Trò chuyện
Tắt thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Kỳ Lân Tím
Đại Sảnh Kết Giao
Chat Tiếng Anh
Trao đổi học tập
Trò chuyện linh tinh
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Bài 2. Nội năng. Định luật I của nhiệt động lực học trang 7, 8, 9 SBT Vật lí 12 Kết nối tri thức

Nội năng của một vật là

Cuộn nhanh đến câu

2.1

Nội năng của một vật là

A. tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

B. tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

C. năng lượng nhiệt của vật.

D. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.


2.2

Nội năng của một vật phụ thuộc vào

A. nhiệt độ và thể tích của vật.

B. nhiệt độ, áp suất và thể tích của vật.

C. khoảng cách trung bình giữa các phân tử cấu tạo nên vật.

D. tốc độ trung bình của các phân tử cấu tạo nên vật.


2.3

Chỉ ra câu đúng, sai trong các câu sau:

Nội dung

Đúng

Sai

a) Động năng của các phân tử trong một khối khí xác định là như nhau.

 

 

b) Thế năng của mỗi phân tử khí trong một bình kín là giống nhau.

 

 

c) Nội năng của một khối khí không liên quan tới năng lượng của các nguyên tử tạo thành khối khí đó.

 

 

d) Nội năng của một khối khí phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của khối khí đó.

 

 

e) Trong quá trình đun nóng một ấm nước, nội năng của lượng nước trong ấm tăng dần.

 

 

g) Khi ta thực hiện công để nén một khối khí mà không làm thay đổi nhiệt độ của nó thì nội năng của khối khí không thay đổi.

 

 


2.4

Hãy thiết kế và thực hiện một phương án thí nghiệm để thấy được mối liên hệ giữa nội năng của vật và năng lượng của các phân tử cấu tạo nên vật.


2.5

Khi nội năng của một vật tăng lên thì năng lượng trung bình của các phân tử cấu tạo nên vật cũng tăng lên. Khi đó

A. chỉ có động năng của các phần tử tăng lên.

B. chỉ có thế năng các phân tử tăng lên.

C. động năng của các phân tử chắc chắn tăng lên còn thế năng của chúng có thể thay đổi không đáng kể.

D. động năng và thế năng của các phân tử chắc chắn cùng tăng lên.


2.6

Hãy tìm câu sai trong các câu sau: Để làm thay đổi nội năng của một vật, ta

A. cung cấp nhiệt lượng cho vật.

B. thực hiện công nhấc vật lên theo phương vuông góc với mặt đất một đoạn 1 m. C. cho vật trượt từ độ cao 1 m xuống mặt đất bằng mặt phẳng nghiêng với góc nghiêng 60° so với mặt đất.

D. cho vật truyền nhiệt lượng sang một vật khác có nhiệt độ thấp hơn.


2.7

Một bạn học sinh dùng ấm điện cung cấp nhiệt lượng 334000 J cho 1 kg nước đá ở 0 °C để nó nóng chảy hoàn toàn thành nước lỏng ở 0 °C. Khi đó

A. Nội năng của nước lỏng cao hơn nội năng của nước đá lúc đầu 334000 J.

B. Tổng thế năng của các phân tử nước lỏng cao hơn nội năng của nước đá là 334000 J.

C. Tổng động năng của các phân tử nước lỏng cao hơn nội năng của nước đá là

334000 J.

D. Nhiệt năng của nước lỏng cao hơn nội năng của nước đá lúc đầu là 334000 J.


2.8

Trong công nghệ khí nén, người ta sử dụng điện năng sinh công để nén một lượng khí lớn vào trong một bình kín có vỏ bằng kim loại chắc chắn và gọi đây là bình tích áp. Van đóng mở bình tích áp này được lắp nối với một ống dẫn khí và cuối đường ống sẽ là bộ phận (như phanh ô tô) hoặc dụng cụ cơ khí (như khoan bắt vít trong sửa ô tô, xe máy). Chú ý rằng, trong quá trình nén khí, động cơ điện sẽ lấy thêm không khí bên ngoài nén vào trong bình. Trong quá trình khối khí sinh công làm phanh ô tô hoặc quay trục khoan bắt vít sẽ có một lượng khí thoát ra. Một người thợ cơ khí sử dụng 5 000 J năng lượng điện cho máy nén khí thì có thể nén được 3 mkhông khí vào trong bình tăng áp có dung tích 250 lít. Hiệu suất của máy nén bằng 90%.

1. Lượng khí trong bình tích áp có khả năng sinh được công bằng bao nhiêu?

2. Xác định sự thay đổi nội năng của lượng khí trong bình lúc đầu.


2.9

Bình tích áp ở Bài 2.8 sau khi nén xong có nhiệt độ cao hơn so với môi trường, sau khoảng 20 phút thì nhiệt độ của bình mới bằng nhiệt độ môi trường. Một nhiệt lượng bằng 500 J đã trao đổi giữa bình tích áp và môi trường trong quá trình này.

