Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Đề thi giữa kì 1 Văn 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 8

Đọc bài thơ Ngụ ngôn của mỗi ngày

Cuộn nhanh đến câu

Đề thi

I. Đọc hiểu

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

NGỤ NGÔN CỦA MỖI NGÀY – Đỗ Trung Quân

Ngồi cùng trang giấy nhỏ

Tôi đi học mỗi ngày

 

Tôi học cây xương rồng

Trời xanh cùng nắng, bão

Tôi học trong nụ hồng

Màu hoa chừng rỏ máu

 

Tôi học lời ngọn gió

Chẳng bao giờ vu vơ

Tôi học lời của biển

Đừng hạn hẹp bến bờ.

Tôi học lời con trẻ

Về thế giới sạch trong

Tôi học lời già cả

Về cuộc sống vô cùng

 

Tôi học lời chim chóc

Đang nói về bình minh

Và trong bia mộ đá

Lời răn dạy đời mình.

Câu 1: Dòng nào nói đúng về đặc điểm hình thức chính của bài thơ?

A. Thơ năm chữ, có 5 khổ; khổ mở đầu chỉ có 2 dòng; gieo vần chân.

B. Thơ năm chữ, có 5 khổ; khổ mở đầu chỉ có 2 dòng; gieo vần cách.

C. Thơ năm chữ, không chia khổ; gieo vần cách.

D. Thơ tự do có 5 khổ; khổ mở đầu chỉ có 2 dòng; gieo vần cách.

Câu 2: Bài thơ viết về:

A. Tình yêu thiên nhiên

B. Quê hương

C. Suy ngẫm về việc học

D. Giá trị của truyện ngụ ngôn

Câu 3: Cụm từ nào được lặp lại nhiều lần trong bài thơ? Chúng có tác dụng gì

A. Tôi học. Làm nổi bật chủ đề bài thơ, nhấn mạnh, mở rộng việc học ở đời

B. Tôi học. Làm nổi bật mục đích của việc học.

C. Tôi học. Nhấn mạnh việc làm chính của nhân vật trữ tình.

D. Tôi học. Khẳng định việc học ở đời là cần thiết.

Câu 4: Ngắt nhịp phổ biến trong bài thơ là:

A. 2/3.

B. 2/3; 3/2.

C. 1/4; 2/2.

D. Ngắt nhịp linh hoạt.

Câu 5: Bài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

A. Biểu cảm, tự sự.

B. Tự sự, miêu tả.

C. Nghị luận, biểu cảm.

D. Biểu cảm.

Câu 6: Nhân vật trữ tình học ở những đâu?

A. Trang giấy.

B. Nhà trường, sách vở, các sự vật ở đời.

C. Học ở thiên nhiên.

D. Học ở đời.

Câu 7: Xác định các hình ảnh thơ trong khổ thơ sau:

Tôi học cây xương rồng

Trời xanh cùng nắng bão

Tôi học trong nụ hồng

Màu hoa chừng rỏ máu

A. Tôi học, cây xương rồng, trời xanh, nụ hồng.

B. Rỏ máu, cây xương rồng, trời xanh, nụ hồng.

C. Cây xương rồng, trời xanh, nụ hồng.

D. Màu hoa, cây xương rồng, trời xanh, nụ hồng.

Câu 8. Hình ảnh cây xương rồng và nắng bão đã gợi ra điều gì?

A. Gợi ra sự cứng cỏi trước không gian thanh bình của trời xanh.

B. Gợi bầu trời đầy giông bão.

C. Gợi ra sự cứng cỏi trước khắc nghiệt của cuộc đời.

D. Gợi ra cuộc đời đầy nghiệt ngã thử thách.

Câu 9: Bài thơ “Ngụ ngôn của mỗi ngày” – Đỗ Trung Quân đem đến cho em những nhận thức nào? Nhận thức nào có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao (1đ)

Câu 10: Em có đồng ý với nhận định: “Việc học không chỉ là học tập trên trường lớp, trong sách vở mà còn là hành trình mỗi người tự trải nghiệm và khám phá từ cuộc sống” không? Vì sao? (1đ)

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (6 điểm)

Quan sát những bức tranh/ ảnh sau và cho biết:

Câu 1: Bức tranh/ ảnh nào chứa đựng vấn đề gợi ra từ bài thơ “Ngụ ngôn của mỗi ngày” của Đỗ Trung Quân. Đó là vấn đề gì? Trích câu thơ chứa đựng vấn đề đó(2đ)

Câu 2: Suy nghĩ của em về vấn đề được gợi ra từ bài thơ và bức tranh/ ảnh em đã lựa chọn bằng bài văn dài từ 1- 1,5 trang giấy thi (4đ)

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.


