Giải SBT Giáo dục công dân 9 Cánh diều
Bài 1. Sống có lí tưởng - SBT Giáo dục công dân 9 Cánh diều
Bài 2. Khoan dung - SBT Giáo dục công dân 9 Cánh diều Bài 3. Tích cực tham gia hoạt động cộng đồng - SBT Giáo dục công dân 9 Cánh diều Bài 4. Khách quan và công bằng - SBT Giáo dục công dân 9 Cánh diều Bài 5. Bảo vệ hòa bình - SBT Giáo dục công dân 9 Cánh diều Bài 6. Quản lí thời gian hiệu quả - SBT Giáo dục công dân 9 Cánh diều Bài 7. Thích ứng với thay đổi - SBT Giáo dục công dân 9 Cánh diều Bài 8. Tiêu dùng thông minh - SBT Giáo dục công dân 9 Cánh diều Bài 9. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí - SBT Giáo dục công dân 9 Cánh diều Bài 10. Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế - SBT Giáo dục công dân 9 Cánh diềuBài 1. Sống có lí tưởng - SBT Giáo dục công dân 9 Cánh diều
Thế nào là sống có lí tưởng? Em hãy nêu một số biểu hiện của sống có lí tuởng.
Câu 1
Trả lời câu hỏi Câu 1 trang 5 sách bài tập GDCD 9 Cánh diều
Thế nào là sống có lí tưởng? Em hãy nêu một số biểu hiện của sống có lí tuởng.
Câu 2
Trả lời câu hỏi Câu 2 trang 5 sách bài tập GDCD 9 Cánh diều
Vì sao phải sống có lí tưởng?
Câu 3
Trả lời câu hỏi Câu 3 trang 5 sách bài tập GDCD 9 Cánh diều
Học sinh cần làm gì để trở thành người sống có lí tưởng?
Câu 4
Trả lời câu hỏi Câu 4 trang 6 sách bài tập GDCD 9 Cánh diều
Phân tích ý nghĩa của các câu sau:
a. Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống.
(Lép Tôn-xtôi)
b. Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng.
(Theo Nguyễn Phú Trọng, Phát biểu tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc, ngày 24/11/2021)
c. Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường.
(Di-đơ-rô)
Câu 5 - Câu a
Trả lời câu hỏi a) trang 6 sách bài tập GDCD 9 Cánh diều
Sống có lí tưởng được hiểu là việc mỗi người
A.biết theo đuổi sự giàu có và quyền lực.
B. thường đặt mục tiêu cá nhân lên trên hết.
C. phấn đấu để đạt được mục đích cao đẹp.
D. luôn tìm kiếm sự quan tâm từ người khác.
Câu 5 - Câu b
Trả lời câu hỏi b) trang 6 sách bài tập GDCD 9 Cánh diều
Biểu hiện nào dưới đây mô tả đúng về người sống có lí tưởng?
A. Sống đúng chuẩn mực xã hội mà không cần tới niềm vui cá nhân.
B. Thực hiện mục tiêu cá nhân và chỉ hành động vì lợi ích của bản thân.
C. Đạt được sự cân bằng giữa hạnh phúc cá nhân và đóng góp xã hội.
D.Hoàn thiện bản thân bằng việc mong chờ sự hỗ trợ từ người khác.
Câu 5 - Câu c
Trả lời câu hỏi c) trang 6 sách bài tập GDCD 9 Cánh diều
Người sống có lí tưởng sẽ được xã hội công nhận và mọi người tôn vinh là nhận định thể hiện
A. nội dung của sống có lí tưởng.
B. ý nghĩa của sống có lí tưởng.
C. vai trò của sống có lí tuởng.
D. đặc điểm của sống có lí tưởng.
Câu 5 - Câu d
Trả lời câu hỏi d) trang 6 sách bài tập GDCD 9 Cánh diều
Khi sống có lí tưởng, con người sẽ
A. không phải đối mặt với những khó khǎn.
B. tìm kiếm được mục tiêu trong cuộc sống.
C. kiến tạo ra được một thế giới hoàn hảo.
D. giảm thiểu được mọi áp lực từ xã hội.
Câu 5 - Câu e
Trả lời câu hỏi e) trang 6 sách bài tập GDCD 9 Cánh diều
Để thực hiện lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay, học sinh cần tránh hành động nào dưới đây?
