Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Cua Xanh lá
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Bài 17. Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại trang 92, 93, 94 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm của tiến hóa nhỏ?

Cuộn nhanh đến câu

17.1

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm của tiến hóa nhỏ?

A. Diễn ra trong một thời gian dài.

B. Diễn ra trong một phạm vi phân bố tương đối hẹp.

C. Hình thành các đơn vị phân loại trên loài.

D. Khó nghiên cứu bằng thực nghiệm.


17.2

Theo quan niệm hiện đại, thực chất của quá trình tiến hóa nhỏ là gì?

A. Quá trình hình thành loài mới.

B. Quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài.

C. Quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thế.

D. Quá trình tạo ra nguồn biến dị di truyền của quần thế.


17.3

Điền từ/cụm từ thích hợp vào các chỗ trống trong câu sau.
Những biến đổi trong quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra theo trình tự: Phát sinh đột biến → ...(1)... → Chọn lọc các đột biến có lợi →...(2)...


17.4

Những phát biểu sau đây là đúng hay sai khi nói về đặc điểm của đột biến? Nếu đúng ghi Đ, sai ghi S vào cột tương ứng.


17.5

Xác định nhân tố tiến hóa vô hướng và nhân tố tiến hóa có hướng bằng cách đánh dấu x vào cột tương ứng.


17.6

Ở một quần thể, xét một gene nằm trên nhiễm sắc thể thường có hai allele A và a, trong đó allele A trội hoàn toàn so với allele a. Theo dõi sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể qua năm thế hệ:

Quần thể trên chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào?


17.7

Cho các nhận xét sau:

(1) Suy cho cùng, mọi biến dị trong quần thể đều được phát sinh do đột biến.

(2) Không phải mọi biến dị di truyền đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa.

(3) Ranh giới giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóá lớn là quá trình hình thành loài.

(4) Tiến hóa sẽ không thể xảy ra nếu không có nguồn biến dị di truyền.

Có bao nhiêu nhận xét đúng với thuyết tiến hóa hiện đại?

A. 1. В. 2. С. 3. D. 4.


17.8

Ở một loài côn trùng, đột biến gene A thành a. Thể đột biến có mắt lồi hơn bình thường, giúp chúng kiếm ăn tốt hơn và tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường nhưng thể đột biến lại mất đi khả năng sinh sản. Theo quan điểm của tiến hóa hiện đại, ý nghĩa của đột biến trên là
A. có lợi cho sinh vật và tiến hoá.

B. có hại cho sinh vật và tiến hóá.

C. có hại cho sinh vật và vô nghĩa với tiến hoá.

D. có lợi cho sinh vật và vô nghĩa với tiến hoá.


17.9

Giả sử tần số tương đối của các allele ở trong một quần thể là 0,5A: 0,5a đột ngột biến thành 0,7A: 0,3a. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến hiện tượng trên?
A. Sự phát tán hay di chuyển của một nhóm cá thể ở quần thể này di nhập vào quần thể mới.
B. Giao phối không ngẫu nhiên xảy ra trong quần thể.
C. Đột biến xảy ra trong quần thể theo hướng biến đổi từ tần số allele a thành A.
D. Quần thể chuyển từ nội phối (giao phối cận huyết) sang ngẫu phối.


17.10

Đánh dấu x vào [] trước nội dung nhận xét đúng về đặc điểm của nhân tố tiến hóa dòng gene.
[] Làm đa dạng vốn gene của quần thế.
[] Làm nghèo vốn gene của quần thể.
[] Là một nhân tố tiến hóa định hướng.
[] Trong mọi tình huống, luôn làm thay đổi tần số allele của quần thể.
[] Trong mọi tình huống, luôn làm thay đổi nhanh tần số allele của quần thể.

[] Làm xuất hiện allele mới trong quần thế.


17.11

Nhân tố làm biến đối nhanh nhất tần số tương đối của các allele về một gene nào đó là
A. chọn lọc tự nhiên.

B. đột biến.
C. giao phối.
D. các cơ chế cách li.


17.12

Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 và thụ phấn cho các cây của quần thể 2. Đây là một ví dụ về
A. biến động di truyền.
B. dòng gene.
C. giao phối không ngẫu nhiên.
D. thoái hóa giống.


17.13

Những nhân tố tiến hóa nào làm xuất hiện các allele mới trong quần thể sinh vật?


17.14

Có bao nhiêu nhận xét không phải là đặc điểm của giao phối không ngẫu nhiên?
(1) Làm đa dạng vốn gene của quần thể.
(2) Là nhân tố tiến hóa không định hướng.
(3) Làm tăng tỉ lệ kiểu gene đồng hợp, giảm tỉ lệ kiểu gene dị hợp.
(4) Làm biến đổi tần số allele chậm chạp nhưng nhanh hơn đột biến.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.