Đáp án

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1

(0.25đ)

Câu 2 (0.25đ)

Câu 3

(0.25đ)

Câu 4

(0.25đ)

Câu 5

(0.25đ)

Câu 6

(0.25đ)

Câu 7

(0.25đ)

Câu 8

(0.25đ)

B

C

A

B

A

B

B

C

 

Câu 1: Dòng nào nói đúng về đặc điểm hình thức chính của bài thơ?

A. Thơ năm chữ, có 5 khổ; khổ mở đầu chỉ có 2 dòng; gieo vần chân.

B. Thơ năm chữ, có 5 khổ; khổ mở đầu chỉ có 2 dòng; gieo vần cách.

C. Thơ năm chữ, không chia khổ; gieo vần cách.

D. Thơ tự do có 5 khổ; khổ mở đầu chỉ có 2 dòng; gieo vần cách.

Phương pháp:

Đọc kĩ bài thơ

Chú ý các đặc điểm hình thức như số khổ, số chữ, gieo vần

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm hình thức của bài thơ: Thơ năm chữ, có 5 khổ; khổ mở đầu chỉ có 2 dòng; gieo vần cách.

→ Đáp án: B

Câu 2: Bài thơ viết về:

A. Tình yêu thiên nhiên

B. Quê hương

C. Suy ngẫm về việc học

D. Giá trị của truyện ngụ ngôn

Phương pháp:

Đọc kĩ bài thơ, chú ý những hình ảnh nổi bật

Lời giải chi tiết:

Bài thơ nói lên những suy ngẫm về việc học của tác giả

→ Đáp án: C

Câu 3: Cụm từ nào được lặp lại nhiều lần trong bài thơ? Chúng có tác dụng gì

A. Tôi học. Làm nổi bật chủ đề bài thơ, nhấn mạnh, mở rộng việc học ở đời

B. Tôi học. Làm nổi bật mục đích của việc học.

C. Tôi học. Nhấn mạnh việc làm chính của nhân vật trữ tình.

D. Tôi học. Khẳng định việc học ở đời là cần thiết.

Phương pháp:

Đọc kĩ bài thơ, chú ý những cụm từ được lặp lại và nêu tác dụng

Lời giải chi tiết:

Cụm từ được lặp lại nhiều lần trong bài thơ là “tôi học” → Làm nổi bật chủ đề bài thơ, nhấn mạnh, mở rộng việc học ở đời

→ Đáp án: A

Câu 4: Ngắt nhịp phổ biến trong bài thơ là:

A. 2/3.

B. 2/3; 3/2.

C. 1/4; 2/2.

D. Ngắt nhịp linh hoạt.

Phương pháp:

Đọc kĩ bài thơ, chú ý cách ngắt nhịp

Lời giải chi tiết:

Cách ngắt nhịp chủ yếu trong bài thơ: 2/3; 3/2 (Tôi học/ cây xương rồng, Tôi học/ trong nụ hồng)

→ Đáp án: B

Câu 5: Bài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

A. Biểu cảm, tự sự.

B. Tự sự, miêu tả.

C. Nghị luận, biểu cảm.

D. Biểu cảm.

Phương pháp:

Nhớ lại kiến thức về phương thức biểu đạt

Lời giải chi tiết:

Phương thức biểu đạt của bài thơ: biểu cảm kết hợp với tự sự

→ Đáp án: A

Câu 6: Nhân vật trữ tình học ở những đâu?

