Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Châu Chấu Vàng
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Bài 38. Nucleic acid và gene Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9

Cho các đối tượng sau: da, tóc, tiểu cầu, lục lạp, virus HIV, ti thể. Đối tượng nào có chứa nucleic acid?

Cuộn nhanh đến câu

38.1

Cho các đối tượng sau: da, tóc, tiểu cầu, lục lạp, virus HIV, ti thể. Đối tượng nào có chứa nucleic acid?



38.2

Quan sát hình 38.1, thực hiện các yêu cầu sau: 

1. Mô tả cấu trúc phân tử DNA. Cấu trúc đó được hình thành và ổn định nhờ yếu tố nào?

2. Gọi tên các đơn phân cấu tạo nên phân tử DNA.


38.3

Kích thước của mỗi cặp nucleotide là bao nhiêu A?


38.4

Các nucleotide trong mỗi cặp liên kết bổ sung với nhau bằng bao nhiêu liên kết hydrogen.


38.5

Trình tự nucleotide trên một đoạn của DNA như sau:

…A-T-G-C-T-G-A-T-C-A-C-G-T…

Xác định trình tự nucleotide trên mạch bổ sung với mạch đó.


38.6

Những đặc điểm nào của phân tử DNA đảm bảo cho nó thực hiện chức năng lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền?


38.7

Con sinh ra có nhiều đặc điểm giống bố mẹ là nhờ chức năng nào của phân thử DNA?


38.8

Nêu khái niệm gene.


38.9

Giải thích vì sao chỉ từ bốn loại nucleotide tạo ra được sự đa dạng của phân tử DNA?


38.10

Phương pháp phân tích DNA đem lại những ứng dụng gì trong thực tiễn? Cơ sở của các ứng dụng đó là gì?


38.11

Dựa vào kiến thức đã học và quan sát hình 38.2, thực hiện các yêu cầu sau:

1. Mô tả cấu trúc của phân tử RNA.

2. Dự đoán trong tế bào, RNA được tổng hợp từ cấu trúc nào?


38.12

Phân biệt các loại RNA dựa vào chức năng.



38.13

Trình tự nucleotide nào dưới đây là trình tự một đoạn DNA bình thường?

A. -A-T-G-C-A-T-

    -A-G-C-G-T-A-

B. -A-G-A-A-C-T- 

    -A-C-T-T-G-A-

C. -A-G-C-T-A-G- 

    -T-C-G-A-T-C-

D. -A-G-G-A-C-C-T-

     -U-C-C-T-G-A-A-



38.14

Nguyên tắc bổ sung là

A. nguyên tắc mà nucleotide có kích thước lớn liên kết với một nucleotide có kích thước bé, cụ thể A liên kết với T, G liên kết với C và ngược lại.

B. nguyên tắc mà A của mạch này liên kết với C của mạch kia, G của mạch này liên kết với T của mạch kia và ngược lại.

C. nguyên tắc mà A của mạch này liên kết với G của mạch kia, T của mạch này liên kết với C của mạch kia.

D. nguyên tắc mà T liên kết với T hoặc  A, G liên kết với C hoặc G.


38.15

Nguyên tắc bổ sung trong DNA dẫn đến kết quả

A. A = C; G =T. 

B. A = G; T = C.

C. A+T = G+C.

D. A+G = T+C.


38.16

Những yếu tố nào sau đây tham gia tạo nên tính đa dạng của phân tử DNA?

Trình tự sắp xếp các loại nucleotide. 

Số lượng các loại nucleotide.

Thành phần các loại nucleotide.

Cấu trúc không gian của DNA.


38.17

Các đơn phân cấu tạo nên RNA là:



38.18

Điều nào không đúng khi so sánh điểm khác nhau giữa DNA và RNA?

A. Số mạch đơn của một phân tử.

B. Kích thước đơn phân tham gia. 

C. Chức năng của mỗi phân tử.

D. Loại đơn phân tham gia cấu trúc phân tử.


38.19

mRNA có vai trò:

A. truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của protein cần tổng hợp. 

B. lưu giữ thông tin di truyền.

C. vận chuyển amino acid tương ứng tới nơi tổng hợp protein.

D. tham gia cấu tạo nên ribosome - là nơi tổng hợp protein.


38.20

tARN có vai trò:

A. truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của protein cần tổng hợp. 

B. vận chuyển amino acid tương ứng tới nơi tổng hợp protein.

C. tham gia cấu tạo nên ribosome - là nơi tổng hợp protein. 

D. lưu giữ thông tin di truyền.


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

×