A. Theo đuổi đam mê và thực hiện ước mơ của mình bằng mọi cách.
B. Tham gia vệ sinh môi trường và các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.
C. Chủ động vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống.
D. Lập kế hoạch phấn đấu và rèn luyện bản thân vì ngày mai lập nghiệp.
Câu 6
Trả lời câu hỏi Câu 6 trang 7 sách bài tập GDCD 9 Cánh diều
Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a, b, c, d. Giải thích vì sao.
Ngày 22/10/1966. Hết năm ngày học chính trị rồi. Mình ra về với bao điều lâng lâng. Trở về đơn vị thì lại tiếp tục đi phục vụ diễn tập. Nếu ai hỏi rằng: “Một ngày qua bạn đã làm gì?”. Tôi sẽ kiêu hãnh mà trả lời: “Tôi đã tận tâm, tận lực từng ngày, từng giờ phục vụ cho cách mạng. Cho ngày thống nhất đất nước đến gần.”. Mình còn phải làm và làm nhiều hơn nữa. Làm mãi để cho Tổ quốc nở hoa. Đất nước mau thống nhất và hạnh phúc sẽ đến với toàn dân, trong đó có cả mình.
(Theo Khát vọng sống và yêu, Nhật ký liệt sĩ Bùi Kim Dinh, NXB Thanh niên, 2011, trang 299)
a. Sau khi hoàn thành năm ngày học chính trị, nhân vật trong thông tin cảm thấy hạnh phúc với những gì mình đã đạt được.
b. Sự tận tâm và tận lực phục vụ của nhân vật trong thông tin chỉ là biểu hiện của việc chịu đựng khó khǎn, gian khổ.
c. Nhân vật trong thông tin kiêu hãnh vì đã làm đầy đủ mọi việc để đạt được mục tiêu phục vụ cách mạng và thống nhất đất nước.
d. Việc cảm thấy hạnh phúc khi đất nước thống nhất mà không đặt trọng tâm vào hạnh phúc cá nhân là biểu hiện của sống có lí tưởng.
Câu 7
Trả lời câu hỏi Câu 7 trang 8 sách bài tập GDCD 9 Cánh diều
Em đồng ý hoặc không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao?
A. Sống có lí tưởng là sống có ước mơ và tìm mọi cách để đạt được ước mơ.
B. Nên xác định lí tưởng cho bản thân để kiên trì phấn đấu theo lí tưởng đó.
C. Người sống có lí tưởng là người luôn mưu cầu cuộc sống ấm no,vui vẻ.
D. Sống có lí tưởng sẽ luôn mang lại niềm vui cho mọi người xung quanh.
E. Trong mọi trường hợp, tuyệt đối không thay đổi lí tưởng sống của mình.
Câu 8
Trả lời câu hỏi Câu 8 trang 8 sách bài tập GDCD 9 Cánh diều
Những suy nghĩ, hành động, việc làm của chủ thể nào dưới đây thể hiện lí tưởng sống đúng đắn của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay? Giải thích vì sao.
a. Bạn P rất thích tham gia các hoạt động tình nguyện và từ thiện. P đã thành lập câu lạc bộ “Những người bạn nhỏ” để giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khǎn.
b. Bạn H cho rằng thanh niên thời đại 4.0 chỉ cần học tập, trang bị cho mình nhiều kiến thức là đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động đang thay đổi.
c. Anh K rất say mê nghiên cứu, chế tạo, anh đã chế tạo một chiếc xe tải cũ thành một thư viện lưu động để mang sách đọc đến cho người dân ở các vùng sâu, vùng xa.
d. Chị H thường nói với các con của mình rằng, trở thành người có trí tuệ là lí tưởng sống mà nhiều người theo đuổi, điều này không liên quan gì đến sở thích và đam mê của cá nhân.
