Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Lý thuyết Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian - SGK Toán 11 Chân trời sáng tạo

1. Mặt phẳng

1. Mặt phẳng

 

Hình ảnh mặt phẳng trong thực tiễn

- Biểu diễn một mặt phẳng: Người ta thường biểu diễn mặt phẳng bằng một hình bình hành.

 

- Để kí hiệu mặt phẳng ta dùng chữ cái in hoa đặt trong dấu ngoặc ( ). Mặt phẳng (P) còn được viết là mp(P) hay (P).

* Điểm thuộc mặt phẳng

 

- Điểm A thuộc mặt phẳng (P) thì ta nói A nằm trên (P) hay (P) chứa A, ta kí hiệu A(P)

- Điểm B không thuộc mặt phẳng (P) thì ta nói B nằm ngoài (P) hay (P) không chứa B, ta kí hiệu B(P).

* Biểu diễn các hình lên một mặt phẳng

- Hình biểu diễn của đường thẳng là đường thẳng, của đoạn thẳng là đoạn thẳng.

- Hình biểu diễn của hai đường thẳng song song là 2 đường thẳng song song, của 2 đường thẳng cắt nhau là 2 đường thẳng cắt nhau.

- Hình biểu diễn giữ nguyên quan hệ liên thuộc giữa điểm và đường thẳng.

- Dùng nét liền để biểu diễn cho đường nhìn thấy và nét đứt đoạn để biểu diễn cho đường bị che khuất.

2. Các tính chất thừa nhận của hình học không gian

- Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt cho trước.

- Có một và chỉ một mặt phẳng đi qua 3 điểm không thẳng hàng.

- Nếu một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt của một mặt phẳng thì mọi điểm của đường thẳng đều nằm trong mặt phẳng đó.

- Tồn tại 4 điểm không cùng thuộc một mặt phẳng.

- Nếu mọi điểm của đường thẳng d đều thuộc mặt phẳng (P) thì ta nói d nằm trong (P) hoặc (P) chứa d. Kí hiệu d(P) hoặc (P)d.

- Nếu hai mặt phẳng phân biệt có điểm chung thì các điểm chung của hai mặt phẳng là một đường thẳng đi qua điểm chung đó. Đường thẳng đó được gọi là giao tuyến, kí hiệu d=(α)(β).

 

- Trên mỗi mặt phẳng, tất cả các kết quả đã biết trong hình học phẳng đều đúng.

3. Cách xác định mặt phẳng

- Một mặt phẳng hoàn toàn được xác định khi biết nó chứa 3 điểm không thẳng hàng.

- Một mặt phẳng được hoàn toàn xác định khi biết nó đi qua một đường thẳng  và một điểm không thuộc đường thẳng đó.

- Một mặt phẳng được hoàn toàn xác định nếu biết nó chứa hai đường thẳng cắt nhau.

4. Hình chóp và hình tứ diện

  • Hình chóp

- Cho đa giác lồi A1A2...An nằm trong mặt phẳng (α) và một điểm S không thuộc (α). Nối S với các đỉnh A1,A2,...,Anđể được n tam giác SA1A2,SA2A3,...,SAnA1. Hình tạo bởi n tam giác  SA1A2,SA2A3,...,SAnA1và đa giác  A1A2...Anđược gọi là hình chóp và kí hiệu là S.A1A2...An.

- Trong hình chóp S.A1A2...An:

+ Điểm S được gọi là đỉnh.

+ Đa giácA1A2...An được gọi là mặt đáy.

+ Các tam giác SA1A2,SA2A3,...,SAnA1được gọi là các mặt bên

+ Các cạnh SA1,SA2,...,SAnđược gọi là cạnh bên; các cạnhA1A2,A2A3...,AnA1 được gọi là các cạnh đáy.

 

* Nếu đáy của hình chóp là một tam giác, tứ giác, ngũ giác,…thì hình chóp tương ứng gọi là hình chóp tam giác, hình chóp tứ giác, hình chóp ngũ giác,…

  • Hình tứ diện

Cho 4 điểm A, B, C, D không đồng phẳng. Hình gồm 4 tam giác ABC, ABD, ACD và BCD được gọi là hình tứ diện (hay tứ diện), kí hiệu là ABCD.

 

Trong đó, các điểm A, B, C, D được gọi các đỉnh của tứ diện, các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA, BD,AC được gọi là cạnh của tứ diện; các tam giác ABC, ABD, ACD và BCD gọi là mặt của tứ diện.

Hai cạnh không có đỉnh chung được gọi là hai cạnh đối diện, đỉnh không nằm trên một mặt gọi là đỉnh đối diện với mặt đó.

 


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Thành phần và phân tích hóa học | Khái niệm và tính chất của thành phần nguyên tố và hợp chất hóa học | Phương pháp phân tích thành phần nguyên tố và hóa học.

Khái niệm về quá trình vận chuyển

Khái niệm về chảy và các đặc điểm của nó trong vật lý. Chảy là sự di chuyển của chất qua không gian và có nhiều hình thức khác nhau như chảy chất lỏng, chất khí, chất rắn và chất plasma. Hiểu về chảy giúp áp dụng nguyên lý di chuyển chất vào cuộc sống hàng ngày và các lĩnh vực khoa học khác. Quá trình chảy diễn ra liên tục và không bị gián đoạn, chất lỏng hoặc chất khí không bị ngừng lại mà tiếp tục di chuyển. Độ nhớt là khả năng của chất lỏng chống lại sự chảy và tạo ma sát giữa các phân tử.

Rò rỉ: Khái niệm, nguyên nhân và hậu quả. Các loại rò rỉ: khí, chất lỏng và chất rắn. Hậu quả của rò rỉ đối với môi trường, sức khỏe và kinh tế. Biện pháp phòng ngừa và xử lý rò rỉ.

Khái niệm về thủy tĩnh học - định nghĩa và vai trò trong nghiên cứu về chất lỏng. Các đại lượng thủy tĩnh học như áp suất, mật độ, độ nhớt và bề mặt tự do. Phương pháp đo các đại lượng thủy tĩnh học gồm cân bằng, nhấn và chảy. Ứng dụng của thủy tĩnh học trong sản xuất dầu khí, thực phẩm, mỹ phẩm và thuốc tây.

Khái niệm về thủy động học

Khái niệm về áp suất và các đơn vị, công thức tính toán. Các loại thiết bị đo áp suất và nguyên lý hoạt động. Cách sử dụng và bảo quản thiết bị đo áp suất.

Khái niệm về bơm áp suất

Khái niệm về Manomet

Khái niệm về Baromet: định nghĩa và vai trò trong đo lường áp suất khí quyển. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và đơn vị đo áp suất. Ứng dụng của Baromet trong dự báo thời tiết, nghiên cứu khoa học và công nghiệp. Lịch sử phát triển và các loại Baromet hiện nay.

Xem thêm...
×