17.15

Nối mỗi nhân tố tiến hóa với (các) đặc điểm sao cho phù hợp.


17.16

Trong tiến hóa, chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố cơ bản nhất vì

A. chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng, tốc độ, nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gene của quần thể.

B. chọn lọc tự nhiên làm tăng cường sự phân hóá kiểu gene trong quần thể gốc.

C. chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiếu gene.

D. chọn lọc tự nhiên làm tăng tính đa dạng của loài.


17.17

Hình 17.1a và 17.1b mô tả hai trường hợp tác động của nhân tố phiêu bạt di truyền đến một quần thể. Hãy cho biết tên gọi của mỗi trường hợp.


17.18

Có bao nhiêu nhận xét dưới đây là đúng khi nói về tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn?
(1) Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể.

(2) Hình thành loài là cột mốc để phân biệt tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.

(3) Tiến hóa nhỏ diễn ra trước, tiến hóa lớn diễn rà sau.
(4) Tiến hóa nhỏ có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
(5) Tiến hóa lớn là quá trình biến đổi kiểu gene của quần thể hình thành nhóm phân loại trên loài.

(6) Tiến hóa lớn diễn ra trên quy mô rộng lớn.
(7) Tiến hóa lớn là hệ quả của tiến hoá nhỏ.
(8) Tiến hóa nhỏ là trung tâm của thuyết tiến hóa tổng hợp.

A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.


17.19

Phân li tính trạng trong tiến hóá lớn dẫn đến kết quả là

A. phân hóa quần thể gốc thành nhiều kiểu gene.

B. phân li thành các kiểu gene theo công thức xác định.

C. sự phân hóá thành nhiều giống do con người tiến hành.

D. hình thành các nhóm phân loại trên loài.


17.20

Điền từ/cụm từ thích hợp vào các chỗ trống trong câu sau.
Quá trình hình thành quần thể thích nghi là quá trình tích luỹ các ...(1)... cùng tham gia quy định ...(2)... thích nghi.


17.21

Đánh dấu x vào [] trước các phương án được chọn.
Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào
[] tốc độ sinh sản của loài.
[] quá trình phát sinh và tích luỹ các gene đột biến ở mỗi loài.
[] tốc độ tích luỹ những biến đổi thu được trong đời cá thể do ảnh hưởng trực tiếp của ngoại cảnh.
[] áp lực của chọn lọc tự nhiên.


17.22

Trong quá trình hình thành quần thể thích nghi, chọn lọc tự nhiên có vai trò
A. tạo ra các kiểu hình thích nghi với biến đối của môi trường.
B. sàng lọc và giữ lại những cá thể thay đổi kiểu hình tương ứng với môi trường sống thay đổi.
C. sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gene quy định kiểu hình thích nghi.

D. tạo ra các kiểu gene quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.


17.23

Dạng cách li cần nhất để các nhóm kiểu gene đã phân hóa trong quần thể tích luỹ đột biến theo các hướng khác nhau dẫn đến hình thành loài mới là

A. cách li địa lí.

B. cách li sinh sản.

C. cách li sinh thái.

D. cách li cơ học.


17.24

Từ quần thể cây 2n, người ta tạo được quần thể cây 4n, có thể xem quần thể cây 4n là một loài mới vì
A. quần thể cây 4n có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số nhiễm sắc thể.
B. quần thể cây 4n không thể giao phấn với cây của quần thể 2n.
C. quần thể cây 4n giao phấn được với các cây của quần thể 2n cho ra cây lai bất thụ.
D. quần thể cây 4n có đặc điểm hình thái: kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn cây của quần thể 2n.


17.25

Tại sao trên các đảo và quần đảo đại dương hay tồn tại những loài đặc trưng không có ở nơi nào khác trên Trái Đất?
A. Do cách li địa lí và chọn lọc tự nhiên diễn ra trong môi trường đặc trưng của đảo qua thời gian dài.
B. Do các loài này có nguồn gốc từ trên đảo và không có điều kiện phát tán đi nơi khác.
C. Do cách li sinh sản giữa các quần thể trên từng đảo nên mỗi đảo hình thành loài đặc trưng.
D. Do trong cùng điều kiện tự nhiên, chọn lọc tự nhiên diễn ra theo hướng tương tự nhau.


17.26

Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà được giải thích bằng chuỗi các sự kiện nào sau đây? Hãy chọn dữ kiện đúng và sắp xếp theo thứ tự.
(1) Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n.
(2) Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n.

(3) Cơ thế 3n giảm phân bất thường cho giao tứ 2n.

(4) Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội.
(5) Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n.


17.27

Chọn phát biểu đúng.
A. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn đến hình thành loài mới.
B. Sự cách li địa lí tất yếu dẫn đến sự hình thành loài mới.
C. Sự hình thành loài mới không liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến.
D. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới.