Câu 9
Trả lời câu hỏi Câu 9 trang 9 sách bài tập GDCD 9 Cánh diều
Hành động, biểu hiện nào trong những hình ảnh dưới đây thể hiện lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay? Em hãy viết lời giải thích theo từng ảnh.
Câu 10
Trả lời câu hỏi Câu 10 trang 9 sách bài tập GDCD 9 Cánh diều
Đọc thông tin, liệt kê biểu hiện của lí tưởng sống và những việc thanh niên Việt Nam cần làm để thực hiện lí tưởng sống đó theo gợi ý trong bảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Thanh niên à những chủ nhân tương lai, là thế hệ trẻ của đất nước, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội.”. Người còn căn dặn: “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thể nào cho lợi ích nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hi sinh, phấn đấu chừng nào?”.
Thực hiện lời Bác dạy, có không ít thanh niên ngày đếm miệt mài phấn đấu và đã đạt được nhiều thành tích trên mọi lĩnh vực. Có những việc làm tuy nhỏ nhưng thể hiện tinh thần, lối sống có trách nhiệm của thanh niên như nhặt được của rơi đã đăng tin để tìm người trả lại. Có những thanh niên sẵn sàng từ bỏ nơi làm việc thuận lợi để đến vùng cao với quyết tâm giúp đồng bào khó khăn. Không chỉ sống có trách nhiệm, có tình có nghĩa, một số thanh niên còn anh dũng, sẵn sàng hi sinh tính mạng để cứu người, đầu tranh với cái xấu. Đó là những thanh niên sống đẹp, sống có ích, biết cóng hiến cho xã hội, cho đất nước.
(Theo Nguyễn Khoa Huy, Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, số 41,2019, trang 99-102)
Biểu hiện của lí tưởng sống |
Những việc cần thực hiện |
|
|
|
|
|
|
|
|
Câu 11
Trả lời câu hỏi Câu 11 trang 10 sách bài tập GDCD 9 Cánh diều
Phân tích suy nghĩ, hành động của các nhân vật trong từng trường hợp dưới đây để chứng minh những nhân vật đó sống có lí tưởng.
Trường hợp 1. Anh H còn trẻ nhưng đã đảm đương chức vụ Trưởng phòng kĩ thuật và được giao nhiều trọng trách quan trọng của công ty. Trong công việc và cuộc sống, H luôn đặt mục đích rất rõ ràng. Với H, đứng trước những thách thức, khó khăn, trở ngại nếu không có kế hoạch và lòng quyết tâm cao thì có khi cả cuộc đời không thể bước qua. Song nếu luôn mạnh mẽ, dám tư duy độc lập, dám thay đổi chính bản thân mình thì chắc chắn thành công sẽ đến. H nói với đồng nghiệp: Công ty luôn đặt ra yêu cầu sáng tạo ngày càng cao, nghĩa là càng ngày mục tiêu càng khó, càng có nhiều yêu cầu khắt khe, do đó chúng ta cần phải cố gắng nhiều hơn để thực hiện mục tiêu mà mình theo đuổi, đó là trách nhiệm, đồng thời cũng là lẽ sống của những người trẻ tuổi chúng ta.
