Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Bài 2. Bài học cuộc sống - Văn mẫu 7 Chân trời sáng tạo


Nêu suy nghĩ của em về chú ếch trong truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng. Từ câu chuyện ngụ ngôn này em rút ra bài học gì?

Kể lại câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng và cho biết em đã rút ra bài học gì từ câu chuyện ấy, từ đó em vận dụng vào cuộc sống như thế nào? Viết một đoạn văn rút ra bài học từ câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về truyện Ếch ngồi đáy giếng Viết đoạn văn sử dụng thành ngữ Ếch ngồi đáy giếng Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng Hãy kể lại chuyện Thầy bói xem voi bằng lời văn của mình Em hãy phân tích cách “xem voi” của năm ông thầy bói trong truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi. Sai lầm của các thầy ở đây là gì? Từ đó, em hãy rút ra cho mình những bài học cần thiết Viết bài văn phân tích truyện Thầy bói xem voi Hãy nhập vai chú voi trong câu chuyện Thầy bói xem voi kể lại câu chuyện ấy. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện này? Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về 5 ông thầy bói trong truyện Thầy bói xem voi Viết một đoạn văn ngắn rút ra bài học từ câu chuyện Thầy bói xem voi Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Thầy bói xem voi Đóng vai vào một trong hai nhân vật người bạn để kể lại câu chuyện “Hai người bạn đồng hành và con gấu” Từ câu chuyện “Hai người bạn đồng hành và con gấu”, trình bày suy nghĩ của em (200 chữ) về một người bạn tốt? Viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nêu cảm nhận của em về văn bản Chó sói và chiên con Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ mà em ấn tượng trong văn bản Biết người biết ta Em hãy hóa thân vào một trong bốn nhân vật: Chân, Tay, Tai, Mắt hoặc Miệng kể lại câu chuyện. Từ câu chuyện đó em rút ra bài học gì? Phân tích tác phẩm Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về truyện ngụ ngôn Chân, tay, tai, mắt, miệng Viết đoạn văn (từ 4 đến 6 câu), trong đó có sử dụng ít nhất một số từ giải thích vì sao truyện Chân, Tay, Mắt, Miệng thuộc thể loại truyện ngụ ngôn

Nêu suy nghĩ của em về chú ếch trong truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng. Từ câu chuyện ngụ ngôn này em rút ra bài học gì?

Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng mang đến cho người đọc nhiều suy nghĩ về nhân vật ếch và giúp ta có được những bài học bổ ích.

Cuộn nhanh đến câu

Dàn ý

I. Mở bài

- Giới thiệu về thể loại truyện ngụ ngôn (khái niệm, đặc trưng về nghệ thuật, ý nghĩa…)

- Giới thiệu về truyện “Ếch ngồi đáy giếng” (tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

- Nhân vật con ếch: con vật nhỏ bé, hiểu biết hạn hẹp nhưng lại kiêu ngạo.

II. Thân bài

1. Ếch khi ở trong giếng

- Hoàn cảnh sống chật hẹp, hạn hẹp: trong một cái giếng, xung quanh chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ

- Ếch tưởng trời chỉ bằng cái vung còn mình là một vị chúa tể.

→ Thiếu hiểu biết, nhận thức hạn hẹp, nông cạn nhưng lại chủ quan, huênh hoang

2. Ếch khi ra khỏi giếng

- Môi trường sống thay đổi sau một trận mưa lớn: rộng lớn, nhiều thứ mới lạ

- Thái độ của ếch: nhâng nháo, không thèm đế ý đến xung quanh, nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp

- Kết quả: ếch bị một con trâu đi qua giẫm bẹp

→ Chủ quan, kiêu ngạo nên bị trả giá quá đắt

3. Bài học rút ra

- Môi trường nhỏ bé, hạn hẹp sẽ hạn chế tầm hiểu biết. Khi sống lâu ở môi trường ấy, không mở rộng thì hiểu biết trở nên nông cạn.

- Sự kiêu ngạo, chủ quan sẽ phải trả giá.

- Phải cố gắng mở rộng hiểu biết, tầm nhìn.

- Khi thay đổi môi trường sống cần thận trọng, khiêm tốn để thích nghi.

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện

+ Nội dung: phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.

+ Nghệ thuật: mượn chuyện con vật để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, xây dựng hình tượng gần gũi, quen thuộc…

- Bài học cho bản thân: không được chủ quan, kiêu căng, phải luôn cố gắng học hỏi để mở rộng hiểu biết của bản thân…


Bài mẫu 1

       Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng mang đến cho người đọc nhiều suy nghĩ về nhân vật ếch và giúp ta có được những bài học bổ ích.

