Chương 4. Bằng chứng và cơ chế tiến hóa
Bài 15. Các bằng chứng tiến hóa trang 84, 85, 86 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
Bài 16. Quan niệm của Darwin về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài trang 89, 90, 91 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo Bài 17. Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại trang 92, 93, 94 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo Ôn tập chương 4 trang 101, 102 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạoBài 15. Các bằng chứng tiến hóa trang 84, 85, 86 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
Để chứng minh mọi sinh vật trên Trái Đất đều có chung một nguồn gốc, các nhà khoa học đã dựa trên cơ sở các bằng chứng tiến hóa nào?
15.1
Để chứng minh mọi sinh vật trên Trái Đất đều có chung một nguồn gốc, các nhà khoa học đã dựa trên cơ sở các bằng chứng tiến hóa nào?
15.2
Điền từ/cụm từ thích hợp vào các chỗ trống trong câu sau.
Cơ quan tương đồng là những cơ quan có ...(1)..., nằm ở những vị trí ...(2)... trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng khác nhau.
15.3
Những ví dụ sau đây là đúng hay sai khi nói về các cơ quan nằm ở vị trí tương ứng trên cơ thể sinh vật có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi? Nếu đúng ghi Đ, sai ghi S vào cột tương ứng.
15.4
Có bao nhiêu bằng chứng không phải là bằng chứng giải phẫu so sánh?
(1) Đa số các loài đều sử dụng chung một bộ mã di truyền.
(2) Xương chi dưới của các loài động vật có xương sống phân bố từ trong ra ngoài tương tự nhau.
(3) Sự tương đồng về phát triển phôi của một số loài động vật có xương sống.
(4) Ở các loài động vật có vú, đa số con đực vẫn còn di tích tuyến sữa không hoạt động.
(5) Gai xương rồng và tua cuốn của đậu hà lan đều là biến dạng của lá.
(6) Cá voi còn di tích của xương đai hông, xương đùi và xương chày, hoàn toàn không dính tới cột sống.
А. 1.
В. 3.
C. 4.
D. 5.
15.5
Đối với các dạng hóa thạch của sinh vật, di tích thu được thường là
A. cơ thể sinh vật nguyên vẹn.
B. từng phần của cơ thể.
C. cơ thể sinh vật giữ nguyên hình dạng, màu sắc.
D. cơ thể sinh vật được bảo tồn toàn vẹn.
15.6
Điền từ/cụm từ thích hợp vào các chỗ trống trong câu sau.
Hóa thạch là bằng chứng ...(1)... về lịch sử phát triển của sinh giới, cho thấy các loài đã từng tồn tại và ...(2)... như thế nào theo thời gian.
15.7
Cơ quan thoái hóa là cơ quan
A. phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành.
B. biến mất hoàn toàn.
C. thay đổi cấu tạo phù hợp với chức năng.
D. thay đổi cấu tạo.
15.8
Bằng chứng sinh học phân tử là dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau giữa các loài về
A. cấu tạo trong của các nội quan.
B. các giai đoạn phát triển phôi thai.
C. cấu tạo polypeptide hoặc polynucleotide.
D. đặc điểm sinh học và biến cố địa chất.
15.9
Người và tinh tinh khác nhau nhưng thành phần amino acid ở chuỗi B-hemoglobin như nhau chứng tỏ cùng nguồn gốc, được gọi là
A. bằng chứng giải phẫu so sánh.
B. bằng chứng hóá thạch.
C. bằng chứng tế bào học.
D. bằng chứng sinh học phân tử.
15.10
Cấu trúc của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đều có các thành phần cơ bản nào?
15.11
Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do
A. sự tiến hóá trong quá trình phát triển chung của loài.
B. chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo các hướng khác nhau.
C. chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong những điều kiện giống nhau.
D. thực hiện các chức phận giống nhau.
15.12
Nối mỗi dữ kiện ở cột A với loại bằng chứng tiến hóa ở cột B sao cho phù hợp.
15.13
Vì sao nói cơ quan thoái hóá cũng là cơ quan tương đồng?