Trường hợp 2. Minh Anh, học sinh lớp 9 rất năng động và đam mê công nghệ thông tin. Minh Anh coi học tập là ưu tiên hàng đầu nên luôn cố gắng để đạt kết quả tốt. Yêu thích công nghệ thông tin, Minh Anh đặt mục tiêu sẽ theo đuổi ngành nghề này và luôn tin đây là lĩnh vực sẽ tạo ra sự thay đổi tích cực cho cuộc sống của cá nhân và xã hội. Không chỉ chú trọng vào học tập, Minh Anh nhận thức rằng cuộc sống cần có sự cân bằng giữa học tập và rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện các kĩ năng cần thiết. Với Minh Anh, những hành động nhỏ có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong cuộc sống cùa người khác và làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn, do đó Minh Anh tham gia tích cực vào các hoạt động công đồng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và hi vọng mình sẽ trở thành một người có ích cho xã hội.
Trường hợp 3. Từ nhỏ, An mơ ước được làm phi công, khi nghe An say sưa nói về ước mơ của mình, mọi người đều cho rằng đó chỉ là những mơ mộng nhất thời. Riêng Minh (bạn thân của An) thì hiểu, trở thành phi công không những là ước mơ mà còn là mục tiêu mà An không bao giờ từ bỏ. An nói với Minh kế hoạch để thực hiện ước mơ, Minh nêu ra những khó khăn, trở ngại mà An sẽ phải đối mặt. Một ngày, An nói với bố mẹ: Con đã tìm hiểu rất kĩ về nghề phi công, con quyết tâm theo đuổi và mong bố mẹ ủng hộ, giúp đỡ về các khoản chi phí học tập. Sau một thời gian kiên trì, nỗ lực học tập, rèn luyện sức khoẻ, cùng với sự khích lệ, hỗ trợ từ gia đình, An đã chính thức trở thành phi công lái chính khi tròn 24 tuổi.
Câu 12
Câu 12 trang 11 sách bài tập GDCD 9: Đọc câu chuyện
Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng, quê ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Anh là một thành viên trong nhóm thiếu niên tiền phong Việt Nam được trang bị kiến thức và huấn luyện về nhiệm vụ cách mạng Việt Nam. Nǎm 1931, trong một cuộc mít tinh, kêu gọi quần chúng đứng lên đánh đổ thực dân Pháp, Lý Tự Trọng đã rút súng bắn chết tên mật thám để cứu thoát đồng chí diễn thuyết, anh đã bị bắt. Đứng trước toà án của kẻ thù, Lý Tự Trọng không hề run sợ, anh đã dõng dạc tuyên bố:“Tôi hành động có suy nghĩ, tôi hiểu việc tôi làm, làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi trưởng thành thật, nhưng tôi đã đủ trí khôn để hiểu con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng chứ không thể có con đường nào khác.”. Câu nói ấy đã là lời tuyên thệ của thế hệ thanh niên Việt Nam đầu tiên được giác ngộ lí tưởng cộng sản, đã thôi thúc lớp thanh niên lên đường đấu tranh tiếp bước cha anh. Hành động quả cảm và chí khí bất khuất của Lý Tự Trọng đã trở thành biểu tượng thiêng liêng, cao đẹp trong lòng các thế hệ đoàn viên, thanh niên.
(Theo Trần Thông, Tạp chí Thanh niên, số 39, năm 2015)
Trả lời câu hỏi b) trang 11 sách bài tập GDCD 9 Cánh diều
Câu nói của Lý Tự Trọng có ý nghĩa như thế đối với các thế hệ thanh niên Việt Nam?
Câu 13
Câu 13 trang 12 sách bài tập GDCD 9:
: Buổi học nhóm của các học sinh lớp 9A bỗng nhiên trở nên sôi nổi khi M và H tranh luận với nhau về lí tưởng sống của thanh niên hiện nay.M phát biểu, thanh niên chỉ nên tập trung vào học tập và rèn luyện để cónhiều cơ hội tốt trong tương lai, thành công của mỗi người thể hiện ở danh vọng, tiền bạc và sự tôn vinh của xã hội. H phản đối ý kiến của M, theo H, nếu ai cũng chỉ nghĩ đến sự thành công của riêng mình thì những công việc chung của xã hội sẽ ra sao. Thanh niên cần có tình yêu và trách nhiệm với cộng đồng, cần tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, làm những điều có ý nghĩa, vì lợi ích của mọi người.
