Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 7

Đọc văn bản Tháng ba

Cuộn nhanh đến câu

Đề thi

I. Đọc hiểu (4đ)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

THÁNG BA – Hoàng Vân

Tháng ba mùa giáp hạt

Đến rong rêu cũng gầy

Mẹ bưng rá vay gạo

Cha héo hắt đường cày

 

Áo nâu may dịp tết

Bây giờ mực tím dây

Bần (1) dưới sông ăn đỡ

Khoai mậm (2) non cả ngày

 

Tháng ba mưa dầm đất

Rét Nàng Bân tím trời

Kéo cảnh vun lửa đốt

Trẻ và trâu cùng cười

 

Tháng ba, tháng ba ơi !

Mùa xa...ngày thơ dại

Lúa lên xanh ngoài bãi

Sữa ướp đòng (3) sinh đôi

Chú thích:

1. Bần: 1 loại cây ở vùng ven sông nước mặn cho quả ăn được.

2. Khoai mậm: khoai sót lại ngoài đồng sau thu hoạch, đã lên mầm.

3. Sữa ướp đòng: Thời kỳ đòng ngậm sữa, còn gọi là lúa ngậm sữa.

(http://tapchisonghuong.com.vn/tin-tuc/po/c58/n29951/Trang-tho-Thieu-nhi-02-2021.html)

Câu 1: Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? Vì sao em xác định như vậy?

A. Thể thơ tự do, vì có dòng dài, dòng ngắn.

B. Thể thơ năm chữ, vì tất cả các dòng đều có năm chữ.

C. Thể thơ tứ tuyệt, vì có 4 khổ, mỗi khổ 4 dòng.

D. Không xác định được thể thơ.

Câu 2. Xác định nội dung chính của bài thơ và dấu hiệu nhận biết.

A. Người mẹ, có hình ảnh Mẹ bưng rá vay gạo.

B. Tình yêu quê hương, vì có hình ảnh lúa lên xanh ngoài bãi.

C. Ký ức tuổi thơ đói nghèo, vì rất nhiều hình ảnh gợi cuộc sống thiếu đói trong mùa giáp hạt.

D. Cuộc sống đói nghèo, vì phải ăn bần, ăn khoai mậm.

Câu 3: Xác định ngắt nhịp (chính) của của bài thơ?

A. Nhịp 3/2 và 2/3.

B. Nhịp 1/4 và 4/1.

C. Nhịp linh hoạt.

D. Khó xác định.

Câu 4: Cách gieo vần nào được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ?

A. Vần lưng.

B. Vần cách.

C. Vẫn liền.

D. Linh hoạt, đa dạng.

Câu 5: Vì sao tháng ba mùa giáp hạt lại khốn khó?

A. Khi lúa mùa cũ ăn hết, lúa mới chưa thu hoạch nên đói khổ.

B. Mùa xuân đi chơi không làm.

C. Khi giao mùa (giữa xuân và hạ).

D. Thời kỳ đói khổ nhất trong năm.

Câu 6: Nội dung khổ thơ thứ nhất?

A. Cảnh vật ảm đạm trong tháng ba.

B. Mẹ di vay gạo nấu cơm.

C. Cha cày đồng mệt mỏi.

D. Cuộc sống khốn khó mùa giáp hạt.

Câu 7: Dòng nào KHÔNG nói lên nội dung của khổ 2?

A. Tuổi thơ đói nghèo trong mùa giáp hạt.

B. Áo mới từ tết đã cũ.

C. Nghịch ngợm với trái bần, khoai sót.

D. Kiếm củ quả dại, sót lại ăn đỡ đói.

Câu 8: Tuổi thơ hồn nhiên trong đói nghèo thể hiện rõ ở khổ thơ nào, dòng thơ nào?

A. Khổ 1, dòng thơ: Đến rong rêu cũng gầy.

B. Khổ 3, dòng thơ: Trẻ và trâu cùng cười.

C. Khổ 2, dòng thơ: Bây giờ mực tím dây.

D. Khổ 4, dòng thơ: Lúa lên xanh ngoài bãi.

Câu 9: Xác định câu thơ có chứa nghệ thuật nhân hóa. Thủ pháp nghệ thuật ấy đã thể hiện được điều gì (1đ)

Câu 10: Xác định 2 khổ thơ có sự tương phản trong bài. Phân tích làm rõ hiệu quả thẩm mỹ trong sự tương phản đó (1đ)

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (6 điểm)

Câu 1: Những bạn trẻ trong bài thơ đã sống như thế nào trong tháng ba, mùa giáp hạt? Em đã từng trải qua cái đói bao giờ chưa, nếu có tâm trạng lúc đó thế nào? (2đ)

Câu 2: Theo em, khi cuộc sống buộc ta phải đối mặt với khó khăn, chúng ta cần làm gì để vượt qua những khó khăn đó (trả lời bằng bài văn dài 1 – 1,5 trang giấy) (4đ)

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.


