Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Đề kiểm tra học kì 1 Toán 3 - Chân trời sáng tạo


Đề kiểm tra học kì 1 Toán 3 Chân trời sáng tạo - Đề số 12

Đề kiểm tra học kì 1 Toán 3 Chân trời sáng tạo - Đề số 13 Đề kiểm tra học kì 1 Toán 3 Chân trời sáng tạo - Đề số 14 Đề kiểm tra học kì 1 Toán 3 Chân trời sáng tạo - Đề số 15 Đề kiểm tra học kì 1 Toán 3 Chân trời sáng tạo - Đề số 16 Đề kiểm tra học kì 1 Toán 3 Chân trời sáng tạo - Đề số 17 Đề kiểm tra học kì 1 Toán 3 Chân trời sáng tạo - Đề số 18 Tổng hợp 20 đề thi học kì 1 Toán 3 chân trời sáng tạo có đáp án Đề kiểm tra học kì 1 Toán 3 Chân trời sáng tạo - Đề số 11 Đề kiểm tra học kì 1 Toán 3 Chân trời sáng tạo - Đề số 10 Đề kiểm tra học kì 1 Toán 3 Chân trời sáng tạo - Đề số 9 Đề kiểm tra học kì 1 Toán 3 Chân trời sáng tạo - Đề số 8 Đề kiểm tra học kì 1 Toán 3 Chân trời sáng tạo - Đề số 7 Đề kiểm tra học kì 1 Toán 3 Chân trời sáng tạo - Đề số 6 Đề kiểm tra học kì 1 Toán 3 Chân trời sáng tạo - Đề số 5 Đề kiểm tra học kì 1 Toán 3 Chân trời sáng tạo - Đề số 4 Đề kiểm tra học kì 1 Toán 3 Chân trời sáng tạo - Đề số 3 Đề kiểm tra học kì 1 Toán 3 Chân trời sáng tạo - Đề số 2 Đề kiểm tra học kì 1 Toán 3 Chân trời sáng tạo - Đề số 1 Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 3 - Chân trời sáng tạo

Đề kiểm tra học kì 1 Toán 3 Chân trời sáng tạo - Đề số 12

Tìm x biết: a) x : 7 = 63 + 46 Bố năm nay 40 tuổi, tuổi của bố gấp 5 lần tuổi con.

I. Trắc nghiệm
Chọn chữ đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1 :

Kết quả của phép chia 63 : 3 là:

  • A

    24       

  • B

    21

  • C

    189    

  • D

    66

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Thực hiện đặt tính chia để tìm kết quả.

Lời giải chi tiết :

Kết quả của phép chia 63 : 3 là 21

Câu 2 :

Anh Nam làm những chiếc đèn lồng có dạng khối lập phương. Mỗi mặt dán một tờ giấy màu. Một chiếc đèn lồng như vậy cần dùng số tờ giấy màu là:

  • A

    3

  • B

    5

  • C

    6

  • D

    88

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Mỗi khối lập phương có 6 mặt

Lời giải chi tiết :

Mỗi khối lập phương có 6 mặt nên một chiếc đèn lồng như vậy cần dùng 6 tờ giấy màu.

Câu 3 :

Đàn gà nhà Hòa có 48 con. Mẹ đã bán 16 số con gà. Hỏi đàn gà nhà Hòa còn lại bao nhiêu con?

  • A

    40 con

  • B

    42 con           

  • C

    6 con  

  • D

    41 con

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Tìm số con gà đã bán = Số gà nhà Hoa có : 6

- Tìm số con gà còn lại = Số gà nhà Hoa có - số con gà đã bán

Lời giải chi tiết :

Số con gà đã bán là 48 : 6 = 8 (con)

Đàn gà nhà Hòa còn lại số con là: 48 – 8 = 40 (con)

Câu 4 :

Số thích hợp điền vào chỗ trống là: 9m 7mm = .......... mm

  • A

    9007

  • B

    907    

  • C

    97

  • D

    7007

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng cách đổi: 1 m = 1 000 mm

Lời giải chi tiết :

9m 7mm = 9000 mm + 7 mm = 9007 mm

Câu 5 :

Bố năm nay 40 tuổi, tuổi của bố gấp 5 lần tuổi con. Hỏi sau 5 năm nữa, con bao nhiêu tuổi?

  • A

    10 tuổi

  • B

    12 tuổi           

  • C

    13 tuổi

  • D

    14 tuổi

Đáp án : C

Phương pháp giải :
  • Tuổi con hiện nay = tuổi bố : 5
  • Tìm tuổi con 5 năm nữa
Lời giải chi tiết :

Tuổi con hiện nay là 40 : 5 = 8 (tuổi)

Sau 5 năm nữa, tuổi con là: 8 + 5 = 13 (tuổi)

Câu 6 :

Số 15 được viết thành số La Mã là:

  • A

    VX      

  • B

    XIV

  • C

    XVI

  • D

    XV

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào cách viết số La Mã đã học

Lời giải chi tiết :

Số 15 được viết thành số La Mã là: XV

II. Tự luận
Câu 1 :

Đặt tính rồi tính.

