Trò chuyện
Bật thông báo
Click Tắt thông báo để không nhận tin nhắn cho đến khi bạn Bật thông báo
Tôi:
Biểu tượng cảm xúc
😃
☂️
🐱

Đề số 16 - Đề kiểm tra học kì 1 - Ngữ văn 12

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

    Mới đây, các giáo sư tâm lý học ở trường Đại học York và Toronto (Canada) đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn.

    Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại, những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc.

    Sau khi đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ em được đọc nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn, thậm chí trở thành đứa trẻ được yêu mến nhiều nhất trong nhóm bạn.

     Đọc một “nội dung sâu sắc” khác với cách đọc “mì ăn liền” của chúng ta khi lướt qua các trang mạng. Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là việc ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại.

     Theo các nhà tâm lý học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầm quan trọng đối với mỗi cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn những công trình lịch sử hay những tác phẩm nghệ thuật quý giá. Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng”.

(Trích Đọc sách văn học giúp chúng ta thông minh hơn,

Theo http://dantri.com.vn ngày 12/8/2016)

Câu 1. Xác định câu nêu ý khái quát của đoạn trích.

Câu 2. Anh (chị) hiểu ý kiến sau như thế nào: Theo các nhà tâm lý học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầm quan trọng đối với cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn những công trình lịch sử hay những tác phẩm nghệ thuật quý giá.

Câu 3. Dựa vào đoạn trích để giải thích vì sao có thể nói: Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng”.

Câu 4. Từ đoạn trích, anh (chị) hãy rút ra bài học cho bản thân.  

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến được nêu trong đoạn trích (phần I): Hiện tại việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là việc ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại.

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích đoạn thơ sau, trích trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:

- Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

 

- Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng bên dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân ly

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…

(Việt Bắc - Tố Hữu)


Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + baitap365" Ví dụ: "Bài 5 trang 13 SGK Vật lí 12 baitap365

Học tập cùng Learn Anything
Chủ đề:

Khái niệm về biến dạng, định nghĩa và cách đo lường biến dạng trong vật lý. Biến dạng là sự thay đổi hình dạng, kích thước và cấu trúc của vật thể dưới tác động của lực. Có nhiều loại biến dạng như cơ, nhiệt, điện và từ. Hiểu rõ về biến dạng giúp phân tích và dự đoán hành vi của vật thể, thiết kế cấu trúc an toàn và đáng tin cậy, và nghiên cứu vật liệu mới. Cách đo lường biến dạng phụ thuộc vào loại biến dạng và có thể sử dụng các thiết bị đo như thước đo, máy đo độ căng, nhiệt kế, cảm biến nhiệt độ, thiết bị đo điện trở, dòng điện hoặc từ trường.

Khái niệm về nứt gãy, định nghĩa và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành của nó. Nứt gãy là hiện tượng phổ biến khi vật liệu bị căng thẳng vượt quá giới hạn chịu đựng, dẫn đến hình thành các rạn nứt trên bề mặt. Việc hiểu về nứt gãy quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau để dự đoán và phòng tránh sự cố nứt gãy. Nếu không quản lý tốt, nứt gãy có thể gây suy yếu cấu trúc, mất an toàn và gây tai nạn.

Ứng dụng thực tế trong đời sống và công nghiệp

Khái niệm về ép khuôn - Định nghĩa và vai trò trong sản xuất đồ gốm, cao su, nhựa và các sản phẩm khác.

Phụ kiện điện tử: Khái niệm, vai trò và các loại phụ kiện điện tử

Khái niệm về chi tiết nhựa

Khái niệm về nén bột: Định nghĩa và cách thức thực hiện nén bột | Các loại máy nén bột: Máy nén bột tĩnh, máy nén bột xoay và máy nén bột dạng viên | Nguyên lý hoạt động của máy nén bột: Giai đoạn chuẩn bị, nén và giải nén | Các ứng dụng của nén bột: Sản xuất thuốc, đồ uống, thực phẩm và các sản phẩm công nghiệp.

Sản phẩm gốm sứ - Định nghĩa, loại và ứng dụng trong đời sống hàng ngày, văn hoá và công nghiệp. Nguyên liệu, quy trình sản xuất và các công nghệ sản xuất gốm sứ.

Khái niệm về đồ gốm, định nghĩa và lịch sử phát triển của nghề gốm.

Đúc kim loại: Định nghĩa, vai trò và phương pháp đúc kim loại. Tổng quan về quy trình đúc kim loại và các vật liệu phổ biến như gang, nhôm và đồng.

Xem thêm...
×