17.28

Cho một số hiện tượng sau:
(1) Ngựa vẫn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á.
(2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.
(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác.
Hãy sắp xếp các hiện tượng trên vào cột tương ứng ở bảng sau:


17.29

Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau.
a) Cây sự sống là giả thuyết dưới dạng sơ đồ, giải thích ...(1)... giữa các loài sinh vật. Cây sự sống phản ánh quá trình tiến hóa của các nhóm sinh vật từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
b) Sự phát sinh chủng loại là kết quả của ...(2)...


17.30

Đánh dấu x vào cột tương ứng để thể hiện đặc điểm của các nhân tố tiến hóa.


17.31

Phân biệt sự khác nhau về chọn lọc tự nhiên theo quan niệm của Darwin và theo quan niệm hiện đại.


17.32

Vì sao đa số đột biến là có hại nhưng vẫn là nguyên liệu cho tiến hóa?


17.33

Các loài khác nhau thường không giao phối được với nhau, trường hợp hiếm là lừa và ngựa giao phối được với nhau và sinh ra con la nhưng bất thụ (con la không có khả năng sinh sản).
a) Nguyên nhân nào làm cho quần thể của hai loài không giao phối được với nhau?
b) Vì sao con lai giữa hai loài bất thụ (mất khả năng sinh sản)?


17.34

Trong trồng trọt, vì sao người ta phải thay đổi thuốc trừ sâu theo chu kì nhất định mà không dùng một loại thuốc?


17.35

Theo quan niệm hiện đại, sự hình thành mỗi đặc điểm thích nghi (thích nghi kiểu gene) trên cơ thể sinh vật là kết quả của một quá trình lịch sử chịu sự chi phối của ba nhân tố chủ yếu: quá trình đột biến, quá trình giao phối và quá trình chọn lọc tự nhiên. Cho biết vai trò của ba nhân tố trên trong quá trình hình thành quần thể thích nghi.


17.36

Nêu mối quan hệ giữa đột biến và giao phối trong tiến hóa nhỏ.


17.37

Màu sắc trên thân động vật có những ýnghĩa sinh học gì? Lấy ví dụ.


17.38

Tại sao phải bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thuy?


17.39

Hãy vẽ sơ đồ cây phát sinh chủng loại của bộ Linh trưởng (Primates) thuộc lớp Thú (Mammalia).


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Sinh vật học phát triển và ứng dụng của nó trong nghiên cứu, y tế, nông nghiệp và công nghiệp

Giới thiệu về hệ thần kinh - Tổng quan về chức năng và vai trò của hệ thần kinh trong cơ thể con người và các loài động vật, cấu trúc của hệ thần kinh bao gồm não, tủy sống, dây thần kinh và thần kinh ngoại vi, phân loại hệ thần kinh thành hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại vi, chức năng của hệ thần kinh bao gồm điều hòa các chức năng cơ thể, phản ứng với các tác nhân bên ngoài và điều khiển hành vi, các loại tổn thương hệ thần kinh bao gồm chấn thương, bệnh lý và rối loạn và cách điều trị phù hợp.

Cấu tạo cơ bắp và chức năng, phân loại và tăng cường sức mạnh cơ bắp, các bệnh lý cơ bắp liên quan đến tuổi già, dị tật và thoái hoá.

Hệ nội tiết: Vai trò, bệnh liên quan và cách duy trì sức khỏe của hệ thống nội tiết trong cơ thể.

Khái niệm và chức năng của hệ tiết niệu - Vai trò quan trọng của hệ tiết niệu trong cơ thể và chức năng của các bộ phận như thận, niệu đạo, bàng quang và niệu giác. Quá trình sản xuất nước tiểu và các vấn đề sức khỏe liên quan đến hệ tiết niệu như nhiễm trùng niệu đạo, đá thận và ung thư bàng quang. Lời khuyên để giữ gìn sức khỏe của hệ tiết niệu bao gồm uống đủ nước, giảm tiêu thụ muối, vệ sinh vùng kín và đi tiểu đúng cách.

Hệ giảm phổi - vai trò và chức năng trong cơ thể con người, các bộ phận và cơ chế hoạt động, các bệnh liên quan và biện pháp bảo vệ.

Giới thiệu về hệ sinh dục và quản lý sức khỏe sinh sản

Hệ cảm ứng - Giới thiệu, các loại và ứng dụng của hệ thống cảm ứng.

Giới thiệu về hệ xương khớp và các bệnh về xương khớp: Phòng ngừa và chăm sóc hệ xương khớp

Cấu tạo và chăm sóc da: Bảo vệ, chức năng và bệnh lý của hệ da và phương pháp chăm sóc da cơ bản.

Xem thêm...
×