342 × 2                                                          

146 : 3

Phương pháp giải :

- Đặt tính theo quy tắc đã học

- Thực hiện nhân lần lượt từ phải sang trái, chia lần lượt từ trái sang phải

Lời giải chi tiết :

Câu 2 :

Tính giá trị biểu thức:

348 + 84 : 6                                                  

32 + 8 – 18

Phương pháp giải :

- Với biểu thức có chứa phép tính cộng, trừ, nhân, chia, ta thực hiện phép tính nhân, chia trước; thực hiện phép tính cộng, trừ sau.

- Với biểu thức chỉ chứa phép tính cộng, trừ, ta thực hiện từ trái sang phải.

Lời giải chi tiết :

a) 348 + 84 : 6 = 348 + 14

                         = 362

b) 32 + 8 – 18 = 40 - 18

                        = 22

Câu 3 :

Tìm x biết:

a) x : 7 = 63 + 46

b) x – 192 = 90 + 709

Phương pháp giải :

- Tính giá trị vế phải

- Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia

- Muốn tìm số bị trừ, ta lấy hiệu cộng với số trừ

Lời giải chi tiết :

a) x : 7 = 63 + 46

    x : 7 = 109

    x = 109 x 7

   x = 763                              

b) x – 192 = 90 + 709

    x – 192 = 799

    x = 799 + 192

    x = 991

Câu 4 :

Có hai xe ô tô chở đoàn khách đi thăm quan viện bảo tàng. Xe thứ nhất chở 16 người. Xe thứ hai chở số người gấp đôi xe thứ nhất. Hỏi cả hai xe chở được tất cả bao nhiêu người?

Phương pháp giải :

- Tìm số người xe thứ hai chở = Số người xe thứ nhất chở x 2

- Tìm số người cả 2 xe chở

Lời giải chi tiết :

Xe thứ hai chở số người là:

16 x 2 = 32 (người)

Cả hai xe chở được tất cả số người là:

16 + 32 = 48 (người)

Đáp số: 48 người

Câu 5 :

Hãy tính đường kính AB của hình tròn tâm O, biết bán kính OM = 3 cm.

Phương pháp giải :

Đường kính = Bán kính x 2

Lời giải chi tiết :

Độ dài đường kính AB là:

3 x 2 = 6 (cm)

Đáp số: 6 cm


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về giá trị và các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị. Phân loại và đo lường giá trị, bao gồm giá trị sử dụng, giá trị thẩm mỹ, giá trị kinh tế và giá trị xã hội.

Toán tử cộng, trừ, nhân, chia và chia lấy phần dư - Mô tả cách sử dụng và ví dụ minh họa cho các toán tử số học trong lập trình.

Giới thiệu về toán tử so sánh, mục đích sử dụng và các loại toán tử so sánh trong lập trình. Bài học giới thiệu về toán tử so sánh, mục đích sử dụng và các loại toán tử so sánh như toán tử bằng, toán tử khác, toán tử lớn hơn, toán tử nhỏ hơn, toán tử lớn hơn hoặc bằng, toán tử nhỏ hơn hoặc bằng. Toán tử so sánh bằng, toán tử so sánh khác, toán tử so sánh lớn hơn và lớn hơn bằng, toán tử so sánh nhỏ hơn và nhỏ hơn bằng.

Khái niệm về toán tử logic, các loại toán tử logic trong lập trình: AND (&&), OR (||) và NOT (!). Mô tả và cách sử dụng của từng toán tử. Kết hợp các toán tử logic để xây dựng các biểu thức phức tạp và đa dạng.

Khái niệm toán tử thay đổi giá trị biến và cách sử dụng chúng trong lập trình. Bài học giới thiệu về toán tử thay đổi giá trị biến trong lập trình và tại sao chúng quan trọng. Các toán tử thay đổi giá trị biến cơ bản như ++ và -- được giới thiệu và cách sử dụng chúng. Sự khác nhau giữa toán tử gán và toán tử thay đổi giá trị biến được đề cập. Bài học cuối cùng tập trung vào các toán tử thay đổi giá trị phức tạp và cách sử dụng chúng trong các tình huống khác nhau.

<meta name="title" content="Khái niệm về kết quả phép tính, các phép tính cơ bản và cách tính kết quả, các tính chất của kết quả phép tính, cách kiểm tra tính đúng đắn của kết quả phép tính, các lỗi thường gặp khi tính toán" />

Khái niệm về dễ dàng tính toán

Khái niệm về lập trình viên, công việc và vai trò của họ trong ngành công nghệ thông tin. Lập trình viên là người viết code và phát triển phần mềm, ứng dụng hoặc website. Công việc của họ bao gồm viết mã nguồn, sửa lỗi, thử nghiệm và tối ưu hóa hiệu suất của chương trình. Vai trò của lập trình viên trong ngành công nghệ thông tin là xây dựng hệ thống phần mềm phức tạp và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Khái niệm về biến môi trường

Khái niệm về tên tệp và cấu trúc tên tệp: Định nghĩa và vai trò của tên tệp trong lưu trữ dữ liệu, cấu trúc và quy tắc đặt tên tệp.

Xem thêm...
×