Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Bài 16. Hợp kim - Sự ăn mòn kim loại trang 102, 103 SBT Hóa 12 Chân trời sáng tạo

Nhúng thanh kim loại Zn vào dung dịch chất nào sau đây

Cuộn nhanh đến câu

16.1

Nhúng thanh kim loại Zn vào dung dịch chất nào sau đây thì xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hoá?

A. KCl.                                   B. HCl.                              C. CuSO4.                          D. MgCl2.


16.2

Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra ăn mòn điện hoá?

A. Đốt cháy dây sắt trong không khí khô.

B. Cho hợp kim Fe – Cu vào dung dịch CuSO4.

C. Đặt mẫu gang lâu ngày trong không khí ẩm.

D. Cho kim loại Fe vào dung dịch AgNO3.


16.3

Để các hợp kim: Fe – Cu; Fe – C; Zn – Fe; Mg – Fe lâu ngày trong không khí ẩm. Số hợp kim mà trong đó Fe bị ăn mòn điện hoá là

A. 1.                                       B. 2.                                   C. 3.                                   D. 4.


16.4

Cho 4 dung dịch riêng biệt: (1) HCl, (2) CuCl2, (3) FeCl3, (4) hỗn hợp HCl, CuCl2. Nhưng một thanh sắt nguyên chất vào mỗi dung dịch nếu trên. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là

A. 0.                                       B. 1.                                   C. 2.                                   D. 3.


16.5

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Ngâm lá đồng trong dung dịch AgNO3.

(2) Ngâm lá kẽm trong dung dịch HCl loãng.

(3) Ngâm lá sắt được cuộn dây đồng trong dung dịch HCI.

(4) Đặt một vật làm bằng gang ngoài không khí ẩm trong nhiều ngày.

(5) Ngâm một miếng đồng vào dung dịch Fe,(SO,),.

Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hoá là

A. 1.                                       B. 2.                                   C. 3.                                   D. 4.


16.6

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Những sợi dây bạc trong dung dịch HNO3.

(2) Đốt dây nhôm trong không khí.

(3) Lấy sợi dây đồng quấn quanh đinh sắt rồi nhúng vào dung dịch HCI.

(4) Nhúng thanh kẽm trong dung dịch CuSO4.

Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là

A. 2.                                       B. 3.                                   C. 4.                                   D. 5.


16.7

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Thả đinh sắt vào dung dịch HCl.

(2) Thả đinh sắt vào dung dịch FeCl3.

(3) Thả đinh sắt vào dung dịch Cu(NO3)2.

(4) Đốt đinh sắt trong bình kín chứa đầy khí O2.

(5) Nối một dây nickel với một dây sắt rồi để trong không khí ẩm.

(6) Thả đinh sắt vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng.

Số thí nghiệm mà sắt bị ăn mòn điện hoá là

A. 2.                                       B. 3.                                   C. 4.                                   D. 5.


16.8

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho khí CO đi qua ống đựng Fe2O3 nung nóng.

(2) Ngâm một đinh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4.

(3) Nhỏ từng giọt dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

(4) Đặt một thanh thép trong không khí ẩm.

(5) Ngâm một lá kẽm nguyên chất vào dung dịch CuSO4.

(6) Quấn hai sợi dây điện làm bằng nhôm và đồng rồi để trong không khí ẩm.

Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hoá là

A. 3.                                       B. 4.                                   C. 5.                                   D. 6.


16.9

Cho những cặp kim loại sau đây tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì kim loại nào sẽ bị ăn mòn điện hoá?

a) Zn - Fe.

b) Sn - Fe.

Giải thích và trình bày cơ chế của sự ăn mòn.


16.10

Hãy giải thích các trường hợp sau:

a) Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta gắn chặt những tấm kẽm vào phần vỏ tàu ngâm trong nước biển.

b) Khi nối một sợi dây điện bằng đồng với một sợi dây điện bằng nhôm thì lâu ngày tại điểm nối bị bong ra.

c) Tôn (sắt tráng kẽm) có thể dùng chế tạo các đồ vật bền với nước còn sắt tây (sắt tráng thiếc) rất chóng hỏng nếu dùng với nước.

d) Khi điều chế hydrogen từ kẽm và dung dịch H2SO4 nếu thêm một ít dung dịch CuSO4 vào dung dịch acid, người ta thấy khí hydrogen thoát ra nhanh hơn.

e) Một vật được làm bằng hợp kim sắt (gang, thép) bị gỉ rất nhanh trong trường hợp bề mặt của vật tiếp xúc nước muối hoặc nước chanh.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm lớp đất, cấu trúc và thành phần của lớp đất

Khái niệm về yếu tố thời tiết. Yếu tố thời tiết là các điều kiện khí hậu trong một vùng địa lý và thời điểm cụ thể. Nó bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng mặt trời, gió, mưa, tuyết và sương mù. Yếu tố thời tiết ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của con người và các sinh vật khác trên Trái Đất.

Khái niệm về dự báo thời tiết

Khái niệm về công trình xây dựng

Khái niệm về định luật Boyle-Mariotte

Tương quan nghịch nhau trong phân tích dữ liệu và ứng dụng trong nghiên cứu khoa học và kinh doanh. Cách tính và phân tích biểu đồ tương quan nghịch nhau.

Khái niệm về hấp thụ oxy - Vai trò và cơ chế trong quá trình hô hấp - Yếu tố ảnh hưởng và rối loạn hấp thụ oxy

Khái niệm về quá trình hô hấp và vai trò của nó trong cơ thể. Quá trình hô hấp là quá trình quan trọng trong cơ thể động vật. Nó bao gồm việc hít vào và thở ra để cung cấp oxy và loại bỏ khí carbon dioxide.

Khái niệm về hoạt động - Ý nghĩa và vai trò trong đời sống và học tập

Khái niệm về hạt khí và các đặc điểm cơ bản của chúng. Cấu trúc của hạt khí, bao gồm kích thước, hình dạng và thành phần hóa học. Quá trình hình thành hạt khí và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này. Tính chất vật lý và hóa học của hạt khí. Ảnh hưởng của hạt khí đến sức khỏe con người và môi trường, cũng như các biện pháp phòng chống và giảm thiểu tác động của chúng.

Xem thêm...
×