Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 2

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Câu 1. Đâu là nhận xét đúng về hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Mây và sóng?

Cuộn nhanh đến câu

Đề thi

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Đâu là nhận xét đúng về hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Mây và sóng?

A. Vừa lung linh, kì ảo, vừa chân thực, sinh động

B. Được thể hiện qua các phép so sánh, ẩn dụ độc đáo

C. Mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc

D. Tất cả đáp án trên

Câu 2. Những từ chứa các tiếng đồng âm là?

A. Lợi: lợi ích, lợi tức, răng lợi, lợi lộc, lợi nhuận …

B. Bình: bình tĩnh, bình tâm, lục bình, hòa bình, bình ổn, bình dị, bình thường …

C. Ba: ba cây, ba que, ba mươi, ba trăm, ba hoa …

D. Là: là là, là lạ, là lượt, lượt là, bàn là, nếp là …

Câu 3. Đâu không phải chi tiết kì ảo trong truyện Thánh Gióng?

A. Sự thụ thai thần kỳ

B. Giặc Ân xâm lược nước ta

C. Thánh Gióng lớn nhanh như thổi

D. Thánh Gióng bay về trời

Câu 4. Từ “ăn” trong câu “ăn cho ấm bụng” được dùng với nghĩa chuyển, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 5. Văn bản Bàn về nhân vật Thánh Gióng nghị luận về một nhà văn, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 6. Phương thức biểu đạt chính trong văn bản Góc nhìn là?

A. Nghị luận

B. Miêu tả

C. Tự sự

D. Thuyết minh

Câu 7. Nhân vật chính trong bài thơ Những cánh buồm là ai?

A. Người cha

B. Người con

C. Biển cả

D. Cha và con

Câu 8. Trong văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc, khi trình bày luận điểm “Hạnh phúc còn được tạo nên từ những vất vả, mệt nhọc, nỗi đau”, tác giả đã dùng hình ảnh của ai để làm dẫn chứng?

A. Võ Thị Ngọc Nữ

B. Võ Thị Sáu

C. Đặng Thùy Trâm

D. Nguyễn Thị Ánh Viên

Câu 9. Tình cảm nào được thể hiện rõ nét nhất trong bài thơ Con là…?

A. Tình cảm của người con dành cho cha

B. Tình cảm của người cha dành cho con

C. Tình cảm cha mẹ dành cho con

D. Tình cảm của ông bà dành cho cháu

Câu 10. Từ mượn là từ như thế nào?

A. Do nhân dân tự sáng tạo ra

B. Không có trong từ điển

C. Được xuất hiện trong từ điển

D. Được vay mượn từ tiếng nước ngoài

Câu 11. Đề bài sau đây phù hợp nhất với văn bản nào?

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về tình phụ tử được thể hiện trong bài thơ

A. Chuyện cổ nước mình

B. Hoa bìm

C. Những cánh buồm

D. Mây và sóng

Câu 12. Trong văn bản Góc nhìn, điều gì đã xảy ra khi nhà vua trở về sau chuyến vi hành?

A. Chân của ông rất đau

B. Ông mắc chứng bệnh lạ

C. Ông thay đổi tính nết

D. Ông trở nên khó chịu với mọi người

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về văn bản “Gió lạnh đầu mùa”.


Đáp án

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM

Câu 1

Đâu là nhận xét đúng về hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Mây và sóng?

A. Vừa lung linh, kì ảo, vừa chân thực, sinh động

B. Được thể hiện qua các phép so sánh, ẩn dụ độc đáo

C. Mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc

D. Tất cả đáp án trên

Phương pháp:

Nhớ lại nội dung bài thơ

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Mây và sóng:

- Vừa lung linh, kì ảo, vừa chân thực, sinh động

- Được thể hiện qua các phép so sánh, ẩn dụ độc đáo

- Mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc

=> Đáp án: D

Câu 2

Những từ chứa các tiếng đồng âm là?

A. Lợi: lợi ích, lợi tức, răng lợi, lợi lộc, lợi nhuận …

B. Bình: bình tĩnh, bình tâm, lục bình, hòa bình, bình ổn, bình dị, bình thường …

C. Ba: ba cây, ba que, ba mươi, ba trăm, ba hoa …

D. Là: là là, là lạ, là lượt, lượt là, bàn là, nếp là …

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức về từ đồng âm

Lời giải chi tiết:

Những từ chứa các tiếng đồng âm là ‘Lợi: lợi ích, lợi tức, răng lợi, lợi lộc, lợi nhuận …”

=> Đáp án: A

Câu 3

Đâu không phải chi tiết kì ảo trong truyện Thánh Gióng?

