Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Bài tập cuối chương I trang 21, 22, 23 SBT Vật lí 12 Kết nối tri thức

Một người lấy 1,2 kg những viên nhỏ nước đá trong tủ đông nơi có nhiệt độ °C để đưa vào đun trong một bình điện đun nước (ấm điện) chuyên dụng có thành bằng thuỷ tinh có thể quan sát được bên trong như Hình I.1. Thông số kĩ thuật của bình điện được cho như Bảng I.1

Cuộn nhanh đến câu

I.1

Một người lấy 1,2 kg những viên nhỏ nước đá trong tủ đông nơi có nhiệt độ °C để đưa vào đun trong một bình điện đun nước (ấm điện) chuyên dụng có thành bằng thuỷ tinh có thể quan sát được bên trong như Hình I.1. Thông số kĩ thuật của bình điện được cho như Bảng I.1

 

Bảng I.1. Thông số kĩ thuật của bình điện

Dung tích

1,7 lít

Công suất

2 200 W khi nước chưa sôi

450 W khi nước sôi

Điện nguồn

220 V

Chất liệu

Vỏ bình bằng thuỷ tinh có khả năng cách nhiệt tốt, đế tiếp điện.

Chế độ an toàn

Tự hạ công suất khi nước sôi và tự ngắt khi cạn nước.

Khối lượng

1,5 kg

Ngoài ra, người đó còn sử dụng một đồng hồ đo thời gian, một nhiệt kế chuyên dụng để đo nhiệt độ của nước và có thể thả được vào trong bình khi đang đun mà không làm ảnh hưởng đáng kể gì tới kết quả thí nghiệm. Kết quả đo đạc thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị trong Hình I.2.

 

Bảng I.2. Nhiệt dung riêng của nước đá và nhiệt nóng chảy riêng của nước đá

Nhiệt dung riêng của nước đá

2 100 J/kg.K

Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá

334 000 J/kg

1. Nhiệt độ tại các thời điểm τ = 0 s; τ = 19 s; τ = 100 s; τ = 220 s; τ = 480 s.

2. Tốc độ gia nhiệt (độ tăng nhiệt độ sau một đơn vị thời gian) của nước trong bình ở thời điểm τ = 300 s.


I.2

Với dụng cụ và kết quả thí nghiệm như Hình I.2, chúng ta có thể xác định được nhiệt dung riêng của nước đá không? Vì sao?

A. Không, vì nhiệt độ của nước đá sẽ không đồng đều nên nhiệt kế sẽ không đo được chính xác nhiệt độ của khối nước đá.

B. Không, vì chúng ta không có cách nào xác định được nhiệt lượng dùng để đun nước đá.

C. Không, vì chúng ta không xác định chính xác được nhiệt lượng cung cấp cho nước đá.

D. Không, vì nhiệt kế không đo được nhiệt độ âm.


I.3

Trong quá trình đun nước đá đến khi tan chảy hoàn toàn, người ta thấy có sự chênh lệch nhiệt độ khi đo ở những vị trí khác nhau nên quyết định bỏ qua quá trình đo nhiệt dung riêng của nước đá và nhiệt nóng chảy riêng của nước đáy sử dụng Bảng I.2 làm căn cứ đo các đại lượng vật lí khác. Nhiệt lượng cần cung cấp cho lượng nước đá ban đầu (ở Bài I.1) đến khi nóng chảy hoàn toàn bằng

A. 355 440 J.

B. 371 800 J.

C. 403 320 J.

D. 446 160 J.


I.4

Hãy tính năng lượng mà nguồn điện đã cung cấp cho ấm đun trong thời gian đun nước đá trong bình đến khi vừa đủ nóng chảy hoàn toàn và so sánh với nhiệt lượng tính được trong Bài I.3 rồi giải thích sự chênh lệch này.


I.5

Nếu coi như hiệu suất đun của ấm ở Bài I.1 là không đổi trong suốt thời gian đun tới khi nước sôi. Nhiệt dung riêng của nước lỏng trong bình là

A. 4 394 J/kg.K.

B. 4 294 J/kg.K.

C. 4 942 J/kg.K.

D. 4 767 J/kg.K.


I.6

Sau khi xem xét lại hướng dẫn của nhà sản xuất, người ta thấy rằng hiệu suất đun nước của ấm trong Bài I.1 là 88% và coi như đây là thông số chính xác. Hãy sử dụng hiệu suất này để xác định nhiệt dung riêng của nước lỏng trong bình.