       Chú ếch trong câu chuyện nghĩ bầu trời chỉ bé như một cái vung vì nó sống ở đáy giếng đã lâu ngày, xưa nay chưa từng ra khỏi miệng giếng. Các con vật sống cùng với ếch dưới đáy giếng như nhái, cua, ốc đều bé nhỏ, nó chỉ cần cất tiếng kêu ộp ộp cũng đủ làm cho chúng hoảng sợ. Vì chưa từng gặp kẻ nào mạnh hơn mình nên ếch mới nghĩ nó là một vị chúa tể. Đó là một suy nghĩ sai lầm, song điều này rất dễ hiểu: ếch đã bao giờ bước ra khỏi cái miệng giếng đó đâu, nên nó không biết thế giới ngoài kia còn bao điều to lớn là phải!

       Nhưng không chỉ thiếu hiểu biết, chủ quan và kiêu ngạo, ếch còn là một kẻ không thức thời. Lần đầu tiên rời khỏi cái giếng nhà mình, đáng ra nó phải khiêm nhường học hỏi về thế giới mới. Nhưng không, nó nghĩ cái nơi mới mẻ này cũng như cái giếng cạn của nó. Vậy nên nó đi lại nghênh ngang kêu ồm ộp, nhâng nháo nhìn trời và không thèm để ý gì đến xung quanh. Việc ếch bị trâu đi qua dẫm bẹp cũng là điều dễ hiểu. Đó là hậu quả tất yếu của thói chủ quan, kiêu ngạo như khi còn ở trong đáy giếng. Giá mà ếch chịu khó để ý xung quanh thì đã không xảy ra tai hoạ. Nhưng tiếc thay, nó đã không biết thân biết phận như vậy thì nếu không bị trâu dẫm, nó cũng sẽ gặp phải một tai hoạ khác.

       Câu chuyện về chú ếch ngốc nghếch đã mang lại cho người đọc nhiều bài học có ích trong cuộc sống. Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết về thế giới xung quanh.

       Khi sống lâu trong một môi trường khép kín, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo. Bởi vậy, chúng ta phải biết mở rộng các mối quan hệ bạn bè, thầy cô; biết "đi một ngày đàng" để "học một sàng khôn". Bên cạnh đó, sự kiêu ngạo, chủ quan rất dễ khiến cho ta phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia. Vì vây, dù sống ở trong môi trường nào cũng không nên bó hẹp suy nghĩ, phải chú ý học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết. Và khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi; tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp.


Bài mẫu 2

Truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” gửi gắm một bài học giá trị trong cuộc sống. Chú ếch - nhân vật chính trong truyện, sống trong một cái giếng luôn nghĩ rằng bầu trời chỉ nhỏ bé như một chiếc vung, còn nó thì oai phong như một vị chúa tể. Những loài vật xung quanh ếch là cua, ốc, nhái đều sợ hãi mỗi khi nghe nó cất tiếng kêu “ộp… ộp…”. Chính vì vậy, ếch luôn cảm thấy kiêu căng, ngạo mạn về bản thân. Nó không nghĩ rằng cái giếng chỉ là một phần nhỏ của thế giới rộng lớn. Đến một ngày nọ, khi trời mưa lớn, làm nước trong giếng dâng cao đưa ếch ra ngoài. Mọi thứ xung quanh đều thay đổi, duy chỉ có ếch vẫn quen thói cũ đi lại nghênh ngang để rồi cuối cùng bị một con trâu đi ngang qua giẫm bẹp. Câu chuyện về chú ếch cũng nhằm phê phán những người có thói tự kiêu, khuyên răn con người nên mở rộng hơn tầm nhìn hạn hẹp của mình. Trong giếng sâu, tiếng kêu của ếch thì âm vang mà giếng lại quá nhỏ không đủ để cho ếch nhận ra sự hống hách và kém hiểu biết của bản thân. Chính vì vậy, cơn mưa hay con trâu không phải là nguyên nhân gây nên cái chết của ếch mà chính và thói chủ quan không coi ai ra gì của nó gián tiếp gây nên. Bài học rút ra từ câu chuyện là môi trường sống nhỏ bé sẽ khiến tầm nhìn trở nên hạn hẹp. Từ đó, truyện phê phán những kẻ hiểu biết nông cạn mà lại huênh hoang. Con người cần p hải biết nhìn xa trông rộng dù môi trường sống có giới hạn và không nên chủ quan, kiêu ngạo mà coi thường những người xung quanh. Một câu chuyện ngắn gọn nhưng gửi gắm bài học lớn lao.