A. Sự thụ thai thần kỳ

B. Giặc Ân xâm lược nước ta

C. Thánh Gióng lớn nhanh như thổi

D. Thánh Gióng bay về trời

Phương pháp:

Nhớ lại các chi tiết kì ảo xuất hiện trong truyện Thánh Gióng

Lời giải chi tiết:

Giặc Ân xâm lược nước ta không phải chi tiết kì ảo trong truyện Thánh Gióng

=> Đáp án: B

Câu 4

Từ “ăn” trong câu “ăn cho ấm bụng” được dùng với nghĩa chuyển, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức về nghĩa của từ ngữ

Lời giải chi tiết:

Sai

=> Đáp án: B

Câu 5

Văn bản Bàn về nhân vật Thánh Gióng nghị luận về một nhà văn, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Phương pháp:

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết:

Sai

=> Đáp án: B

Câu 6

Phương thức biểu đạt chính trong văn bản Góc nhìn là?

A. Nghị luận

B. Miêu tả

C. Tự sự

D. Thuyết minh

Phương pháp:

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết:

Phương thức biểu đạt chính trong văn bản Góc nhìn là tự sự

=> Đáp án: C

Câu 7

Nhân vật chính trong bài thơ Những cánh buồm là ai?

A. Người cha

B. Người con

C. Biển cả

D. Cha và con

Phương pháp:

Nhớ lại nội dung bài thơ

Lời giải chi tiết:

Nhân vật chính trong bài thơ Những cánh buồm là cha và con

=> Đáp án: D

Câu 8

Trong văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc, khi trình bày luận điểm “Hạnh phúc còn được tạo nên từ những vất vả, mệt nhọc, nỗi đau”, tác giả đã dùng hình ảnh của ai để làm dẫn chứng?

A. Võ Thị Ngọc Nữ

B. Võ Thị Sáu

C. Đặng Thùy Trâm

D. Nguyễn Thị Ánh Viên

Phương pháp:

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết:

Tác giả đã dùng hình ảnh của Võ Thị Ngọc Nữ để làm dẫn chứng

=> Đáp án: A

Câu 9

Tình cảm nào được thể hiện rõ nét nhất trong bài thơ Con là…?

A. Tình cảm của người con dành cho cha

B. Tình cảm của người cha dành cho con

C. Tình cảm cha mẹ dành cho con

D. Tình cảm của ông bà dành cho cháu

Phương pháp:

Nhớ lại nội dung bài thơ

Lời giải chi tiết:

Tình cảm của người cha dành cho con được thể hiện rõ nét nhất trong bài thơ Con là…

=> Đáp án: B

Câu 10

Từ mượn là từ như thế nào?

A. Do nhân dân tự sáng tạo ra

B. Không có trong từ điển

C. Được xuất hiện trong từ điển

D. Được vay mượn từ tiếng nước ngoài

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức về từ mượn

Lời giải chi tiết:

Từ mượn là từ được vay mượn từ tiếng nước ngoài

=> Đáp án: D

Câu 11

Đề bài sau đây phù hợp nhất với văn bản nào?

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về tình phụ tử được thể hiện trong bài thơ

A. Chuyện cổ nước mình

B. Hoa bìm

C. Những cánh buồm

D. Mây và sóng

Phương pháp:

Đọc kĩ đề bài và lựa chọn tác phẩm phù hợp

Lời giải chi tiết:

Đề bài trên phù hợp nhất với văn bản Những cánh buồm

=> Đáp án: C

Câu 12

Trong văn bản Góc nhìn, điều gì đã xảy ra khi nhà vua trở về sau chuyến vi hành?

A. Chân của ông rất đau

B. Ông mắc chứng bệnh lạ

C. Ông thay đổi tính nết

D. Ông trở nên khó chịu với mọi người

Phương pháp:

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết:

Trong văn bản Góc nhìn, khi nhà vua trở về sau chuyến vi hành thì chân của ông rất đau

=> Đáp án: A

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)

 Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về văn bản “Gió lạnh đầu mùa"

Phương pháp:

Nhớ lại nội dung văn bản và nêu cảm nhận

Lời giải chi tiết:

Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc và gợi ra nhiều suy ngẫm cho mỗi người về tình yêu thương trong cuộc sống. Với giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, nhà văn đã khắc họa một cách rõ nét hình ảnh các nhân vật xuất hiện xuyên suốt truyện ngắn với chân dung đẹp đẽ, sống động. Hai chị em Lan và Sơn vì thương đám trẻ nghèo mà mang áo của em gái mình ra cho cô bạn nhỏ. Để rồi sợ mẹ mắng mà khép nép không dám nhìn mẹ. Cũng vì hành động của con trẻ, mà người mẹ ngỡ ra được bao điều và cho người mẹ nghèo vay tiền mua áo cho con. Đó chính là khoảnh khắc đẹp đẽ của cả người lớn và trẻ em – khoảnh khắc chứa chan tình người khiến cho người đọc chúng ta cũng rưng rưng xúc động. Con người thường chỉ nghĩ đến mình mà khó nghĩ được cho người khác, và người mà có cuộc sống đủ đầy lại càng khó nghĩ cho những người khốn khó hơn mình vì họ không hiểu được những gánh nặng của những người khó khăn. Thế nhưng, những em bé trong câu chuyện dù sống trong nhung lụa vẫn hiểu và thương những mảnh đời khó khăn thì đó thực sự là vẻ đẹp quý giá của tình người. Có thể thấy, bức tranh đầu mùa đông được nhà văn Thạch Lam miêu tả rất chính xác, tinh tế. Cảnh vật như nổi hình, nổi khối trước mắt người đọc. Còn bức tranh tình người hiện lên vừa ấm áp, vừa đơn sơ, vừa quen thuộc nhưng rộn ràng, hạnh phúc, dạt dào tình cảm, cảm xúc. Có thể nói rằng, với ngòi bút tài hoa của nhà văn Thạch Lam, truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả trong suốt mấy mươi năm qua vì vẻ đẹp tình người.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về chống nhiệt độ cao