1. Bình tích áp đã nhận thêm nhiệt lượng hay truyền bớt nhiệt lượng

2. Nếu người thợ đã sử dụng 2 000 J phục vụ cho công việc của mình thì có thể xác định được nội năng của lượng khí còn lại không? Tại sao?


2.10

Người ta thực hiện công để nén 6 m3 khí oxygen ở điều kiện bình thường vào trong một bình dung tích 40 lít để sử dụng trong y tế. Oxygen trong bình lúc này ở thể lỏng. Sau khi xong việc, người ta chờ khoảng 20 phút để nhiệt độ của bình oxygen tương đương với nhiệt độ môi trường rồi mới đưa vào bệnh viện sử dụng.

1. Các đại lượng nào sau đây của các phân tử trong khối khí nén đưa vào sử dụng sẽ tăng lên so với lúc đầu: động năng, thế năng của các phần tử khí, nội năng, kích thước phân tử?

2. Áp dụng định luật 1 nhiệt động lực học để giải thích mối liên hệ giữa độ biến thiên nội năng của khối khí lúc đầu với công thực hiện nén khí và nhiệt lượng mà bình khí nén đã trao đổi với môi trường.

3. Sau khi mở van bình oxygen, người ta có thể thấy rõ van kim loại sẽ mát hơn bình thường. Hãy giải thích tại sao?


2.11

Một động cơ hơi nước cần một nồi hơi “súp de” để đun nước sôi tạo hơi. Việc giãn nở của hơi tạo áp lực đẩy lên pit-tông hay các cánh turbine, khi đó chuyển động thẳng được chuyển thành chuyển động quay để quay bánh xe hay truyền động cho các bộ phận cơ khí khác. Để vận hành một động cơ hơi nước có công suất 30 kW thì nồi hơi súp de cần liên tục nhận được nhiệt lượng bằng 40 000 J mỗi giây.

1. Tính phần hao phí nhiệt lượng của nồi hơi súp

2. Người ta cung cấp nhiệt lượng cho nồi hơi súp de bằng việc đốt than đá, hiệu suất động cơ hơi nước này là 20%. Hãy tính công suất toả nhiệt ở lò than.


2.12

Biến đổi khí hậu hiện nay có đóng góp chính do các hoạt động của con người

như đốt nhiều nguyên liệu hoá thạch gây hiệu ứng nhà kính. Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên, tức là nhiệt độ của bầu khí quyển tăng lên. Hãy vận dụng định luật I của nhiệt động lực học để giải thích tại sao khi nhiệt độ trái đất tăng lên sẽ làm xuất hiện nhiều hình thái thời tiết tiêu cực hơn.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về tính chất chống chịu

Khái niệm về độ bóng cao và ứng dụng trong công nghiệp, nghệ thuật và thẩm mỹ

Thuốc diệt cỏ - Định nghĩa, vai trò và các loại thuốc diệt cỏ hóa học, sinh học và tự nhiên. Cách hoạt động và tác động của thuốc diệt cỏ đến môi trường và sức khỏe con người. Hướng dẫn quản lý sử dụng thuốc diệt cỏ an toàn và hiệu quả.

Khái niệm về đóng góp kinh tế

Khái niệm về giao thông, phân loại giao thông, quy tắc giao thông và an toàn giao thông

Khái niệm về tàu biển và vai trò của nó trong giao thông vận tải hàng hải. Cấu trúc và thành phần của tàu biển, bao gồm thân tàu, hệ thống máy móc và thiết bị an toàn. Tổng quan về các loại hình tàu biển, bao gồm tàu hàng, tàu chở khách, tàu cá và tàu chiến. Mô tả các hoạt động của tàu biển trên biển, bao gồm điều hướng, quy trình vận hành và quy tắc an toàn hàng hải.

Giá cả - Khái niệm, yếu tố ảnh hưởng và phân loại giá cả trong kinh tế. Cung cầu, chi phí sản xuất, sự cạnh tranh và yếu tố khác ảnh hưởng đến giá cả. Hiểu rõ giá cả giúp đưa ra quyết định kinh tế thông minh.

Khái niệm về chi phí vận chuyển

Khái niệm về nền kinh tế, yếu tố sản xuất, hệ thống kinh tế, chu kỳ kinh tế và chính sách kinh tế - Tìm hiểu về vai trò và ảnh hưởng của chúng đối với nền kinh tế quốc gia

Sản phẩm dầu ăn - Giới thiệu, phân loại và giá trị dinh dưỡng, cách sử dụng trong nấu ăn và làm bánh.

Xem thêm...
×