Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Bài 7. Ôn tập chương 2 trang 24, 25, 26 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức

Carbohydrate là hợp chất hữu cơ tạp chức, thường có công thức chung là

Cuộn nhanh đến câu

7.1

Carbohydrate là hợp chất hữu cơ tạp chức, thường có công thức chung là

A. (CnH2)m                                    B. Cn(H2O)m                        C. CnH2n                         D. CnH2nO2


7.2

Công thức phân tử của saccharose là

A. C5H10O5                                   B. C6H12O6                          C. C12H22O11                   D. (C6H10O5)n


7.3

Phát biểu nào sau đây về cấu tạo của glucose không đúng?

A. Có cả dạng mạch hở và mạch vòng

B. Có chứa nhóm chức aldehyde

C. Có chứa năm nhóm hydroxy.

D. Có chứa nhóm ketone.


7.4

Phản ứng nào sau đây không phải là tính chất của glucose?

A. Phản ứng với Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam.

B. Phản ứng với thuốc thử Tollens.

C. Phản ứng lên men tạo ethanol.

D. Phản ứng với carboxylic acid tạo ester.


7.5

Saccharose thuộc loại carbohydrate nào sau đây?

A. Monoasaccharide                                                                B. Disaccharide.

C. Polysaccharide                                                                    D. Oligosaccharide.


7.6

Thủy phân một phân tử saccharose tạo thành

A. hai phân tử glucose

B. một phân tử glucose và một phân tử fructose.

C. hai phân tử fructose.

D. một phân tử galactose và một phân tử glucose.


7.7

Phản ứng đặc trưng của saccharose là

A. phản ứng thủy phân tạo glucose và fructose.

B. phản ứng màu với iodine.

C. phản ứng với Cu(OH)2 tạo kết tủa đỏ gạch.

D. phản ứng mất màu nước bromine.


7.8

Tinh bột và cellulose đều là

A. disaccharide                                                                        B. monosaccharide.

C. polysaccharide                                                                     D. oligosaccharide.


7.9

Phản ứng màu với dung dịch iodine là tính chất của chất nào sau đây?

A. Glucose                                                                              B. Fructose

C. Saccharose                                                                          D. Tinh bột


7.10

Phát biểu nào sau đây về cellulose không đúng?

A. Không tan trong nước.

B. Là nguồn nguyên liệu sản xuất giấy.

C. Có thể phản ứng với HNO3 tạo cellulose nitrate.

D. Phản ứng màu với dung dịch iodine.


7.11

Cho các chất sau: glucose, fructose, saccharose và maltose.

a) Có bao nhiêu chất có thể phản ứng với thuốc thử Tollens?

b) Có bao nhiêu chất có thể làm mất màu dung dịch nước bromine?


7.12

Cho các dung dịch sau: glucose, fructose, saccharose và maltose.

a) Có bao nhiêu dung dịch có thể hòa tan Cu(OH)2 tạo phức chất màu xanh lam.

b) Có bao nhiêu dung dịch có thể tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm đun nóng tạo kết tủa đỏ gạch?


7.13

Trong số các chất saccharose, maltose, tinh bột và cellulose, có bao nhiêu chất khi thủy phân hoàn toàn sản phẩm thu được chỉ là glucose?


7.14

Hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a, b, c, d ở các câu 7.14 - 7.18

a) Glucose và fructose đều là monosaccharide.

b) Saccharose được tạo thành từ hai phân tử glucose.

c) Tinh bột và cellulose đều có cấu trúc mạch không phân nhánh.

d) Glucose có thể tồn tại ở cả dạng mạch hở và dạng mạch vòng.


7.15

a) Cellulose không tan trong nước.

b) Tất cả carbohydrate đều tan trong nước.

c) Cellulose và tinh bột có cấu tạo giống nhau.

d) Tinh bột được cấu tạo từ nhiều đơn vị α – glucose liên kết với nhau.


7.16

a) Saccharose không tham gia phản ứng màu với dung dịch iodine.

b) Saccharose thủy phân tạo ra glucose và fructose.

c) Tinh bột phản ứng màu với dung dịch iodine tạo màu xanh tím.

d) Tinh bột thủy phân hoàn toàn tạo ra maltose.


7.17

a) Cellulose là thành phần chính của cấu trúc tế bào thực vật.

b) Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho con người.

c) Fructose là đường có nhiều trong mật ong và trái cây.

d) Glucose là sản phẩm duy nhất của quá trình quang hợp.


7.18

a) Cellulose có thể được sử dụng để sản xuất ethanol qua quá trình lên men.

b) Cellulose và tinh bột đều có thể cung cấp năng lượng cho con người.

c) Glucose cần cho quá trình hô hấp tế bào.

d) Cellulose không được coi là nguồn năng lượng tiêu hóa được bởi con người.


7.19

So sánh và giải thích tính tan của glucose, saccharose và cellulose trong nước.


7.20

Tại sao tinh bột và cellulose đều là polymer của glucose nhưng lại có tính chất vật lí và tính chất hóa học khác nhiều?


7.21

Tại sao glucose thường được sử dụng trong các giải pháp bổ sung năng lượng cho vận động viên, trong khi saccharose lại phổ biến trong ngành công nghiệp thực phẩm như một chất làm ngọt. Hãy so sánh hiệu quả năng lượng và tác động đến sức khỏe của chúng.


7.22

So sánh ứng dụng của tinh bột và cellulose trong công nghiệp và giải thích tại sao chúng lại được chọn cho những ứng dụng đó.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về dẫn xuất halogen hóa và các quy tắc đặt tên, cấu trúc và tính chất, phản ứng, và ứng dụng của chúng

Khái niệm về axit sunfuric, cấu trúc và công thức hóa học, tính chất vật lý và hóa học, ứng dụng trong công nghiệp và sản xuất.

Khái niệm về nhóm nitro

Khái niệm về Ortho

Khái niệm về Para - Định nghĩa và vai trò trong hóa học

Khái niệm về giai đoạn phản ứng - Định nghĩa và vai trò của nó trong hóa học. Giai đoạn phản ứng trong hóa học mô tả quá trình phản ứng diễn ra theo từng giai đoạn riêng biệt. Nó có vai trò quan trọng trong việc hiểu và dự đoán các quá trình hóa học, tối ưu hóa điều kiện và thiết kế công nghệ sản xuất. Định nghĩa và các thuật ngữ liên quan giúp áp dụng để dự đoán và điều chỉnh các phản ứng trong lĩnh vực hóa học.

Khái niệm về axit nitrosunfuric

Cation nitronium - định nghĩa, vai trò và ứng dụng trong hóa học. Cấu trúc và tính chất vật lý, hóa học của cation nitronium. Quá trình sản xuất và ứng dụng trong đời sống và công nghiệp.

Khái niệm về sản phẩm nitro hóa và vai trò trong hóa học

Khái niệm về thuốc nổ, định nghĩa và vai trò của nó trong công nghiệp và quân đội. Cấu trúc và thành phần của thuốc nổ, bao gồm chất nổ, chất phụ gia và chất chống cháy. Nguyên lý hoạt động của thuốc nổ, bao gồm quá trình phân hủy, phản ứng lan truyền và tạo áp suất cao. Liệt kê các loại thuốc nổ phổ biến và các ứng dụng của chúng trong công nghiệp, khai thác mỏ, xây dựng và quân đội.

Xem thêm...
×