Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 của các trường
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Lương Văn Can
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Lê Thánh Tôn Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Nguyễn Việt Khái Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT số 1 Bảo Thắng Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Phan Ngọc Hiển Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Đông Sơn 1 Đề thi học kì 1 Ngữ văn 12 Sở GD và ĐT An Giang Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 Sở GD và ĐT Đắk Lắk Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 Sở GD và ĐT Vĩnh Phúc Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 Sở GD và ĐT Hà Nam Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 Sở GD và ĐT Đồng Nai Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 Sở GD và ĐT tỉnh Bắc Ninh Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 Sở GD và ĐT Nam Định Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 Sở GD và ĐT Đà Nẵng Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 Sở GD và ĐT tỉnh Đồng Tháp Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 của Sở Bình Thuận Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Đức HuệĐề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Lương Văn Can
Đề bài
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)
Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:
Điều quan trọng nhất để tạo nên lợi thế cạnh tranh chính là thay đổi tư duy. Từ việc nghĩ rằng học để biết, học để thi chuyển sang cách nghĩ học để làm.
Khi ta tư duy học để làm thì ta sẽ biết học trọng tâm vào cái gì. Cái gì xã hội thật sự cần. Ta sẽ biết được cái gì bắt buộc phải học, cái gì cần học, cái gì nên học. Khi đó ta sẽ tìm được điểm giao nhau giữa những cái ta học và những cái xã hội cần. Điều đó cũng giống như đường cung và cầu trong kinh tế học. Khi ta học đúng cái xã hội cần thì ta sẽ thành công. Khi tư duy học để làm, ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc trau dồi kỹ năng. […] Khi ta tư duy học để làm ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến kinh nghiệm thực tế thay vì lý thuyết đơn thuần. Các bạn sinh viên sẽ đi làm thêm để có được nhiều kinh nghiệm hơn, tự tin hơn, giao tiếp giỏi hơn. Và khi đó tự các bạn đã làm thu hẹp khoảng cách giữa những cái biết và những cái làm được.
Gieo nhân nào thì sẽ gặt quả đấy, học để biết thì biết rất nhiều, học để thi thì kết quả thi sẽ tốt, học để làm thì sẽ có khả năng làm việc tốt, sẽ thích ứng nhanh với môi trường làm việc sau này.
(https://sites.google.com/site/giatricuocsongquanhta/home/y-nghia-cuoc-song)
Thực hiện các yêu cầu:
1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?
2. Theo tác giả, các bạn sinh viên sẽ làm gì để “thu hẹp khoảng cách giữa những cái biết và những cái làm được”?
3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn sau:
Khi ta tư duy học để làm thì ta sẽ biết học trọng tâm vào cái gì. Cái gì xã hội thật sự cần. Ta sẽ biết được cái gì bắt buộc phải học, cái gì cần học, cái gì nên học. Khi đó ta sẽ tìm được điểm giao nhau giữa những cái ta học và những cái xã hội cần. Điều đó cũng giống như đường cung và cầu trong kinh tế học.
4. Trong ba thông điệp: “học để biết”, “học để thi”, “học để làm”, thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao?
II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc "học để làm".
Câu 2 (5 điểm):
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vàn cách trở
(Sóng – Xuân Quỳnh)
Phân tích đoạn thơ trên để thấy “tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người” của Xuân Quỳnh.
..................................HẾT................................
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365