Chủ đề 9. Một số vấn đề cơ bản của pháp luật quốc tế - SBT KTPL 12 Chân trời sáng tạo
Theo Công pháp quốc tế, dân cư được chia thành mấy bộ phận?
Câu 1
Theo Công pháp quốc tế, dân cư được chia thành mấy bộ phận?
A. Một.
B. Hai.
C. Ba.
D. Bốn.
Câu 2
Chế độ pháp lí dành cho người nước ngoài cư trú tại quốc gia hữu quan bao gồm những chế độ nào?
A. Chế độ đãi ngộ quốc gia, chế ngộ đãi ngộ tối huệ quốc, chế độ đãi ngộ ưu đãi.
B. Chế độ đãi ngộ quốc gia, chế ngộ đãi ngộ tối huệ quốc, chế độ đãi ngộ đặc biệt.
C. Chế độ đãi ngộ theo tập quán quốc tế, chế ngộ đãi ngộ tối huệ quốc, chế độ đãi ngộ đặc biệt.
D. Chế độ đãi ngộ quốc gia, chế ngộ đãi ngộ không phân biệt, chế độ đãi ngộ đặc biệt.
Câu 3
Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam có nghĩa vụ
A. phải tuân theo pháp luật, tập quán quốc tế.
B. phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
C. phải tuân theo pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.
D. phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật quốc gia người đó mang quốc tịch.
Câu 4
Yêu cầu được cư trú chính trị là quyền của chủ thể nào?
A. Quyền của Nhà nước.
B. Quyền của các tổ chức quốc tế.
C. Quyền của bất kì cá nhân nào.
D. Quyền của bất kì pháp nhân nào.
Câu 5
Lãnh thổ quốc gia bao gồm những bộ phận nào?
A. Vùng đất, vùng nước, vùng trời.
B. Vùng đất, vùng nước, vùng trời và vùng lòng đất.
C.Vùng đất, vùng nước, vùng trời thuộc chủ quyền quốc gia.
D.Vùng đất, vùng nước, vùng trời và vùng lòng đất thuộc chủ quyền quốc gia.
Câu 6
Biên giới quốc gia được xác định bằng
A. pháp luật của quốc gia hữu quan, tập quán quốc tế và điều ước quốc tế.
B. điều ước quốc tế mà quốc gia hữu quan tham gia kí kết.
C. tập quán quốc tế, pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia hữu quan.
D. điều ước quốc tế mà quốc gia hữu quan kí kết hoặc gia nhập và pháp luật của quốc gia đó.
Câu 7
Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Biên giới quốc gia năm 20033
A. Qua lại trái phép biên giới quốc gia.
B. Làm xê dịch dòng chảy của suối biên giới.
C. Vận chuyển hàng hoá qua biên giới quốc gia.
D. Phá hoại công trình biên giới quốc gia.
Câu 8
Nhận định nào dưới đây sai?
A. Người nước ngoài được hưởng chế độ ưu đãi đặc biệt sẽ được miễn trừ các nghĩa vụ pháp lí theo pháp luật quốc gia sở tại.
B. Người không quốc tịch thì không được hưởng chế độ ưu đãi quốc gia.
C. Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam thì phải hoạt động đúng mục đích được cấp theo thị thực nhập cảnh.
D. Bảo hộ công dân là nghĩa vụ của quốc gia mà người đó mang quốc tịch.
E. Người theo đuổi những mục đích đê hèn, trái với Hiến chương Liên hợp quốc thì không có quyền cư trú chính trị.
G. Quốc gia có chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối đối với lãnh thổ quốc gia mình,
H. Biên giới quốc gia được xác định trên bản đồ và đánh dấu trên thực địa. Quốc gia có chủ quyền tuyệt đối đối với khu vực lãnh hải của quốc gia mình. K. Các quốc gia khác không có quyền thăm dò, nghiên cứu tại vùng biển thuộc quyền chủ quyền của quốc gia hữu quan.
