Đề thi giữa kì 2 Văn 6 - Chân trời sáng tạo
Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 11
Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 12 Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 13 Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 10 Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 9 Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 8 Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 7 Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 6 Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 5 Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 4 Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 3 Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 2 Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 1Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 11
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Đề thi
Phần I. Đọc hiểu
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:
MỞ SÁCH RA LÀ THẤY
Bao la và bí ẩn
Như biển xa rừng sâu
Mở ra một cuốn sách
Một thế giới bắt đầu
Ẩn hiện sau mặt chữ
Là bao gương mặt người
Có long lanh nước mắt
Có rạng rỡ miệng cười
Có ngày mưa tháng nắng
Mùa xuân và mùa đông
Cô Tấm và cô Cám
Thạch Sanh và Lý Thông
Có địa ngục, thiên đường
Có quỷ, ma, tiên, Phật
Có bác gấu dữ dằn
Có cô nai nhút nhát…
Đôi khi kẻ độc ác
Lại không là cọp beo
Cũng đôi khi đói nghèo
Chưa hẳn người tốt bụng
Trăm sông dài, biển rộng
Nghìn núi cao, vực sâu
Cả bốn biển, năm châu
Mở sách ra là thấy
Lật một trang sách mới
Như vung cây đũa thần
Thấy sao Kim, sao Hoả
Thấy ngàn xưa Lý – Trần…
Ta “đi” khắp thế gian
Chỉ bằng đôi con mắt
Sẽ “cận thị” suốt đời
Những ai không đọc sách
(Theo Cao Xuân Sơn, Hỏi lá hỏi hoa NXB Kim Đồng, 2017)
Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ gì?
A. Thơ cách luật
B. Thơ 5 chữ
C. Thơ lục bát
D. Thơ 7 chữ
Câu 2. Em hãy xác định chủ đề của bài thơ.
A. Sách làm cho tâm hồn ta thêm đẹp đẽ, phong phú.
B. Sách giúp ta nhìn ra thế giới.
C. Cách mở ra cho chúng ta thế giới loài người.
D. A và B đúng.
Câu 3. Hãy nêu tác dụng dấu ngoặc kép trong khổ thơ sau :
Ta “đi” khắp thế gian
Chỉ bằng đôi con mắt
Sẽ “cận thị” suốt đời
Những ai không đọc sách
A. Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.
B. Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
C. Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
D. Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn.
Câu 4. Hãy xác định biện pháp tu từ của khổ thơ sau :
Bao la và bí ẩn
Như biển xa rừng sâu
Mở ra một cuốn sách
Một thế giới bắt đầu
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Liệt kê
D. Hoán dụ
Câu 5. Em rút ra được bài học gì thông qua bài thơ trên.
A. Đọc sách khi cần.
B. Đọc sách phải có phương pháp.
C. Chỉ cần đọc sách khi bạn thích.
D. Nên nuôi dưỡng lòng yêu thích đọc sách và cần đọc thêm nhiều sách để mở rộng hiểu biết.
Câu 6. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên là gì ?
A. Biểu cảm
B. Tự sự
C. Nghị luận
D. Thuyết minh
Phần II. Làm văn
Câu 1. Viết đoạn văn ngắn từ 5-7 câu nêu lên vai trò của sách đối với đời sống con người.
Câu 2. Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng vứt rác bừa bãi tại trường học bằng bài văn ngắn 1 trang giấy thi.
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đáp án
Đáp án
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1 (0.25đ) |
Câu 2 (0.25đ) |
Câu 3 (0.25đ) |
Câu 4 (0.25đ) |
Câu 5 (0.25đ) |
Câu 6 (0.25đ) |
B |
C |
B |
A |
D |
A |
Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ gì? A. Thơ cách luật B. Thơ 5 chữ C. Thơ lục bát D. Thơ 7 chữ |
Phương pháp:
Đọc kĩ bài thơ
Chú ý số khổ trong bài, số chữ trong câu
Lời giải chi tiết:
Bài thơ trên thuộc thể thơ 5 chữ
→ Đáp án: B
Câu 2. Em hãy xác định chủ đề của bài thơ. A. Sách làm cho tâm hồn ta thêm đẹp đẽ, phong phú. B. Sách giúp ta nhìn ra thế giới. C. Cách mở ra cho chúng ta thế giới loài người. D. A và B đúng. |
Phương pháp:
Đọc kĩ bài thơ
Chú ý nhan đề và các hình ảnh nổi bật
Lời giải chi tiết:
Chủ đề của bài thơ: Cách mở ra cho chúng ta thế giới loài người
→ Đáp án: C
Câu 3. Hãy nêu tác dụng dấu ngoặc kép trong khổ thơ sau : Ta “đi” khắp thế gian Chỉ bằng đôi con mắt Sẽ “cận thị” suốt đời Những ai không đọc sách A. Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. B. Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. C. Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai. D. Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn. |
Phương pháp:
Nhớ lại kiến thức về dấu ngoặc kép
Lời giải chi tiết:
Dấu ngoặc kép được sử dụng trong trường hợp này: đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt
→ Đáp án: B
Câu 4. Hãy xác định biện pháp tu từ của khổ thơ sau : Bao la và bí ẩn Như biển xa rừng sâu Mở ra một cuốn sách Một thế giới bắt đầu A. So sánh B. Nhân hóa C. Liệt kê D. Hoán dụ |
Phương pháp:
Đọc kĩ khổ thơ
Nhớ lại kiến thức về biện pháp tu từ
Lời giải chi tiết:
Câu thơ sử dụng biện pháp so sánh: Như biển xa rừng sâu
→ Đáp án: A
Câu 5. Em rút ra được bài học gì thông qua bài thơ trên. A. Đọc sách khi cần. B. Đọc sách phải có phương pháp. C. Chỉ cần đọc sách khi bạn thích. D. Nên nuôi dưỡng lòng yêu thích đọc sách và cần đọc thêm nhiều sách để mở rộng hiểu biết. |
Phương pháp
Dựa vào phân tích và ý kiến của bản thân
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365