Khái niệm về không rỉ sét và vai trò của nó trong đời sống và công nghiệp. Nguyên nhân và quá trình xảy ra sự rỉ sét trên các vật liệu kim loại. Các phương pháp ngăn chặn rỉ sét bao gồm sơn phủ, mạ kim loại, hợp kim chống ăn mòn, và các chất tẩy rỉ sét. Ứng dụng của không rỉ sét trong xây dựng, sản xuất ô tô, hàng không vũ trụ, và năng lượng tái tạo.

Khái niệm về áp suất và ảnh hưởng đến vật liệu. Áp suất là lực tác động lên diện tích và được đo bằng pascal (Pa). Áp suất có ảnh hưởng đến vật liệu bằng cách thay đổi độ nén, dãn và biến dạng. Khí lý tưởng và kim loại không bị ảnh hưởng bởi áp suất. Các ứng dụng của vật liệu không bị ảnh hưởng bởi áp suất gồm thiết kế đường ống, thiết bị y tế và sản xuất thiết bị công nghiệp.

Giới thiệu về sản xuất thiết bị y tế - Tổng quan về quá trình sản xuất và tính chất của sản phẩm. Quy trình sản xuất yêu cầu tính chính xác và an toàn, bao gồm nghiên cứu, thiết kế, mua nguyên liệu, sản xuất, kiểm tra, đóng gói, vận chuyển, bảo trì và sửa chữa. Yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất bao gồm kỹ thuật, vật liệu, nhân lực và quản lý. Tính chất quan trọng của sản phẩm bao gồm độ chính xác, độ tin cậy, tính thẩm mỹ và tính an toàn. Thiết kế và chế tạo thiết bị y tế - Mô tả quá trình từ ý tưởng đến sản phẩm hoàn chỉnh. Phân tích nhu cầu và ý tưởng thiết kế, thiết kế sản phẩm, chế tạo và lắp ráp, kiểm tra và đánh giá, tối ưu hóa và cải tiến. Kiểm định và đánh giá chất lượng - Giới thiệu về phương pháp kiểm định và đánh giá chất lượng thiết bị y tế, bao gồm tiêu chuẩn và quy định. Phương pháp bao gồm kiểm tra, đo lường và kiểm tra hiệu năng. Quy định và tiêu chuẩn đảm bảo sản phẩm đáp ứng yêu cầu và tuân thủ quy định. Quản lý sản xuất thiết bị y tế - Mô tả quá trình quản lý sản xuất, bao gồm lập kế hoạch, điều phối sản xuất, quản lý chất lượng và bảo trì. Lập kế hoạch sản xuất, điều phối công việc, quản lý quy trình và giám sát tiến độ sản xuất. Quản lý chất lượng đảm bảo tuân thủ quy trình và tiêu chuẩn chất lượng.

Giới thiệu về ngành thực phẩm, vai trò và lĩnh vực hoạt động, đóng góp vào kinh tế và đời sống con người. Bảo đảm an toàn và dinh dưỡng, phát triển bền vững và kiểm soát chất lượng. Quy trình sản xuất, thành phần dinh dưỡng và bảo quản thực phẩm. Các vấn đề liên quan như an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và đổi mới công nghệ.

Khái niệm về công cụ gia dụng và các tính năng chung của chúng. Phân loại các loại công cụ gia dụng theo từng nhóm và mô tả các tiêu chuẩn chất lượng của chúng, bao gồm độ bền, độ an toàn và tính năng sử dụng. Hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản các công cụ gia dụng đúng cách để đảm bảo an toàn và tăng tuổi thọ của chúng.

Quá trình luyện kim: Định nghĩa, vai trò và ứng dụng trong công nghiệp và đời sống. Các phương pháp luyện kim truyền thống và hiện đại: nung chảy, điện hóa và cơ học. Nguyên lý hoạt động và ứng dụng của quá trình luyện kim: sản xuất kim loại và các sản phẩm kim loại như máy móc, đồ gia dụng, xe hơi và máy bay.

Quá trình nung: định nghĩa, phương pháp và ứng dụng

Khái niệm về quá trình đúc và vai trò của nó trong sản xuất kim loại - Các bước và phương pháp đúc kim loại - Ứng dụng của quá trình đúc trong sản xuất công nghiệp và tiêu dùng.

Khái niệm về thép hợp kim

Xem thêm...
×