Bài mẫu 3

Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng mang đến cho người đọc nhiều suy nghĩ về nhân vật ếch và giúp ta có được những bài học bổ ích.

Chú ếch trong câu chuyện nghĩ bầu trời chỉ bé như một cái vung vì nó sống ở đáy giếng đã lâu ngày, xưa nay chưa từng ra khỏi miệng giếng. Các con vật sống cùng với ích dưới đáy giếng như nhái, cua, ốc đều bé nhỏ. Nó chỉ cần cất tiếng kêu ộp ộp cũng đủ làm cho chúng hoảng sợ. Vì chưa từng gặp kẻ nào mạnh hơn mình nên ếch mới nghĩ nó là một vị chúa tể. Đó là một suy nghĩ sai lầm, song điều này rất dễ hiểu: ếch đã bao giờ bước ra khỏi cái miệng giếng đó đâu, nên nó không biết thế giới ngoài kia còn bao điều lo lớn là phải!

Nhưng không chỉ thiếu hiểu biết, chủ quan và kiêu ngạo, ếch còn là một kẻ không thức thời. Lần đầu tiên rời khỏi cái giếng nhà mình, đáng ra nó phải khiêm nhường học hỏi về thế giới mới. Nhưng không. Nó nghĩ cái nơi mới mẻ này cũng như cái giếng cạn của nó, vây nên đi lại nghênh ngang kêu ồm ộp, nhâng nháo nhìn trời và không thèm để ý gì đến xung quanh. Việc ếch bị trâu đi qua giẫm bẹp cũng là điều dễ hiểu. Đó là hậu quả tất yếu của thói chủ quan, kiêu ngạo như khi còn ở trong đáy giếng. Giá ếch chịu khó để ý xung quanh thì đã không xảy ra tai hoạ. Nhưng tiếc thay, nó đã không biết thân biết phận như vậy thì nếu khống bị trâu giẫm, nó cũng sẽ găp phải một tai hoạ khác.

Câu chuyện về chú ếch ngốc nghếch đã mang lại cho người đọc nhiều bài học có ích trong cuộc sống. Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết về thế giới xung quanh. Khi sống lâu trong một môi trường khép kín, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo. Bởi vậy, chúng ta phải biết mở rộng các mối quan hệ bạn bè, thầy cô; biết "đi một ngày đàng" để "học một sàng khôn". Bên cạnh đó, sự kiêu ngạo, chủ quan rất dễ khiến cho ta phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia. Vì vây, dù sống ở trong môi trường nào cũng không nên bó hẹp suy nghĩ, phải chú ý học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết. Và khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi; tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về nghiền nát và vai trò trong xử lý vật liệu. Các phương pháp nghiền nát và các thiết bị sử dụng. Ứng dụng trong sản xuất xi măng, chế biến thực phẩm và công nghệ môi trường.

Khái niệm về cơ cấu chức năng và phương pháp thiết kế: yếu tố cấu thành, kết nối và phân loại cơ cấu, phương pháp lựa chọn, phân tích và mô phỏng để đạt hiệu suất và độ tin cậy trong thiết kế và kỹ thuật.

Khái niệm hành trình đầu vào và vai trò của nó trong quản lý và phát triển sản phẩm

Khái niệm về hành trình đầu ra

Khái niệm về Kiểm soát chuyển động và ứng dụng trong kỹ thuật và robot: phương pháp, ứng dụng và thách thức của Kiểm soát chuyển động trong lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải và robot học.

Hệ thống điều khiển chuyển động: Khái niệm, vai trò và ứng dụng cho tự động hóa và robot

Hệ thống đóng mở cửa tự động - Vai trò, ứng dụng và lợi ích của công nghệ tiện ích và an toàn trong quản lý cửa trong công trình xây dựng.

Khái niệm về cơ cấu tổ chức: định nghĩa và vai trò trong quản lý. Các yếu tố cấu thành cơ cấu tổ chức: cấu trúc, quy trình làm việc, chức năng và quyền hạn. Các loại cơ cấu tổ chức: chức năng, dự án, địa lý, và ma trận. Ưu điểm và nhược điểm của cơ cấu tổ chức.

Khái niệm về quản lý tổ chức và vai trò của nó trong môi trường kinh doanh

Giám sát hoạt động: Định nghĩa, phương pháp và lợi ích

Xem thêm...
×