15.14
Ví dụ nào dưới đây là minh chứng về cơ quan tương đồng?
A. Gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu hà lan.
B. Mang của loài cá và mang của các loài tôm.
C. Chân của loài chuột chũi và chân của loài dế trũi (Gryllotalpa brachyptera).
D. Gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng.
15.15
Điền từ/cụm ừt thích hợp vào chỗ trống trong câu sau.
Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc những nhóm phân loại khác nhau phản ánh ...(1)...
15.16
Bằng chứng tiến hóa không chứng minh các sinh vật có nguồn gốc chung là
A. cơ quan thoái hoá.
B. sự phát triển phôi giống nhau.
C. cơ quan tương đồng.
D. cơ quan tương tự.
15.17
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cánh của bồ câu và cánh châu chấu là cơ quan tương đồng do có chức năng giống nhau là giúp cơ thể bay.
B. Các cơ quan tương đồng có thể có hình thái, cấu tạo không giống nhau do chúng thực hiện chức năng khác nhau.
C. Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bọ cạp vừa được xem là cơ quan tương đồng, vừa được xem là cơ quan tương tự.
D. Gai của cây hoa hồng là biến dạng của lá, còn gai của cây xương rồng là biến dạng của thân, và do có nguồn gốc khác nhau nên không được xem là cơ quan tương đồng.
15.18
Ở người, những cơ quan nào sau đây được gọi là cơ quan thoái hóá?
(1) Trực tràng. (4) Răng khôn.
A. (2), (3) và (5).
B. (2), (4) và (5).
C. (3), (4) và (5).
D. (4), (5) và (6).
15.19
Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau.
a) Protein của các loài đều được cấu tạo từ ...(1)... loại amino acid.
b) Mỗi loại protein của loài được đặc trưng bởi ...(2)...,...(3)...
15.20
Phân tích tỉ lệ phần trăm các amino acid sai khác nhau trong chuỗi polypeptide a của phân tử Hb ở một số loài động vật có xương sống, người ta thu được kết quả như trong bảng dưới đây.
a) Từ bảng số liệu có thể rút ra được những nhận xét gì về mối quan hệ giữa các loài?
b) Hãy vẽ sơ đồ cây phát sinh chủng loại phản ánh quan hệ nguồn gốc giữa các loài nói trên.
15.21
Trình tự các nucleotide trong mạch mang mã gốc của một đoạn gene mã hóá cấu trúc của nhóm enzyme dehydrogenase ở người và các loài vượn người như sau:
Người: -CGA-TGT-TGG-GTT-TGT-TGG- Tinh tinh: -CGT-TGT-TGG-GTT-TGT-TGG-
Gorila: -CGT-TGT-TGG-GTT-TGT-TAT-
Đười ươi: -TGT-TGG-TGG-GTC-TGT-GAT-
a) Từ trình tự nucleotide nêu trên có thể rút ra được những nhận xét gì về mối quan hệ giữa loài người với các loài vượn người?
b) Hãy vẽ sơ đồ cây phát sinh chủng loại phản ánh quan hệ nguồn gốc giữa các loài nói trên.
15.22
Bạn A đọc sách thấy thông tin "Cơ quan thoái hóá cũng là cơ quan tương đồng". Bạn A thắc mắc: Các cơ quan tương đồng ở động vật là những cơ quan có khả năng thực hiện những chức năng nhất định, còn các cơ quan thoái hóa thì không còn thực hiện chức năng nữa. Vậy dựa vào cơ sở nào để chứng minh mối quan hệ đó? Em sẽ giải thích cho bạn A như thế nào?
15.23
Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi.
Cánh sâu bọ và cánh dơi; mang cá và mang tôm; chân chuột chũi và chân dế dũi; gai cây hoàng liên (biến dạng của lá) và gai cây hoa hồng (do sự phát triển của biểu bì thân) là những ví dụ về cơ quan tương tự.
a) Các cơ quan tương tự có nguồn gốc phát triển chung hay riêng?
b) Cơ quan tương tự được định nghĩa như thế nào?
c) Vì sao nói tương đồng và tương tự là hai hiện tượng trái ngược nhau?
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365