Việt 3 Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 3Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 3
Đề bài
A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Giọng quê hương (Trang 76 - TV3/ Tập 1)
2. Chõ bánh khúc của dì tôi (Trang 91 - TV3/Tập 1)
3. Nắng phương Nam (Trang 94 - TV3/Tập 1)
4. Cửa Tùng (Trang 109 - TV3/Tập 1)
5. Người liên lạc nhỏ (Trang 112 - TV3/Tập 1)
6. Nhà bố ở (Trang 124 - TV3/Tập 1)
7. Đôi bạn (Trang 130 - TV3/Tập 1)
8. Âm thanh thành phố (Trang 146 - TV3/Tập 1)
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Bác sĩ ơi, hãy mỉm cười!
Cậu bé ấy bị mù. Một hôm, cậu được đưa đến phòng khám của bố tôi. Cậu bị một vết thương nguy hiểm đến đôi chân và cả tính mạng.
Một tuần ba lần, bố tôi cắt bỏ những chỗ bị hoại tử, rồi bôi thuốc, băng bó mà không lấy tiền. Bố rất mong cứu được đôi chân của cậu bé.
Nhưng rồi bố thất bại. Ngày phẫu thuật đến, bố đứng lặng nhìn cơ thể nhỏ bé ấy chìm đắm vào giấc ngủ. Rồi bố giở miếng vải phủ chân cậu bé. Trên ống chân gầy gò của cậu, bố nhìn thấy một bức vẽ mà cậu đã mò mẫm vẽ trong bóng tối của mình để tặng bố. Đó là một gương mặt đang mỉm cười, bên cạnh là dòng chữ nguệch ngoạc: “Bác sĩ ơi, hãy mỉm cười!”
(Sưu tầm)
1. Cậu bé mù được đưa đến phòng khám trong tình trạng như thế nào? (0.5 điểm)
A. Cậu bị một vết thương nguy hiểm đến đôi chân và cả tính mạng
B. Cậu bị một vết thương nguy hiểm ở mắt
C. Cậu bị một vết thương nguy hiểm ở tay và cả tính mạng
D. Cậu bị hôn mê sâu vô cùng nguy hiểm
2. Vị bác sĩ đã kiên trì làm việc gì ba lần một tuần? (0.5 điểm)
A. Thăm hỏi sức khỏe của cậu bé và gia đình
B. Cắt bỏ những chỗ bị hoại tử rồi bôi thuốc mà không lấy tiền.
C. Đưa thuốc giảm đau cho cậu bé uống
D. Lén nhìn cậu bé qua ô cửa kính nhỏ
3. Vị bác sĩ mong muốn điều gì? (0.5 điểm)
A. Bác sĩ mong muốn cậu bé luôn mỉm cười mỗi ngày.
B. Bác sĩ mong muốn đôi mắt cậu bé sáng trở lại.
C. Bác sĩ mong muốn cứu được đôi chân cho cậu bé.
D. Bác sĩ mong muốn bố mẹ cậu bé quan tâm cậu bé nhiều hơn
4. Cậu bé đã tặng vị bác sĩ vật gì? (0.5 điểm)
A. Một tờ giấy nhỏ bên trong là dòng chữ nguệch ngoạc: “Bác sĩ ơi, hãy mỉm cười!”
B. Một món đồ chơi có hình một gương mặt đang mỉm cười
C. Một bức vẽ trên ống chân: Đó là một gương mặt đang mỉm cười với dòng chữ: “Bác sĩ ơi, hãy mỉm cười!”
D. Một bức vẽ trên ống chân: Đó là hình ảnh bác sĩ khi chăm sóc cho cậu bé kèm dòng chữ: “Bác sĩ ơi, hãy mỉm cười!”
5. Trong các dòng sau đây, dòng nào có chứa các từ chỉ hành động? (0.5 điểm)
A. Bác sĩ, phòng khám, miếng vải
B. Bôi thuốc, mỉm cười, tặng
C. Cậu bé, bôi thuốc, hoại tử
D. Bố, bác sĩ, cậu bé
6. Câu “Bố rất mong cứu được đôi chân của cậu bé.” Thuộc kiểu câu gì? (0.5 điểm)
A. Ai là gì?
B. Ai làm gì?
C. Ai thế nào?
D. Không phải kiểu câu nào trong các kiểu câu trên
7. Em học tập được điều gì ở cậu bé? (1 điểm)
8. Viết lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm bằng cách sử dụng các hình ảnh so sánh: (1 điểm)
a. Những con đường đất đỏ mới được mở ra.
b. Ruộng lúa đã chín vàng.
9. Gạch dưới từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn sau: (1 điểm)
Bé đưa mắt nhìn quanh: Ông chuối tiêu đang chăm từng quả chuối mập vàng; bà Hồng Xiêm quanh năm cần mẫn với chiếc áo nâu bạc phếch; cô Vú Sữa tròn trịa e ấp giấu mình trong những tán lá tím sẫm với những hạt sương long lanh muôn sắc màu bởi ánh nắng mặt trời buổi sớm.
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I/ Chính tả (4 điểm)
Nhà rông ở Tây Nguyên
Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng khi cúng tế.
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Em đã từng đi tham quan một cảnh đẹp của quê hương, đất nước. Hãy trao đổi trong nhóm rồi viết một đoạn văn ngắn giới thiệu cảnh đẹp đó.
Gợi ý:
- Cảnh đẹp đó ở đâu?
- Cảnh đó có những gì làm em chú ý?
- Nêu cảm nghĩ của em khi đến thăm cảnh đẹp đó.
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365