Đáp án

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1

(0.25đ)

Câu 2 (0.25đ)

Câu 3

(0.25đ)

Câu 4

(0.25đ)

Câu 5

(0.25đ)

Câu 6

(0.25đ)

Câu 7

(0.25đ)

Câu 8

(0.25đ)

B

C

A

B

A

D

C

B

 

Câu 1: Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? Vì sao em xác định như vậy?

A. Thể thơ tự do, vì có dòng dài, dòng ngắn.

B. Thể thơ năm chữ, vì tất cả các dòng đều có năm chữ.

C. Thể thơ tứ tuyệt, vì có 4 khổ, mỗi khổ 4 dòng.

D. Không xác định được thể thơ.

Phương pháp:

Đọc kĩ bài thơ

Nhớ lại kiến thức dấu hiệu nhận biết về thể thơ

Lời giải chi tiết:

Bài thơ thuộc thể thơ năm chữ, vì tất cả các dòng đều có năm chữ

→ Đáp án: B

 

Câu 2. Xác định nội dung chính của bài thơ và dấu hiệu nhận biết.

A. Người mẹ, có hình ảnh Mẹ bưng rá vay gạo.

B. Tình yêu quê hương, vì có hình ảnh lúa lên xanh ngoài bãi.

C. Ký ức tuổi thơ đói nghèo, vì rất nhiều hình ảnh gợi cuộc sống thiếu đói trong mùa giáp hạt.

D. Cuộc sống đói nghèo, vì phải ăn bần, ăn khoai mậm.

Phương pháp:

Đọc kĩ bài thơ và rút ra nội dung chính

Lời giải chi tiết:

Nội dung chính: Ký ức tuổi thơ đói nghèo, vì rất nhiều hình ảnh gợi cuộc sống thiếu đói trong mùa giáp hạt.

→ Đáp án: C

Câu 3: Xác định ngắt nhịp (chính) của của bài thơ?

A. Nhịp 3/2 và 2/3.

B. Nhịp 1/4 và 4/1.

C. Nhịp linh hoạt.

D. Khó xác định.

Phương pháp:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

Cách ngắt nhịp của bài thơ: Nhịp 3/2 và 2/3

Tháng ba/mùa giáp hạt

Đến rong rêu/ cũng gầy

→ Đáp án: A

Câu 4Cách gieo vần nào được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ?

A. Vần lưng.

B. Vần cách.

C. Vẫn liền.

D. Linh hoạt, đa dạng.

Phương pháp:

Đọc kĩ bài thơ

Chú ý cách gieo vần

Lời giải chi tiết:

Cách gieo vần được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ là vần cách

Cha héo hắt đường cày

…….

Khoai mậm non cả ngày

→ Đáp án: B

Câu 5: Vì sao tháng ba mùa giáp hạt lại khốn khó?

A. Khi lúa mùa cũ ăn hết, lúa mới chưa thu hoạch nên đói khổ.

B. Mùa xuân đi chơi không làm.

C. Khi giao mùa (giữa xuân và hạ).

D. Thời kỳ đói khổ nhất trong năm.

Phương pháp:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

Tháng ba mùa giáp hạt thường khốn khó vì: Khi lúa mùa cũ ăn hết, lúa mới chưa thu hoạch

→ Đáp án: A

Câu 6: Nội dung khổ thơ thứ nhất?

A. Cảnh vật ảm đạm trong tháng ba.

B. Mẹ di vay gạo nấu cơm.

C. Cha cày đồng mệt mỏi.

D. Cuộc sống khốn khó mùa giáp hạt.

Phương pháp:

Đọc kĩ khổ thơ thứ nhất và rút ra nội dung chính

Lời giải chi tiết:

Nội dung chính khổ 1: Cuộc sống khốn khó mùa giáp hạt

→ Đáp án: D

Câu 7: Dòng nào KHÔNG nói lên nội dung của khổ 2?

A. Tuổi thơ đói nghèo trong mùa giáp hạt.

B. Áo mới từ tết đã cũ.

C. Nghịch ngợm với trái bần, khoai sót.

D. Kiếm củ quả dại, sót lại ăn đỡ đói.

Phương pháp:

Đọc kĩ khổ 2

Sử dụng phương pháp loại trừ

Lời giải chi tiết:

Nội dung không phải của khổ 2: Nghịch ngợm với trái bần, khoai sót

→ Đáp án: C

Câu 8: Tuổi thơ hồn nhiên trong đói nghèo thể hiện rõ ở khổ thơ nào, dòng

thơ nào?