A. Trang giấy.

B. Nhà trường, sách vở, các sự vật ở đời.

C. Học ở thiên nhiên.

D. Học ở đời.

Phương pháp:

Đọc kĩ bài thơ và chú ý những chi tiết nói về việc học của nhân vật trữ tình

Lời giải chi tiết:

Nhân vật trữ tình học ở: Nhà trường, sách vở, các sự vật ở đời

→ Đáp án: B

Câu 7: Xác định các hình ảnh thơ trong khổ thơ sau:

Tôi học cây xương rồng

Trời xanh cùng nắng bão

Tôi học trong nụ hồng

Màu hoa chừng rỏ máu

A. Tôi học, cây xương rồng, trời xanh, nụ hồng.

B. Rỏ máu, cây xương rồng, trời xanh, nụ hồng.

C. Cây xương rồng, trời xanh, nụ hồng.

D. Màu hoa, cây xương rồng, trời xanh, nụ hồng.

Phương pháp:

Đọc kĩ khổ thơ và chú ý các hình ảnh được nhắc đến

Lời giải chi tiết:

Các hình ảnh được nhắc đến trong khổ thơ: Rỏ máu, cây xương rồng, trời xanh, nụ hồng

→ Đáp án: B

Câu 8. Hình ảnh cây xương rồng và nắng bão đã gợi ra điều gì?

A. Gợi ra sự cứng cỏi trước không gian thanh bình của trời xanh.

B. Gợi bầu trời đầy giông bão.

C. Gợi ra sự cứng cỏi trước khắc nghiệt của cuộc đời.

D. Gợi ra cuộc đời đầy nghiệt ngã thử thách.

Phương pháp:

Đọc kĩ bài thơ và phân tích ý nghĩa hai hình ảnh

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa: Gợi ra sự cứng cỏi trước khắc nghiệt của cuộc đời

→ Đáp án: C

Câu 9: Bài thơ “Ngụ ngôn của mỗi ngày” – Đỗ Trung Quân đem đến cho em những nhận thức nào? Nhận thức nào có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao (1đ)

Phương pháp

Đọc kĩ bài thơ và nêu ý kiến của bản thân, nêu lý do


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm vật liệu chống ăn mòn và tầm quan trọng trong ứng dụng kỹ thuật. Cơ chế ăn mòn và yếu tố ảnh hưởng. Các loại vật liệu chống ăn mòn: kim loại, polymer, composite, gốm và sứ. Phương pháp chống ăn mòn: bảo vệ bề mặt, thay thế vật liệu và điều chế kim loại. Ứng dụng trong ngành công nghiệp, đời sống và môi trường.

Môi trường tiếp xúc: định nghĩa, yếu tố ảnh hưởng và đánh giá rủi ro; tác động đến sức khỏe và môi trường, nguồn gốc và biện pháp bảo vệ trong 150 ký tự.

Khái niệm về Lớp màng bảo vệ - Vai trò và tầm quan trọng trong sinh vật học. Cấu trúc và tổ chức các phân tử trong lớp màng. Chức năng của lớp màng bảo vệ trong tế bào. Các loại lớp màng bảo vệ ở vi khuẩn, thực vật và động vật.

Khái niệm về lớp màng Ôxít nhôm

Khái niệm về Polyme, định nghĩa và cấu tạo của chúng

Khái niệm vật liệu chống ăn mòn

Khái niệm về tác động cơ học, định luật Newton về chuyển động của vật, lực và tác động của chúng, năng lượng và công trong tác động cơ học.

Khái niệm giảm chi phí bảo trì và sửa chữa

Khái niệm về môi trường xung quanh vật liệu và tác động của nó đến tính chất và hiệu suất của vật liệu

Khái niệm về tốc độ ăn mòn - Định nghĩa và vai trò trong quá trình hóa học và công nghiệp. Nguyên nhân và tác nhân gây ăn mòn. Các phương pháp đo tốc độ ăn mòn bằng trọng lượng, điện hóa và quang phổ. Biện pháp phòng chống ăn mòn bao gồm sử dụng chất chống ăn mòn, bảo vệ bề mặt và kiểm tra định kỳ.

Xem thêm...
×