Trả lời câu hỏi a) trang 12 sách bài tập GDCD 9 Cánh diều
Em có nhận xét gì về ý kiến của hai bạn M và H?
Câu 13
Câu 13 trang 12 sách bài tập GDCD 9
Buổi học nhóm của các học sinh lớp 9A bỗng nhiên trở nên sôi nổi khi M và H tranh luận với nhau về lí tưởng sống của thanh niên hiện nay.M phát biểu, thanh niên chỉ nên tập trung vào học tập và rèn luyện để cónhiều cơ hội tốt trong tương lai, thành công của mỗi người thể hiện ở danh vọng, tiền bạc và sự tôn vinh của xã hội. H phản đối ý kiến của M, theo H, nếu ai cũng chỉ nghĩ đến sự thành công của riêng mình thì những công việc chung của xã hội sẽ ra sao. Thanh niên cần có tình yêu và trách nhiệm với cộng đồng, cần tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, làm những điều có ý nghĩa, vì lợi ích của mọi người.
Trả lời câu hỏi b) trang 12 sách bài tập GDCD 9 Cánh diều
Nếu tham gia cuộc tranh luận đó, em sẽ phát biểu như thế nào? Giải thích phát biểu đó.
Câu 14
Trả lời câu hỏi Câu 14 trang 12 sách bài tập GDCD 9 Cánh diều
Bạn P ước mơ trở thành một nhà văn nổi tiếng. Cứ nghĩ đến việc những cuốn sách mang tên mình được đặt trên các kệ sách, được giới thiệu trên chương trình “Sách hay thay đổi cuộc đời” của VTV là P cảm thấy hạnh phúc. P thường nói với K rằng, ước mơ đó chính là mục đích, là lí tưởng sống của mình. Nghe P chia sẻ, K nghĩ, nền tảng ngôn ngữ của P khá tốt nhưng suốt ngày chỉ thấy cậu ấy mải mê với các hoạt động giải trí, thời gian quý báu thì chủ yếu dành vào việc chơi điện tử, lướt web, có mấy khi thấy chú tâm vào học tập, viết lách đâu, không biết cậu ấy sẽ thực hiện ước mơ bằng cách nào?
Em có nhận xét gì về suy nghĩ và hành động của P? Nếu là K, em sẽ nói với P như thế nào?
Câu 15
Trả lời câu hỏi Câu 15 trang 13 sách bài tập GDCD 9 Cánh diều
Tìm hiểu và giới thiệu về một tấm gương thanh niên/học sinh sống có lí tưởng theo gợi ý:
Câu 16
Trả lời câu hỏi Câu 16 trang 13 sách bài tập GDCD 9 Cánh diều
Viết một bài luận ngắn thể hiện quan điểm của bản thân về những ý kiến sau:
a. Để đóng góp cho sự phát triển của đất nước, thanh niên Việt Nam hiện nay nên tập trung vào việc học tập và phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên, những áp lực trong học tập và công việc có thể làm mất đi sự tự do và niềm vui trong cuộc sống của chính họ.
b. Học sinh hiện nay cần phải có tình yêu và lòng tự hào về dân tộc, hiểu về lịch sử, văn hoá, truyền thống của đất nước và sẵn sàng bảo vệ, gìn giữ những giá trị này, ngay cả khi điều đó đòi hỏi họ phải hi sinh.
Câu 18
Trả lời câu hỏi Câu 18 trang 13 sách bài tập GDCD 9 Cánh diều
Hãy nêu lí tưởng sống của bản thân và viết ra những việc đã làm được/chưa làm được để thực hiện lí tưởng đó. Đề xuất cách khắc phục những việc chưa làm được.
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365