A. Khổ 1, dòng thơ: Đến rong rêu cũng gầy.

B. Khổ 3, dòng thơ: Trẻ và trâu cùng cười.

C. Khổ 2, dòng thơ: Bây giờ mực tím dây.

D. Khổ 4, dòng thơ: Lúa lên xanh ngoài bãi.

Phương pháp:

Đọc kĩ bài thơ

Chú ý các hình ảnh thể hiện tuổi thơ hồn nhiên trong đói nghèo

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh trong khổ 3, dòng thơ: Trẻ và trâu cùng cười.

→ Đáp án: B

Câu 9: Xác định câu thơ có chứa nghệ thuật nhân hóa. Thủ pháp nghệ thuật ấy đã thể hiện được điều gì (1đ)

Phương pháp

Đọc kĩ bài thơ

Nhớ lại kiến thức về nghệ thuật nhân hóa


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về nhà quản lý dự án và các kỹ năng cần có

Khái niệm về tổ chức công việc và vai trò của nó trong quản lý và hoạt động của doanh nghiệp

Khái niệm về file cài đặt và các loại file cài đặt | Các bước cài đặt phần mềm và quản lý file cài đặt

Tài liệu tham khảo về Metan: sách, bài báo, tài liệu nghiên cứu và các nguồn tài liệu trực tuyến giúp hiểu rõ hơn về quá trình sản xuất, tính chất và ứng dụng của Metan.

Khái niệm về thông báo lỗi và các loại lỗi phổ biến trong lập trình. Cách xử lý lỗi bằng cách sử dụng lệnh try-catch, ghi log lỗi và thông báo lỗi cho người dùng. Phương pháp kiểm tra và sửa lỗi bằng trình biên dịch, debug và unit test.

Khái niệm về Bảo mật - Định nghĩa và tầm quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Bảo mật là khái niệm quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Nó nhằm bảo vệ thông tin và tài nguyên quan trọng khỏi mọi đe dọa và tác động không mong muốn. Bảo mật đảm bảo tính toàn vẹn, sẵn sàng và bảo mật của hệ thống thông tin, giới hạn quyền truy cập thông tin chỉ cho những người được ủy quyền và ngăn chặn bất kỳ cá nhân hay tổ chức không đủ quyền truy cập. Bảo mật trong lĩnh vực công nghệ thông tin bao gồm nhiều biện pháp bảo mật như sử dụng mật khẩu mạnh, mã hóa dữ liệu và giáo dục người dùng về các nguy cơ bảo mật. Các mối đe dọa đến Bảo mật - Liệt kê các mối đe dọa đến Bảo mật, bao gồm các cuộc tấn công, virus máy tính, tội phạm mạng và các hình thức lừa đảo trên mạng. Phương pháp Bảo mật - Tổng quan về các phương pháp Bảo mật, bao gồm mật mã học, chứng thực và ủy quyền, và kiểm soát truy cập. Các kỹ thuật Bảo mật - Mô tả chi tiết các kỹ thuật Bảo mật, bao gồm mã hóa dữ liệu, chữ ký số, mạng riêng ảo (VPN), và tường lửa (firewall). Thực hành Bảo mật - Hướng dẫn cách thực hành Bảo mật, bao gồm cách bảo vệ thông tin cá nhân, phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công, và xử lý các sự cố Bảo mật.

Khái niệm về riêng tư - Định nghĩa và tầm quan trọng của nó đối với cá nhân và xã hội. Quyền kiểm soát thông tin cá nhân, quyền không bị xâm phạm riêng tư và quyền bảo vệ dữ liệu cá nhân. Nguyên tắc bảo vệ riêng tư bao gồm sự minh bạch, sự rõ ràng, sự chính xác, sự an toàn và sự đáng tin cậy. Thách thức về riêng tư bao gồm việc thu thập dữ liệu, quản lý dữ liệu và tấn công mạng. Các ứng dụng và công cụ để bảo vệ riêng tư bao gồm trình duyệt web, phần mềm chặn quảng cáo và mã hoá dữ liệu.

Khái niệm ứng dụng được tải từ các nguồn khác

Khái niệm về phân tích dữ liệu và vai trò của nó trong công việc và quản lý dữ liệu. Phân tích dữ liệu là quá trình tìm hiểu, xử lý và tạo ra thông tin hữu ích từ dữ liệu có sẵn.

Giới thiệu về Ubuntu - Tổng quan về hệ điều hành Ubuntu, lịch sử phát triển và sự phổ biến hiện nay.

Xem thêm...
×