L. Quy chế pháp lí đối với khu vực nội thuỷ được xác định tương tự như lãnh thổ đất liền của quốc gia hữu quan.
M. Vùng biển thuộc quyền chủ quyền của các quốc gia là hoàn toàn riêng biệt, không có sự chồng lấn.
Câu 9
Hãy đọc các nội dung sau và đánh dấu X vào ô phù hợp với Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia; các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia.
Câu 10
Hãy cho biết các nhận định dưới đây là đúng hay sai. Vì sao?
a. Người không quốc tịch thì không được hưởng chế độ bảo hộ công dân.
b. Người nước ngoài được miễn trừ nghĩa vụ dân sự nếu vi phạm pháp luật dân sự tại Việt Nam.
c. Lãnh thổ thuộc vùng trời của quốc gia được xác định bằng tập quán quốc tế.
d. Người nước ngoài được làm việc, học tập ở mọi lĩnh vực tại quốc gia mà họ cư trú.
e. Quốc gia buộc phải thừa nhận quyền qua lại vô hại tại vùng nội thuỷ của nước mình.
g. Thềm lục địa thuộc chủ quyền thiêng liêng, tuyệt đối của quốc gia ven biển theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Câu 11
Hãy đọc các trường hợp sau để trả lời câu hỏi.
Anh W (Quốc tịch nước Q) nhập cảnh vào Việt Nam và cư trú tại một chung cư trên địa bàn phường M, quận H. Trong thời gian đó, W đã lắp đặt các thiết bị ghi lại thông tin thẻ ở một số cây ATM đánh cắp thông tin, làm giả thẻ và rút tiền từ tài khoản ngân hàng của các nạn nhân. Bằng thủ đoạn này, đối tượng đã chiếm đoạt được số tiền lên đến 500 triệu đồng. Nhận được đơn trình báo của một số nạn nhân, Cơ quan công an quận H đã tiến hành điều tra, bắt giữ W và xử lí theo quy định pháp luật Việt Nam.
Em hãy lí giải về khía cạnh chế độ pháp lí áp dụng đối với W trong trường hợp trên?
Câu 12
Trong trường hợp của anh W (quốc tịch nước Q) cư trú tại Việt Nam và thực hiện hành vi phạm tội, khía cạnh chế độ pháp lý áp dụng đối với W có thể được phân tích như sau:
1. Chế độ pháp lý đối với người nước ngoài
Người nước ngoài khi cư trú tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, bao gồm cả các quy định về hình sự. Điều này có nghĩa là anh W sẽ không được miễn trừ trách nhiệm hình sự chỉ vì là người nước ngoài.
2. Việc áp dụng pháp luật Việt Nam
- Vi phạm pháp luật hình sự: Hành vi của W, cụ thể là lắp đặt thiết bị ghi lại thông tin thẻ ATM để chiếm đoạt tài sản của người khác, là hành vi phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam.
- Cơ quan công an quận H có quyền bắt giữ và xử lý W theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam. Việc điều tra, bắt giữ và xử lý W phải tuân theo quy trình pháp lý, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của W, nhưng vẫn phải xử lý theo luật pháp Việt Nam vì hành vi phạm tội diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam.
3. Các quy định quốc tế
Nếu W là công dân của một quốc gia có hiệp định dẫn độ với Việt Nam, có thể anh ta sẽ phải đối mặt với các quy trình dẫn độ theo quy định của hiệp định. Tuy nhiên, trong trường hợp này, việc xử lý tội phạm xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam là ưu tiên hàng đầu.
Câu 13
Hãy đọc các nội dung sau và đánh dấu X vào ô tương ứng.
Câu 14
Hãy nêu một số hành động mà em cho là phù hợp với Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia; các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia và lí giải vì sao.
Câu 15
Em hãy thực hiện một sản phẩm tuyên truyền (tranh, tờ rơi, phiếu thông tin,..) có nội dung liên quan đến vùng chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên đất liền hoặc trên biển và chia sẻ cùng các bạn trong lớp.
Câu 16
Em hãy thực hiện một bản đồ tư uy về nội dung của Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ, biên giới quốc gia; các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia và trình bày trước lớp.
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365