Đề ôn tập học kì 1 Ngữ văn 12
Đề số 12 - Đề kiểm tra học kì 1 - Ngữ văn 12
Đề số 13 - Đề kiểm tra học kì 1 - Ngữ văn 12 Đề số 14 - Đề kiểm tra học kì 1 - Ngữ văn 12 Đề số 15 - Đề kiểm tra học kì 1 - Ngữ văn 12 Đề số 16 - Đề kiểm tra học kì 1 - Ngữ văn 12 Đề số 17 - Đề kiểm tra học kì 1 - Ngữ văn 12 Đề số 18 - Đề kiểm tra học kì 1 - Ngữ văn 12 Đề số 11 - Đề kiểm tra học kì 1 - Ngữ văn 12 Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 1 - Ngữ văn 12 Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 1 - Ngữ văn 12 Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 1 - Ngữ văn 12 Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 1 - Ngữ văn 12 Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 1 - Ngữ văn 12 Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 1 - Ngữ văn 12 Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 1 - Ngữ văn 12 Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 1 - Ngữ văn 12 Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 1 - Ngữ văn 12 Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 1 - Ngữ văn 12 Tổng hợp 20 đề thi học kì 1 Văn 12 có đáp ánĐề số 12 - Đề kiểm tra học kì 1 - Ngữ văn 12
Đề bài
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Trong lớp học vẽ, hai mươi sinh viên cùng vẽ một người mẫu, kết quả được hai mươi bức họa khác nhau, vừa có phần giống người mẫu, vừa giống người vẽ. Cho họ vẽ một lần nữa, lại được những bức họa khác. Điều đó chứng tỏ không ai suy nghĩ giống ai và không ai có thể lặp lại y như trước. Trong hàng trăm, hoặc hàng ngàn họa sĩ, có thể xuất hiện một người mà chúng ta công nhận là danh họa. Anh ta vừa là một cá nhân duy nhất, vừa có thể tạo ra những tác phẩm mang tính phổ quát, quyến rũ lòng người. Rồi một ngày nào đó, danh họa đó cũng trở nên cũ kỹ. Một họa sĩ mới và một phong cách mới ra đời. Việc đời đại loại cũng như vậy, như dòng sông chảy mãi không ngừng.
(Trích Nghệ thuật ngày thường, Phan Cẩm Thường, NXB Phụ nữ, 2008, tr.431)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm)
Câu 2. Theo tác giả Phan Cẩm Thượng, họa sĩ được công nhận là danh họa có đặc điểm như thế nào? (0,5 điểm)
Câu 3. Xác định câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích trên. (1,0 điểm)
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao? (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích trong phần Đọc – hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc sáng tạo cái mới trong cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích sau:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương
(Trích Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.155)
Mẹo tìm đáp án nhanh
Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365