A. 4 195 J/kg.K.

B. 4 199 J/kg.K.

C. 4 204 J/kg.K.

D. 4 209 J/kg.K.


I.7

Nếu coi như kết quả đo nhiệt dung riêng trong Bài I.6 là chính xác, nhiệt dung riêng của nước lỏng được cho trong SGK bằng 4 200 J/kg.K cũng là một giá trị chính xác. Hãy giải thích cho sự sai lệch giữa hai số liệu trên.


I.8

Để tiếp tục quan sát hiện tượng hoá hơi và đo nhiệt hoá hơi trong thí nghiệm ở Bài I.1, người ta mở nắp bình ra cho hơi nước dễ bay ra. Tuy vậy, hiệu suất ấm đun cũng vẫn giảm tiếp xuống 81%. Hãy chỉ ra nguyên nhân nào dưới đây là không đúng của sự suy giảm này.

A. Nhiệt độ nước sôi cao nên nhiệt lượng truyền qua vỏ bình sẽ nhiều hơn.

B. Nhiệt độ sôi của nước luôn không đổi.

C. Công suất đun của ấm giảm.

D. Do nước đã hoá hơi không bay hết được hoàn toàn khỏi bình.


I.9

Nếu tiếp tục đun sôi nước như Bài 1.8 cho đến khi cạn nước thì thời gian của toàn bộ quá trình hoá hơi là 1 giờ 54 phút.

1. Hãy xác định năng lượng điện đã cung cấp cho quá trình hoá hơi này.

2. Hãy xác định năng lượng nhiệt tính cho quá trình hoá hơi này.

3. Hãy xác định nhiệt hoá hơi riêng của nước trong bình.


I.10

Nếu thí nghiệm trong Bài I.9 không đóng nắp bình thì thời gian của toàn bộ quá trình sẽ tăng lên do:

A. Đậy nắp bình lại làm nhiệt độ trong bình cao hơn nên nhiệt lượng truyền qua vỏ bình sẽ cao hơn.

B. Đậy nắp bình lại sẽ làm giảm hao phí của quá trình hoá hơi.

C. Đậy nắp bình lại làm nhiệt độ trong bình cao hơn nên nhiệt lượng nhận được của nước trong bình sẽ thấp hơn.

D. Đậy nắp bình lại làm cho hơi nước thoát ra ngoài khó hơn nên việc hoá hơi cũng gặp khó khăn hơn.


I.11

Đun sôi nước như Bài I.8 đến khi nước trong bình chỉ còn khoảng một nửa thì người ta đổ thêm 0,5 lít nước vẫn được sử dụng làm nước đá (tương đương 0,5 kg nước) ở nhiệt độ 25 °C vào bình rồi đậy nắp lại và không thay đổi công suất đun. Vẫn coi hiệu suất đun nước bằng 88% thì sau bao lâu nước trong bình sẽ sôi trở lại?


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về etilen

Tăng tốc quá trình chín trái: Định nghĩa, vai trò và các phương pháp tăng tốc. Tác hại của việc tăng tốc chín trái.

Khái niệm về khí Etilen nén

Khái niệm về khí etilen hòa tan

Khái niệm không gian lưu trữ và vai trò của nó trong công nghệ thông tin. Các loại không gian lưu trữ như ổ cứng, đám mây, USB, thẻ nhớ và các loại khác. Tính năng của không gian lưu trữ như dung lượng, tốc độ truy xuất, độ bền và tính di động. Phương pháp quản lý không gian lưu trữ bao gồm sao lưu, phân vùng, định dạng và xóa dữ liệu.

Khái niệm về sinh tổng hợp etylen

Khái niệm giảm thời gian chờ đợi và ảnh hưởng của nó đến doanh nghiệp và khách hàng

Khái niệm về quy định an toàn, lý do cần có quy định an toàn và vai trò của nó trong công việc. Các quy định an toàn cơ bản như đeo kính bảo hộ, sử dụng đồ bảo hộ, kiểm tra thiết bị trước khi sử dụng. Quy định an toàn trong ngành xây dựng, điện và hóa chất. Hậu quả của không tuân thủ quy định an toàn gồm tai nạn lao động, thương tích, tử vong.

Khái niệm về thiết bị bảo vệ và vai trò của nó trong các ngành công nghiệp

Khái niệm về etilen - định nghĩa, vai trò và ứng dụng trong đời sống và công nghiệp | Tính chất và hạn chế sử dụng etilen | Các phương pháp thay thế etilen trong công nghiệp

Xem thêm...
×