Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Cừu Vàng
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Bài 6. Bài học cuộc sống - Văn mẫu 7 Kết nối tri thức


Viết một đoạn văn ngắn nói về bài học qua câu chuyện Con hổ có nghĩa

Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Con hổ có nghĩa Câu chuyện về Con hổ có nghĩa của Vũ Trinh Truyện Con hổ có nghĩa là một truyện hay mang tính giáo huấn sâu sắc. Hãy nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện Hãy kể lại chuyện Con hổ có nghĩa theo phương pháp sáng tạo Viết bài văn phân tích câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” Viết bài văn phân tích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Hãy phân tích câu tục ngữ Đói cho sạch rách cho thơm Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Không thầy đố mày làm nên. Nhưng có lúc lại khẳng định: Học thầy không tày học bạn. Viết một đoạn văn nêu ý kiến của em về câu tục ngữ Học thầy không tày học bạn Giải thích câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên Hãy viết một đoạn văn giải thích câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn” Ghi lại một cuộc đối thoại (giả định) giữa hai người (khoảng 5 – 7 câu), trong đó, một người có dùng câu tục ngữ: Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi. Hãy phân tích nhân vật kiến trong bài thơ ngụ ngôn Con mối và con kiến Hãy phân tích lời nói của mối trong bài thơ ngụ ngôn Con mối và con kiến Em hãy giới thiệu tóm tắt bài thơ ngụ ngôn Con mối và con kiến. Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về văn bản Con mối và con kiến Em hãy phân tích thái độ của ếch trước và sau khi nghe rùa nói về biển Đông trong truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng của Trang Tử Nêu suy nghĩ của em về chú ếch trong truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng của Trang Tử. Từ câu chuyện này em rút ra bài học gì? Tổng hợp cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng Viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu, trình bày suy nghĩ của em về truyện Ếch ngồi đáy giếng Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” Nêu cảm nhận của em về truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường Đóng vai người thợ mộc, viết đoạn văn kể lại câu chuyện “Đẽo cày giữa đường”

Viết một đoạn văn ngắn nói về bài học qua câu chuyện Con hổ có nghĩa

Truyện "Con hổ có nghĩa" mượn hình ảnh và hành động của con hổ để ca ngợi những người sống có đạo đức, trách nhiệm và ân nghĩa đối với những người đã làm ơn đối với mình

Cuộn nhanh đến câu

Bài mẫu 1

Truyện "Con hổ có nghĩa" mượn hình ảnh và hành động của con hổ để ca ngợi những người sống có đạo đức, trách nhiệm và ân nghĩa đối với những người đã làm ơn đối với mình. Con hổ dù chỉ là con vật, lại là chúa sơn lâm hung dữ, đáng sợ lại biết ơn và báo đáp bà đỡ trần và bác tiều phu. Tình huống rõ nhất bộc lộ tình nghĩa của con hổ là khi nó mắc nạn, bà đỡ trần và bác tiều phu đã tận tình cứu giúp, những chú hổ mang ơn và trả nghĩa như con người với lối sống biết ơn. Hình tượng con hổ cũng thể hiện rằng trong cuộc sống này việc mang ơn và trả ơn có liên quan tới luật nhân quả trong cuộc sống, một người làm việc tốt dù trong lòng không mong muốn nhận lại ơn nghĩa nhưng đối với người được giúp đó là trách nhiệm, là điều tất yếu cần phải làm. Truyện cũng nhắc nhở mỗi người về tình yêu dành cho động vật nói riêng và bảo vệ môi trường tự nhiên nói chung. Câu chuyện “Con hổ có nghĩa” đem lại nhiều giá trị trong cuộc sống của con người, đọc xong câu chuyện, nhận ra giá trị của câu chuyện cũng là lúc bản thân trở nên thấu hiểu trước đạo lý của cuộc sống.


Bài mẫu 2

Câu chuyện Con hổ có nghĩa đã đem đến cho em bài học quý báu và sâu sắc. Câu chuyện bao gồm hai câu chuyện nhỏ nhưng đều ngợi ca sự trọng tình trọng nghĩa của loài hổ. Mọi người vẫn thường có định kiến rằng loài hổ là loài hung dữ nhưng nó là loài vật rất trọng tình trọng nghĩa, biết trả ân huệ. Con hổ thứ nhất trả ơn bà đỡ Trần đã đỡ đẻ giúp hổ cái, con hổ thứ hai đã trả ơn và mãi mãi tưởng nhớ bác tiều phu từng giúp nó lấy xương hóc ở cổ. Bài học rút ra từ câu chuyện đó chính là hãy sống biết ơn, trọng tình trọng nghĩa, ghi nhớ công ơn của người từng giúp đỡ mình và tìm cách trả ơn cho họ khi mình có thể. Đây chính là truyền thống sống ân nghĩa, trọng tình cảm, uống nước nhớ nguồn tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta từ bao đời nay. 


Bài mẫu 3

Văn bản "Con Hổ Có Nghĩa" là một bài học nhận thức dành cho con người ta. Sống trên đời, ai cũng có những lúc khó khăn, hoạn nạn ngay cả bản thân ta cũng thế, khi lâm vào hoàn cảnh túng thiếu, ta luôn mong muốn có một người nào đó đến và giúp ta vượt qua. Qua câu chuyện trên, ta cần phải sống có nghĩa, có tình; cần sẵn lòng giúp đỡ người gặp khó khăn trong cuộc sống, đôi khi giúp đỡ người khác chính là giúp đỡ bản thân. Ta nuôi trong mình một tâm hồn biết bao dung, biết đùm bọc, giúp đỡ người khác thì ngày nào đó ta sẽ được kết quả tương xứng với bản thân. Câu chuyện cũng như bài học răn dạy ta, khi ta được người khác giúp đỡ thì dù ít, dù nhiều ta vẫn phải tìm cách để trả ơn, cũng như cho lòng mình thoải mái, nhẹ nhàng. Tóm lại, hãy sống theo cách mà ta muốn nhưng đừng để đánh mất đi giá trị của bản thân. 


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về Lớp màng bảo vệ - Vai trò và tầm quan trọng trong sinh vật học. Cấu trúc và tổ chức các phân tử trong lớp màng. Chức năng của lớp màng bảo vệ trong tế bào. Các loại lớp màng bảo vệ ở vi khuẩn, thực vật và động vật.

Khái niệm về lớp màng Ôxít nhôm

Khái niệm về Polyme, định nghĩa và cấu tạo của chúng

Khái niệm vật liệu chống ăn mòn

Khái niệm về tác động cơ học, định luật Newton về chuyển động của vật, lực và tác động của chúng, năng lượng và công trong tác động cơ học.

Khái niệm giảm chi phí bảo trì và sửa chữa

Khái niệm về môi trường xung quanh vật liệu và tác động của nó đến tính chất và hiệu suất của vật liệu

Khái niệm về tốc độ ăn mòn - Định nghĩa và vai trò trong quá trình hóa học và công nghiệp. Nguyên nhân và tác nhân gây ăn mòn. Các phương pháp đo tốc độ ăn mòn bằng trọng lượng, điện hóa và quang phổ. Biện pháp phòng chống ăn mòn bao gồm sử dụng chất chống ăn mòn, bảo vệ bề mặt và kiểm tra định kỳ.

Khái niệm về điều chỉnh môi trường

Thiết bị điều chỉnh môi trường - Khái niệm, loại và cách sử dụng; giải thích cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị, và hướng dẫn bảo dưỡng để tăng hiệu quả hoạt động và đảm bảo an toàn cho người sử dụng."

Xem thêm...
×