Giải SGK Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo
Bài 9. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí - SGK GDCD 9 Chân trời sáng tạo
Bài 10. Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế - SGK GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 8. Tiêu dùng thông minh- SGK GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 7. Thích ứng với thay đổi - SGK GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 6. Quản lí thời gian hiệu quả - SGK GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 5. Bảo vệ hòa bình - SGK GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 4. Khách quan và công bằng - SGK GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 3. Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng - SGK GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 2. Khoan dung - SGK GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 1. Sống có lí tưởng - SGK GDCD 9 Chân trời sáng tạoBài 9. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí - SGK GDCD 9 Chân trời sáng tạo
Em hãy quan sát các hình ảnh sau và cho biết chủ thể có hành vi vi phạm gì và phải gánh chịu trách nhiệm như thế nào.
Mở đầu
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 48 SGK GDCD 9 Chân trời sáng tạo
Em hãy quan sát các hình ảnh sau và cho biết chủ thể có hành vi vi phạm gì và phải gánh chịu trách nhiệm như thế nào.
Khám phá - 1
Trả lời câu hỏi Khám phá 1 trang 49 SGK GDCD 9 Chân trời sáng tạo
Em hãy quan sát sơ đồ, đọc thông tin trong bảng và các trường hợp để thực hiện yêu cầu
Trường hợp 1.
Bạn D (14 tuổi) thường trốn học để đi chơi điện tử. Tại tiệm Internet, bạn D bị anh T (20 tuổi) dụ dỗ sử dụng ma túy. Trong một lần sử dụng ma túy, bạn D và anh T bị công an bắt quả tang, lập biên bản, đưa về trụ sở công an cùng tang vật.
Trường hợp 2.
Anh G (16 tuổi) điều khiển xe máy trên 50 phân khối và chạy quá tốc độ quy định. Sau đó, anh G đã gây tai nạn cho chị M, khiến chị bị thương với tỉ lệ thương tật dưới 11%
Trường hợp 3.
Ông V là công chức nhà nước. Trong giờ làm việc, ông V đã sử dụng xe của cơ quan ra ngoài để giải quyết việc riêng.
- Dựa vào thông tin về các loại vi phạm, em hãy phân tích hành vi vi phạm của chủ thể trong các trường hợp 1, 2, 3 để xác định loại vi phạm pháp luật tương ứng
Khám phá - 2
Trả lời câu hỏi Khám phá 2 trang 50 SGK GDCD 9 Chân trời sáng tạo
Em hãy quan sát sơ đồ và đọc thông tin sau để thực hiện yêu cầu
Thông tin.
Trích Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
Điều 31. Mục đích của hình phạt
Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
- Dựa vào nội dung từ sơ đồ trên, em hãy xác định các loại trách nhiệm pháp lí mà chủ thể trong các trường hợp 1, 2, 3 ở hoạt động 1 phải gánh chịu là gì
- Từ thông tin trên, em hãy cho biết mục đích, ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí
Luyện tập - 1
Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 52 SGK GDCD 9 Chân trời sáng tạo
Em đồng tình hay không đồng tình với các nhận định nào dưới đây? Vì sao?
a. Trách nhiệm pháp lí là hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật
b. Mọi hành vi trái với quy định của pháp luật đều vi phạm pháp luật
c. Trẻ em dù có phạm tội cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự
d. Công dân phải đủ 18 tuổi trở lên thì mới được xem là chủ thể của vi phạm pháp luật
e. Chủ thể của vi phạm pháp luật có thể chịu đồng thời nhiều trách nhiệm pháp lí cùng lúc
Luyện tập - 2
Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 52 SGK GDCD 9 Chân trời sáng tạo
Em hãy xác định các hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể dưới đây và cho biết trách nhiệm pháp lí mà họ phải chịu là gì
a. Ông B tự ý xây nhà cao tầng khi chưa có Giấy phép xây dựng
b. Anh K (25 tuổi) thực hiện hành vi cướp giật điện thoại di động của người đi đường
c. Chị H vay của bà V số tiền 200 triệu đồng, nhưng sau đó, vì không có khả năng chi trả nên chị ấy đã bỏ trốn
d. Anh N sau khi uống rượi bia, đã điều khiển xe máy trên đường, đâm vào xe của chị T, gây hư hỏng nặng
Luyện tập - 3
Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 47 SGK GDCD 9 Chân trời sáng tạo
Em hãy xác định dấu hiệu vi phạm, loại vi phạm và trách nhiệm pháp lí tương ứng với các trường hợp dưới đây:
Trường hợp |
Dấu hiệu vi phạm |
Loại hình vi phạm |
Trách nhiệm pháp lí |
1. Đội quản lí thị trường số 4 của tỉnh H đã tổ chức kiểm tra đột xuất trên địa bàn và phát hiện hộ kinh doanh của anh K 35 tuổi, có khả năng nhận thức tốt, không bị tâm thần, đang tàng trữ, buôn bán nhiều mặt hàng giả. |
|
|
|
2. Sau khi được chị B cho mượn xe, anh H 20 tuổi, có khả năng nhận thức tốt, không bị tâm thần, đã đem chiếc xe ấy đến cửa hàng mua bán xe máy và bán với giá 5 triệu đồng. |
|
|
|
3. Anh M 30 tuổi, có khả năng nhận thức tốt, không bị tâm thần, kí hợp đồng thoả thuận việc bán cho chị V toàn bộ sản lượng tôm nuôi của mùa vụ chính. Tuy nhiên, do giá thị trường tăng cao, anh M đã thay đổi quyết định và không bán cho chị V |
|
|
|
4. Chị K 29 tuổi, có khả năng nhận thức tốt, không bị tâm thần, là viên chức của một cơ quan hành chính sự nghiệp. Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ, chị K đã có lời lẽ, cử chỉ xúc phạm ông T. |
|
|
|
Vận dụng
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 53 SGK GDCD 9 Chân trời sáng tạo
Em hãy lập kế hoạch tổ chức một buổi tuyên truyền pháp luật (có thể chọn pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật về giao thông, pháp luật về hành chính,…) trong phạm vi lớp học
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365