Bài 42. Kết quả có thể và sự kiện trong trò chơi, thí nghiệm
Lý thuyết Kết quả có thể và sự kiện trong trò chơi, thí nghiệm Toán 6 KNTT với cuộc sống
Trả lời Hoạt động 1 trang 89 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Trả lời Hoạt động 2 trang 89 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Trả lời Hoạt động 3 trang 89 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Trả lời Câu hỏi trang 90 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Trả lời Luyện tập 1 trang 91 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 Trả lời Tranh luận trang 91 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Trả lời Hoạt động 4 trang 91 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Trả lời Hoạt động 5 trang 91 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Trả lời Luyện tập 2 trang 92 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Trả lời Thử thách nhỏ trang 92 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Giải bài 9.25 trang 93 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Giải Bài 9.26 trang 93 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Giải bài 9.27 trang 93 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Giải bài 9.28 trang 93 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sốngLý thuyết Kết quả có thể và sự kiện trong trò chơi, thí nghiệm Toán 6 KNTT với cuộc sống
Lý thuyết Kết quả có thể và sự kiện trong trò chơi, thí nghiệm Toán 6 KNTT với cuộc sống ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu
I. Phép thử nghiệm
1. Khái niệm
- Trong các trò chơi, thí nghiệm tung đồng xu, bốc thăm, gieo xúc xắc, quay xổ số,…, mỗi lần tung đồng xu hay bốc thăm như trên thì được gọi là một phép thử nghiệm.
- Các kết quả của trò chơi, thí nghiệm có thể xảy ra gọi là kết quả có thể.
2. Đặc điểm:
- Khó dự đoán chính xác kết quả.
- Có thể liệt kê được tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử nghiệm
3. Ví dụ
Ví dụ:
- Một lần tung đồng xu thì chỉ được một trong hai mặt trên nên chỉ có 2 kết quả là sấp hoặc ngửa.
- Tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra là
Các kết quả có thể xảy ra không phụ thuộc vào số lần gieo
Chẳng hạn, khi ta gieo xúc xắc 6 lần. Số chấm xuất hiện tên mặt con xúc xắc là: 1;1;3;5;2;6.
Khi đó tập tất cả các kết quả có thể của thí nghiệm này không phải là S={1;2;3;5;6}
Mà vẫn là S={1;2;3;4;5;6}.
Khi thực hiện trò chơi hoặc thí nghiệm, một sự kiện có thể xảy ra hoặc không xảy ra tùy thuộc vào kết quả ta nhận được khi thực hiện trò chơi, thí nghiệm đó.
+) Có thể xảy ra: Đúng với kết quả nhận được.
+) Không xảy ra: Không đúng so với kết quả nhận được.
Phương pháp:
Bước 1: Liệt kê các kết quả có thể xảy ra.
Bước 2: Viết các kết quả trong một tập hợp.
Ví dụ:
Trò chơi gieo xúc xắc thì các kết quả có thể xảy ra là: 1; 2; 3; 4; 5; 6.
Tập hợp các kết quả có thể xảy ra là:
S={1;2;3;4;5;6}.
Phương pháp:
Viết tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử nghiệm hoặc trò chơi.
Ví dụ:
Trò chơi gieo xúc xắc và quan sát mặt xuất hiện của nó:
Một con xúc xắc có 6 mặt tương ứng với 6 số khác nhau dưới đây:
Các kết quả có thể xảy ra kho gieo xúc xắc về số chấm xuất hiện trên là: 1; 2; 3; 4; 5; 6.
Phương pháp:
Bước 1: Thực hiện phép thử nghiệm hoặc trò chơi.
Bước 2: Kiểm tra sự kiện có xảy ra hay không.
Bước 3: Kết luận sự kiện có thể xảy ra hoặc không xảy ra.
Ví dụ:
Gieo đồng thời 2 con xúc xắc. Số chấm xuất hiện sau khi gieo lần 1 là 4 chấm, lần 2 là 3 chấm.
Quan sát số chấm xuất hiện và kiểm tra các sự kiện:
a) Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là số chẵn.
Tổng số chấm là 4+3=7. Đây là số lẻ nên sự kiện “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là số chẵn” không xảy ra.
b) Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn 6.
Tổng số chấm là 7 > 6. Vậy sự kiện “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn 6” xảy ra.
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365