Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Bài 9. Thực hành đo tiêu cự của thấu kính hội tụ trang 25, 26, 27 SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức

Hình 9.1 mô tả bộ dụng cụ thí nghiệm đo tiêu cự của thấu kính hội tụ.

Cuộn nhanh đến câu

9.1

Hình 9.1 mô tả bộ dụng cụ thí nghiệm đo tiêu cự của thấu kính hội tụ.

 

Hãy ghép các số tương ứng với dụng cụ trên hình vào tên gọi dưới đây:

a) Màn chắn sáng bằng nhựa cứng màu đen có lỗ mang hình chữ F.

b) Màn ảnh bằng nhựa trắng mờ.

c) Giá quang học.

d) Nguồn điện, dây dẫn.

e) Thấu kính hội tụ.


9.2

Dựng ảnh A’B’ của một vật AB có độ cao h, đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và cách thấu kính một khoảng d = 2f (f là tiêu cự của thấu kính) (Hình 9.2).

 

a) Dựa vào hình vẽ để chứng minh rằng trong trường hợp này, khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và khoảng cách từ vật đến thấu kính bằng nhau.

b) So sánh độ cao h của ảnh A′B′ với độ cao h của vật AB.

c) Gọi d’ là khoảng cách từ ảnh của vật đến thấu kính. Chứng minh công thức tính tiêu cự trong trường hợp này: f=d+d4


9.3

Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phải để có một phương án đo tiêu cự f đầy đủ căn cứ trên kết quả tính ở câu 9.2.

1. Đo chiều cao h của vật

a. Xê dịch đồng thời vật và màn ảnh ra xa dần thấu kính những khoảng cách bằng nhau cho đến khi thu được một ảnh rõ nét cao bằng vật. Lúc này ta sẽ có d = d’ = 2f và d + d’ = 4f

2. Bố trí thí nghiệm như Hình 9.1. Đặt vật và màn ảnh sát thấu kính

b. hình chữ F (hoặc L)

3. Đo chiều cao h’ của ảnh,

c. f=d+d4

4. Tính tiêu cự của thấu kính theo công thức

d. đo khoảng cách từ vật đến màn ảnh

5. Thực hiện đo 5 lần

e. và tính giá trị trung bình của tiêu cự f


9.4

Giả sử kết quả thí nghiệm theo phương án của câu 9.3 như bảng dưới đây:

Lần đo

Khoảng cách từ vật đến màn ảnh (mm)

Chiều cao h của vật (mm)

Chiều cao h’ của ảnh (mm)

Tiêu cự của thấu kính (mm)

1

200

20

21

……

2

199

20

20

……

3

201

20

20

……

4

202

20

19

……

5

198

20

19

……

Hãy trình bày bản báo cáo thực hành theo mẫu dưới đây.

BÁO CÁO THỰC HÀNH

Họ và tên: ... Lớp: ...

1. Mục đích thí nghiệm

Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng dụng cụ thực hành.

2. Chuẩn bị

Dụng cụ thí nghiệm:

3. Các bước tiến hành

Mô tả các bước tiến hành:

4. Kết quả thí nghiệm

hoàn thành bảng ghi kết quả thí nghiệm đo tiêu cự của thấu kính hội tụ. Từ kết quả thu được thực hiện các yêu cầu sau:

a) Nhận xét về chiều cao của vật và chiều cao của ảnh

b) Tính giá trị trung bình của tiêu cự thấu kính hội tụ. So sánh giá trị này với số liệu tiêu cự ghi trên thấu kính


9.5

Thực nghiệm cho thấy, với bộ dụng cụ thí nghiệm như Hình 9.1. Khi đã thu được ảnh của vật rõ nét trên màn, nếu giữ cố định khoảng cách giữa vật và màn rồi di chuyển thấu kính trong khoảng giữa vật và màn, người ta sẽ thu được một vị trí nữa của thấu kính cũng cho ảnh rõ nét trên màn như Hình 93.

 

Gọi l là khoảng cách giữa hai vị trí của thấu kính đều cho ảnh rõ nét trên màn và L là khoảng cách giữa vật và màn. Hãy chứng minh công thức: f=L2l24L


9.6

Từ kết quả tính toán từ câu 9.5, hãy thiết kế một phương án thí nghiệm sử dụng Bộ dụng cụ thí nghiệm Hình 9.1 để đo tiêu cự của thấu kính hội tụ.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về lực hấp dẫn và công thức tính lực hấp dẫn giữa hai vật. Yếu tố ảnh hưởng đến lực hấp dẫn gồm khối lượng, khoảng cách và hằng số hấp dẫn. Tính chất của lực hấp dẫn bao gồm tính trung hòa, tác động xa, không phụ thuộc vào loại vật và hướng tác động. Công dụng của lực hấp dẫn bao gồm giữ vật trên mặt trái đất và tạo thành các hệ hành tinh.

Khái niệm về hành động và tầm quan trọng trong cuộc sống. Tầm quan trọng của hành động trong sự phát triển cá nhân và thành công công việc. Phân loại các loại hành động và yếu tố ảnh hưởng đến hành động. Các bước thực hiện hành động hiệu quả, bao gồm lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả.

Khái niệm về lực hấp dẫn

Khái niệm về trung điểm và vai trò trong hình học. Công thức tính trung điểm và tính chất của nó. Ứng dụng trong việc tìm trọng tâm và bán trục của một tam giác.

Khái niệm vật thể trong không gian

Khái niệm về lực hấp dẫn và định luật của Newton

Khái niệm về nghiên cứu vật lý

Lực hấp dẫn trong vũ trụ và ứng dụng của nó

Khái niệm về Công - Định nghĩa và vai trò trong vật lý

Khái niệm về khối lượng công việc và vai trò trong quản lý dự án. Định lượng và phân tích khối lượng công việc. Quản lý và đánh giá tiến độ công việc.

Xem thêm...
×