Bài 2. Bài học cuộc sống - Văn mẫu 7 Chân trời sáng tạo
Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ mà em ấn tượng trong văn bản Biết người biết ta
Em hãy hóa thân vào một trong bốn nhân vật: Chân, Tay, Tai, Mắt hoặc Miệng kể lại câu chuyện. Từ câu chuyện đó em rút ra bài học gì? Phân tích tác phẩm Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về truyện ngụ ngôn Chân, tay, tai, mắt, miệng Viết đoạn văn (từ 4 đến 6 câu), trong đó có sử dụng ít nhất một số từ giải thích vì sao truyện Chân, Tay, Mắt, Miệng thuộc thể loại truyện ngụ ngôn Viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nêu cảm nhận của em về văn bản Chó sói và chiên con Từ câu chuyện “Hai người bạn đồng hành và con gấu”, trình bày suy nghĩ của em (200 chữ) về một người bạn tốt? Đóng vai vào một trong hai nhân vật người bạn để kể lại câu chuyện “Hai người bạn đồng hành và con gấu” Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Thầy bói xem voi Viết một đoạn văn ngắn rút ra bài học từ câu chuyện Thầy bói xem voi Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về 5 ông thầy bói trong truyện Thầy bói xem voi Hãy nhập vai chú voi trong câu chuyện Thầy bói xem voi kể lại câu chuyện ấy. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện này? Viết bài văn phân tích truyện Thầy bói xem voi Em hãy phân tích cách “xem voi” của năm ông thầy bói trong truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi. Sai lầm của các thầy ở đây là gì? Từ đó, em hãy rút ra cho mình những bài học cần thiết Hãy kể lại chuyện Thầy bói xem voi bằng lời văn của mình Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng Viết đoạn văn sử dụng thành ngữ Ếch ngồi đáy giếng Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về truyện Ếch ngồi đáy giếng Viết một đoạn văn rút ra bài học từ câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng Kể lại câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng và cho biết em đã rút ra bài học gì từ câu chuyện ấy, từ đó em vận dụng vào cuộc sống như thế nào? Nêu suy nghĩ của em về chú ếch trong truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng. Từ câu chuyện ngụ ngôn này em rút ra bài học gì?Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ mà em ấn tượng trong văn bản Biết người biết ta
Câu tục ngữ “Nực cười châu chấu đá xe/ Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng” là một câu tục ngữ hay ngụ ý khuyên chúng ta không nên khinh thường những người yếu đuối, nhỏ bé
Dàn ý
1. Mở bài:
- Giới thiệu được câu tục ngữ hoặc danh ngôn cần bàn luận
- Thể hiện rõ ràng ý kiến của người viết về vấn đề ấy.
2. Thân bài:
- Giải thích vấn đề cần bàn luận;
- Đưa ra hai lí lẽ cụ thể để lí giải cho ý kiến của người viết;
- Sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo trình tự hợp lí.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại ý kiến
- Đưa ra bài học nhận thức và phương hướng hành động
Câu tục ngữ 1
Bài mẫu 1
Câu tục ngữ “Nực cười châu chấu đá xe/ Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng” là một câu tục ngữ hay ngụ ý khuyên chúng ta không nên khinh thường những người yếu đuối, nhỏ bé. Giữa châu chấu và xe cùng tranh thắng bại thì ai cũng sẽ nghĩ rằng phần bại trận thuộc về châu chấu. Tuy nhiên trong cuộc sống, mọi chuyện bất ngờ, không bình thường đều có thể xảy ra. Một thế lực nhỏ bé như châu chấu đôi khi lại có sức mạnh to lớn để có thể chiến thắng và làm chiếc xe nghiêng ngả. Thực chất đây là câu tục ngữ mang tính hàm ẩn để khuyên con người không nên coi thường những ngưởi có vẻ ngoài nhỏ bé. Bởi đôi khi một con người nhỏ bé có ý chí và sức mạnh kiên cường sẽ đánh bại những người thân xác to lớn nhưng có ý chủ quan.
Câu tục ngữ 2
Bài mẫu 1
Câu tục ngữ “Con sắt đập ngã ông Đùng, đắp mười chiếc chiếu không cùng bàn tay” phản ánh sự khác biệt giữa sức mạnh vật lý và sự khéo léo, tinh tế của con người. Trong câu tục ngữ này, con sắt mạnh mẽ, nhưng lại không thể thay thế được bàn tay của con người trong công việc cần đến sự tỉ mỉ, tinh xảo. Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải biết phân biệt và sử dụng sức mạnh đúng đắn. Dù có thể sử dụng sức mạnh vật lý trong nhiều tình huống, nhưng đôi khi, sự khéo léo, trí tuệ, và sự sáng tạo lại là yếu tố quyết định để giải quyết vấn đề hiệu quả hơn. Ngoài ra, câu tục ngữ còn dạy chúng ta về sự tôn trọng giá trị của mỗi công việc và sự cần thiết của các kỹ năng khác nhau. Không phải lúc nào sức mạnh cơ bắp cũng có thể giải quyết được mọi việc, đôi khi sự tinh tế và khéo léo mới mang lại kết quả tốt nhất. Trong cuộc sống, mỗi cá nhân đều có những ưu điểm và kỹ năng riêng, và việc biết vận dụng đúng đắn những yếu tố đó sẽ giúp chúng ta đạt được thành công.
Câu tục ngữ 3
Bài mẫu 1
Bài ca dao:
“Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng,
Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn
Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn
Cớ sao trăng lại chịu luồn đám mây?”
cho chúng ta một thông điệp sâu sắc đáng suy nghĩ. Ở bài ca dao này, tác giả dân gian muốn phê phán những người chỉ biết khoe khoang mà lại không biết khuyết điểm của mình với người khác. “Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng/ Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn” quả thật, ngọn đèn dầu khi được thắp lên sẽ soi sáng hơn ánh sáng bàng bạc của trăng, tuy nhiên khi đứng trước gió nó sẽ bị thổi vụt tắt. Dù cho ngọn đèn có sáng rực thế nào thì nó cũng sẽ bị dập tắt bởi một ngọn gió mà thôi. “Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn/ Cớ sao trăng lại chịu luồn đám mây” là sự huênh hoang, tự ca ngợi của trăng rằng ánh sáng của trăng tồn tại và sáng hơn mọi vật khác. Nhưng không, dù ánh sáng của mặt trăng mang tính vĩnh cửu thì cũng phải bị che lấp bởi mây mù. Tác giả dân gian muốn mượn hình ảnh của trăng, đèn, gió, mây để nói về thái độ và cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Mỗi người đều có những năng lực và thế mạnh riêng, ta không nên tự kiêu, so bì, cho là mình giỏi hơn và coi thường người khác bởi mỗi người đều có điểm mạnh ở từng lĩnh vực khác nhau, có người này, người kia…
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365